Người phụ nữ đằng sau dự án tên lửa liên lục địa của Ấn Độ
Tessy Thomas có thể là một bà nội trợ trong gia đình của bà, song bà được thế giới biết đến với tên “Agniputri” (Con gái của lửa) nhờ thành tích trong lĩnh vực tên lửa, mà mới nhất là vụ phóng tên lửa đạn đạo Agni V ngày 19.4.
Bà Tessy Thomas trả lời phỏng vấn kênh IBN Live – Ảnh: Chụp từ clip
Mọi chuyện bắt đầu từ thị trấn Alleppey ở bang Kerala. Niềm đam mê tên lửa của bà Thomas bắt đầu với những chuyến hành trình của phi thuyền Apollo.
“Sau đó, có những tên lửa được phóng đi từ Thumba (bãi phóng tên lửa trước đây của Ấn Độ – PV). Từ bé, tôi đã đam mê khoa học và toán học”, nữ giám đốc dự án tên lửa 48 tuổi này thổ lộ với kênh IBN Live.
Sau khi tốt nghiệp kỹ sư tại trường đại học kỹ thuật Thrissur, Thomas đã gia nhập Tổ chức Phát triển và Nghiên cứu quốc phòng (DRPO). “Tôi gia nhập DRPO cách đây gần 20 năm. Giờ đây, tôi là giám đốc dự án”, bà Thomas kể.
Nhưng mọi chuyện không dừng lại ở đó. Thomas giúp phát triển một công nghệ mở đường có tên là RVS hay là “hệ thống phương tiện quay trở lại khí quyển”. Công nghệ này giúp tên lửa quay trở lại khí quyển với vận tốc cực nhanh và ở nhiệt độ 3.000 độ C mà vẫn giữ cho hệ thống điều khiển nguyên vẹn.
“Chẳng có ai dạy cho bạn biết những thứ như thế. Chúng tôi phải tự phát triển”, Thomas nói.
Có khoảng 20 phụ nữ làm việc cho chương trình tên lửa Agni, song Thomas là người phụ nữ đầu tiên trở thành giám đốc dự án của Agni vào năm 2008, theo tờ Times of India.
Video đang HOT
Ngày nay, Thomas dẫn đầu một nhóm 400 nhà khoa học, phần lớn họ là đàn ông, song điều này không làm bà lúng túng.
“Với các nhà khoa học, không hề có phân biệt giới tính… Khoa học là khoa học. Đó là cách chúng tôi học hỏi và tiến lên”, bà Thomas nói.
Tên lửa Agni V được phóng vào sáng 19.4 – Ảnh: AFP
Thomas thổ lộ bà có thất vọng một chút vào tháng 12 năm ngoái khi tên lửa Agni-II-Prime, một phiên bản đời đầu của tên lửa Agni IV, rơi xuống vịnh Bengal chưa đầy 30 giây sau khi phóng.
“Đó là một thất bại không hoàn toàn là một thất bại. Chúng tôi bối rối song có nhiều hỗ trợ và động viên… Đó là động lực để chúng tôi làm tốt hơn”, bà Thomas phát biểu.
Thành công chói lọi đã đến với Thomas và các cộng sự sau vụ thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) vào sáng nay, 19.4.
Thủ tướng Manmohan Singh và Bộ trưởng Quốc phòng A.K Antony đã chúc mừng các nhà khoa học quốc phòng của đất nước. Ông Antony đã mô tả thành tựu này là một “cột mốc lớn trong chương trình tên lửa của Ấn Độ”, theo AFP.
Vụ thử này đưa Ấn Độ gia nhập câu lạc bộ những nước có tên lửa đạn đạo liên lục địa có tầm bắn thấp nhất là 5.500 km.
Trung Quốc chỉ có 50 đầu đạn hạt nhân có thể vươn tới lãnh thổ Mỹ
"Trung Quốc hiện có chưa đến 50 quả tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có thể vươn tới lãnh thổ Mỹ, nhưng sẽ tăng gấp đôi vào năm 2025".
Quả bom nguyên tử đầu tiên của Trung Quốc nổ thành công vào 15h ngày 16/10/1964.
Ngày 12/4, trang mạng "Quỹ Jamestown" Mỹ có bài viết cho rằng, hiện đại hóa lực lượng hạt nhân của Trung Quốc hoàn toàn không chạy theo ưu thế về số lượng, mà là chủ yếu thông qua khả năng sống sót và độ tin cậy của vũ khí hạt nhân để tăng cường khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời cũng sẽ tăng số lượng vũ khí hạt nhân một cách thích hợp.
Bài viết cho rằng, Trung Quốc tăng cường khả năng trả đũa hạt nhân hoàn toàn không có gì là ngạc nhiên. Từ lâu, lực lượng hạt nhân của Trung quốc tương đối yếu, khả năng chống lại các mối đe dọa cũng không mạnh, trong khi đó mãi đến những năm gần đây Trung Quốc mới bắt đầu theo đuổi hiện đại hóa lực lượng hạt nhân.
Năm 2006, Trung Quốc công bố Sách trắng quốc phòng cho biết, chiến lược hạt nhân của Trung Quốc là "xây dựng một lực lượng hạt nhân tinh nhuệ, hiệu quả đáp ứng nhu cầu an ninh quốc gia".
