Người phụ nữ đi đại tiện ra máu
Nữ bệnh nhân ở Vĩnh Long nhập viện trong tình trạng đại tiện ra máu đỏ tươi nhiều lần và được chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa trên.
Sáng 23/9, bác sĩ Phạm Thanh Phong, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, cho biết đơn vị này vừa điều trị thành công cho nữ bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa trên, mức độ nặng bằng phương pháp can thiệp nội mạch.
Đó là bà Nguyễn Thị Bé (66 tuổi, ngụ huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long). Hiện bà ổn định, chuẩn bị xuất viện.
Bà Bé nhập viện chiều 16/9 trong tình trạng đại tiện ra máu đỏ tươi nhiều lần. Qua nội soi đại tràng, bác sĩ thấy toàn bộ đại trực tràng có nhiều máu đỏ tươi nhưng bơm rửa không thấy tổn thương. Nội soi dạ dày tá tràng xác định bệnh nhân viêm trào ngược thực quản độ A, loét nông hành tá tràng.
Video đang HOT
Bác sĩ thăm khám cho bà Bé. Ảnh: T.P.
Sau khi chẩn đoán bà Bé xuất huyết tiêu hóa trên, mức độ nặng, đang tiến triển nhưng chưa rõ nguyên nhân, bác sĩ đã chụp và can thiệp nội mạch. Đây là phương pháp xâm lấn tối thiểu nhưng hiệu quả tốt nhất. Từ đây, bác sĩ phát hiện hình ảnh thoát mạch xuất phát từ động mạch vị tá tràng.
Tại điểm thoát mạch, bác sĩ tắc lại bằng keo Histoacryl và Lipiodol. Sau 45 phút thực hiện thủ thuật, sức khỏe bệnh nhân ổn định.
Theo bác sĩ Phong, xuất huyết tiêu hóa trên như trường hợp của bà Bé là một cấp cứu nội ngoại khoa thường gặp, có thể đe dọa đến tính mạng. Loại xuất huyết này xảy ra nhiều gấp 4 lần so với xuất huyết tiêu hóa dưới. Đây là nguyên nhân chính gây ra nhiều biến chứng khiến bệnh nhân tử vong.
Động mạch vị tá tràng là một nhánh của động mạch gan chung, có nhiệm vụ cung cấp máu chính cho phần môn vị của dạ dày, đoạn gần tá tràng và đầu tụy. Do vị trí đặc biệt gần thành trước của hành tá tràng, động mạch vị tá tràng là một trong những nguyên nhân quan trọng của xuất huyết tiêu hóa trên, chủ yếu là thứ phát do bệnh loét dạ dày và các khối u xâm lấn ác tính, vỡ túi phình dị dạng, loạn sản mạch, dieulafoy, viêm loét.
4 khía cạnh mẹ sau sinh có thể nhìn vào để đánh giá trẻ đã bú no hay chưa
Nếu mẹ vẫn còn thắc mắc không biết con đã bú no hay chưa thì có thể nhìn vào 4 khía cạnh dưới đây để đánh giá.
1. Quan sát nước tiểu và phân của trẻ
Trẻ đi tiểu ngay sau khi sinh, có thể đi tiểu trên 6 lần/ngày trong ba ngày đầu sau sinh. Mẹ quan sát nước tiểu có màu vàng nhạt hoặc không màu có nghĩa là trẻ đã bú đủ. Thông thường trẻ mới sinh bú mẹ sẽ đi "nặng" khoảng 3-6 lần/ngày, còn trẻ ăn sữa bột số lần ít hơn. Nếu trẻ chưa no, tần suất đại tiện sẽ giảm đi, thậm chí còn xuất hiện phân loãng, có màu xanh...
2. Quan sát phản ứng của trẻ
Em bé sẽ tạo ra các âm thanh mút và nuốt nhịp nhàng trong khi bú. Trẻ sẽ có biểu hiện hài lòng sau khi bú xong, tinh thần thoải mái, không quấy khóc, ngủ yên có nghĩa là đã bú no. Nếu trẻ ăn ít sữa và nuốt nước bọt, quấy khóc sau khi ăn, hoặc ngậm núm vú, nghĩa là trẻ chưa no.
3. Quan sát những thay đổi của vú mẹ
Trước khi cho con bú, mẹ có cảm giác căng đầy, sau khi cho con bú xong, mẹ sẽ cảm thấy bầu ngực đã hết sữa, bầu ngực mềm nhão và hơi chảy xệ.
4. Quan sát sự thay đổi cân nặng của bé
Tăng cân là cơ sở đáng tin cậy để đo xem trẻ đã no chưa. Các mẹ có thể đánh giá bé đã no hay chưa thông qua việc cân nặng của bé có tăng theo quy luật bình thường hay không. Khi cân, cố gắng chọn một thời điểm thống nhất, ví dụ, sau khi đi đại tiện, trước khi cho ăn và cân cùng một lượng quần áo.
Hạ sốt đúng cách cho bệnh nhân sốt xuất huyết Khi trẻ sốt xuất huyết, cha mẹ tuyệt đối không cho con sử dụng Ibuprofen để hạ sốt, vì loại thuốc này có thể gây xuất huyết tiêu hóa. Bệnh nhân sốt xuất huyết cũng cần chú ý đến liều lượng Paracetamol, tránh gây tổn thương gan. Trẻ sốt xuất huyết được điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: BVCC Không...