Nhưng, chính quyền Trung Quốc hoàn toàn không tiến hành công bố về số lượng vũ khí hạt nhân cần thiết để thực hiện mục tiêu này.
Một số chuyên gia Mỹ dự đoán, Trung Quốc hiện có vài trăm đầu đạt hạt nhân, nhưng kết luận của họ chỉ là đã xem xét số lượng vũ khí hạt nhân có thể cần cho răn đe hạt nhân tương lai của Trung Quốc, hoàn toàn không có chứng cứ tin cậy.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31A của Lực lượng tên lửa chiến lược Trung Quốc.
Quan điểm của các nhà chiến lược Trung Quốc sẽ giúp chúng ta có nhận thức rõ hơn về vấn đề này. Họ mạnh mẽ khuyến nghị Trung Quốc tăng cường hiện đại hóa lực lượng hạt nhân, đồng thời mở rộng quy mô vũ khí hạt nhân.
Nhưng, họ đồng thời không tán thành chế tạo hàng nghìn đầu đạn hạt nhân, chạy theo quan điểm thực hiện cân bằng hạt nhân Mỹ-Nga.
Nội bộ Trung Quốc cho rằng, cần xây dựng khả năng tấn công hạt nhân như sau, đó là: đối mặt với khả năng do thám, tình báo, tấn công chính xác và phòng thủ tên lửa mạnh của đối phương, cần có đầy đủ sức mạnh để tiến hành tấn công hạt nhân lần hai đáng tin cậy.
Các nhà chiến lược Trung Quốc cho rằng, xây dựng lực lượng hạt nhân có quy mô quá lớn sẽ làm giảm ưu thế của lực lượng hạt nhân, cũng sẽ làm trầm trọng thêm sự bất ổn chiến lược.
Chẳng hạn, chuyên gia vấn đề hạt nhân nổi tiếng của Viện Khoa học Quân sự Trung Quốc, Thiếu tướng Diêu Vân Trúc cho rằng, Trung Quốc cần kiên trì chính sách phát triển vũ khí hạt nhân trước đây, tức là hiệu quả răn đe hoàn toàn không tỷ lệ thuận với số lượng vũ khí hạt nhân, lực lượng hạt nhân quy mô nhỏ có khả năng sống sót và độ tin cậy tương đối cao cũng có thể tạo được khả năng răn đe hạt nhân có hiệu quả.
Rất nhiều nhà quan sát cho rằng, trong 10-15 năm tới, Trung Quốc sẽ triển khai nhiều vũ khí hạt nhân tiên tiến hơn. Cục Tình báo Quốc phòng Mỹ đã đồng ý với quan điểm này trong "Đánh giá mối đe dọa thế giới thường niên" đệ trình Quốc hội.
Năm 2011, Cục trưởng Cục Tình báo Quốc phòng Mỹ cho rằng: "Trung Quốc hiện chỉ có chưa đến 50 quả tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có thể tấn công tới lãnh thổ Mỹ, nhưng con số này đến năm 2025 có thể sẽ tăng gấp đôi",
Bài viết cho rằng, có 3 nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết sách liên quan đến phát triển lực lượng hạt nhân của Trung Quốc. Trước hết, nhìn một cách tổng thể, cảm nhận của Trung Quốc về môi trường an ninh bên ngoài và mối quan hệ của họ với các nước lớn là một phương diện quan trọng.
Thứ hai, nhìn vào góc độ tác chiến, sự răn đe hạt nhân tiềm tàng và răn đe thông thường của lực lượng hạt nhân phóng giếng, phóng cơ động trên đường bộ và phóng từ tàu ngầm cũng là một nhân tố quan trọng.
Cuối cùng, Trung Quốc sẽ còn cân nhắc sự phát triển của hệ thống phòng thủ tên lửa trong tương lai, bởi vì nó có thể sẽ gây tổn hại cho khả năng đáp trả hạt nhân răn đe đối phương của Trung Quốc.
Các học giả Trung Quốc cho rằng, phòng thủ tên lửa là nhân tố quan trọng nhất quyết định nhu cầu của Trung Quốc trong tương lai. Chẳng hạn, Diêu Vân Trúc từng cho rằng, Mỹ triển khai phòng thủ tên lửa là "nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển lực lượng hạt nhân của Trung Quốc".
Ngoài ra, bà cho rằng, cần nỗ lực duy trì khả năng răn đe hạt nhân tin cậy trong tình hình đối mặt với hệ thống phòng thủ tên lửa. Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục tăng cường lực lượng hạt nhân của họ, đến khi họ cho rằng quy mô lực lượng hạt nhân đủ để ứng phó với mọi tinh huông.
Tên lửa đạn đạo JL-2 phóng từ tàu ngầm, Hải quân Trung Quốc.
Theo Giáo Dục VN
Ấn Độ sắp phóng tên lửa đạn đạo bao trọn lãnh thổ Trung Quốc Ấn Độ sẽ phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Agni-5 có khả năng mang đầu đạn hạt nhân trong tuần này, hãng thông tấn PTI của nước này cho biết. Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Agni-5 của Ấn Độ. Theo nguồn tin trên, vụ phóng thử sẽ được thực hiện ở ngoài khơi bờ biển bang Odisha thuộc...