Người phụ nữ “dâng” chủ mưu khủng bố Paris cho cảnh sát
Sonia, người đã báo cho cảnh sát về tung tích của kẻ tình nghi chủ mưu trong vụ khủng bố Paris – Pháp hồi tháng 11 năm ngoái, cảm thấy bị chính quyền bỏ rơi và sợ bị IS trả thù.
Trả lời phỏng vấn đài phát thanh RMC hôm 4-2, người phụ nữ được gọi là Sonia cho biết chính quyền Pháp không hỗ trợ cô nhiều trong việc thay đổi danh tính và cảnh sát cũng không bảo vệ cô. Điều này khiến cô lo lắng và buộc phải lên tiếng.
Sonia là bạn của Hasna Aitboulahcen, em họ của Abdelhamid Abaaoud – kẻ tình nghi chủ mưu vụ khủng bố Paris.
Aitboulahcen đã giúp Abaaoud trốn thoát sau khi tên này cùng một số tay súng khác tấn công quán cà phê, nhà hàng, nhà hát và bên ngoài sân vận động Stade de France ở Paris hôm 13-11 năm ngoái, làm 130 người chết.
Kẻ tình nghi chủ mưu Abdelhamid Abaaoud. Ảnh: Reuters
Sonia cho biết cô đã ở cùng với Aitboulahcen, 26 tuổi, hôm 15-11-2015 khi Aitboulahcen nhận được cuộc điện thoại của Abaaoud. 2 phụ nữ lái xe đến một khu vực công nghiệp ở Saint-Denis, ngoại ô Paris. Sau mật hiệu của cô em họ, Abaaoud xuất hiện từ trong bụi rậm gần đường cao tốc. Sonia kể lại: “Hắn ta mỉm cười với tôi và trông hắn không giống một kẻ khủng bố”.
Video đang HOT
Khi đó, Sonia hỏi Abaaoud, một người Bỉ gốc Morocco, rằng liệu hắn có tham gia vào cuộc tấn công hôm 13-11. Tên này nói hắn chỉ tấn công quán cà phê và những người thiệt mạng là “đáng bị giết”.
Theo cô Sonia, Abaaoud tỏ ra tự hào về bản thân và không sợ bất kỳ ai. Abaaoud khi đó còn khoe khoang rằng hắn vào châu Âu dễ dàng và cho rằng “Pháp bất lực”. Hắn cho biết đã đi cùng với 90 người khác, gồm có người Syria, Iraq, Pháp, Đức, Anh và những người này đang ở Paris.
Từ trái qua phải, từ trên xuống dưới: Nhóm khủng bố bỏ trốn,
nhóm tấn công bên ngoài sân vận động Stade de France,
nhóm tấn công quán cà phê nhà hàng, nhóm tấn công nhà hát Bataclan. Ảnh: BBC
Sau khi Abaaoud đi khỏi, Sonia khuyên Aitboulahcen báo cảnh sát nhưng bị từ chối.
Cả Aitboulahcen và Abaaoud bị giết chết trong một cuộc bố ráp của cảnh sát vào ngày 18-11-2015.
Sonia cho hay cô quyết định báo cảnh sát khi nghe Abaaoud tiết lộ kế hoạch tấn công tiếp theo nhằm vào trung tâm mua sắm, đồn cảnh sát và một nhà trẻ ở khu La Defense gần Paris.
Xuân Mai (Theo BBC)
Theo_Người lao động
Châu Âu mở trang web danh sách các tội phạm bị truy nã
Ngày 29/1, Cơ quan Cảnh sát châu Âu (Europol) đã mở một trang web về 45 nghi phạm khét tiếng bị truy nã gắt gao nhất, trong đó có Salah Abdeslam, kẻ tình nghi chính trong vụ tấn công khủng bố tại Paris (Pháp) hồi tháng 11/2015 làm 130 người thiệt mạng.
Salah Abdeslam, kẻ tình nghi chính trong vụ tấn công khủng bố tại Paris. (Nguồn: deredactie.be)
Theo thông báo từ Europol, trang web www.eumostwanted.com được thể hiện bằng 17 ngôn ngữ, sẽ chia sẻ thông tin về những tội phạm quốc tế khét tiếng bị truy nã, phạm tội hoặc bị tình nghi phạm các tội ác nghiêm trọng hoặc khủng bố tại châu Âu.
Thông tin về mỗi đối tượng trong danh sách này sẽ bao gồm tên, ảnh, tội trạng và số điện thoại của cảnh sát. Nhà chức trách khuyến khích mọi người cung cấp thông tin về những kẻ tội phạm.
Europol nêu rõ đây là sáng kiến đầu tiên ở cấp độ toàn châu Âu phối hợp đưa ra một danh sách chung về những đối tượng bị truy nã gắt gao nhất. Sáng kiến này nhằm "tăng cường an ninh" trên toàn Liên minh châu Âu (EU) nhờ sự hỗ trợ của người dân để truy tìm dấu vết tội phạm. Mỗi nước thành viên sẽ chọn ra những tội phạm truy nã để đưa vào danh sách, và thông tin về tội phạm này sẽ được cập nhật thường xuyên.
Ngoài Salah Abdeslam, trong danh sách trên còn có những cái tên "khét tiếng" trong giới tội phạm như Maria Cecilia Kettunen, 29 tuổi, phạm tội lừa đảo tiền số lượng cực lớn; Ernesto Fazzalari, 45 tuổi, "sát thủ máu lạnh" trong gia tộc mafia Italy Avignone-Zagari-Viola; Gregorian Bivolaru, 63 tuổi, bị truy nã vì lạm dụng tình dục trẻ em và khiêu dâm trẻ em.
Europol lập trang web trên sau khi dư luận chỉ trích sự thiếu phối hợp giữa giới chức châu Âu, đặc biệt sau loạt vụ tấn công khủng bố tại Paris. Khi đó, Abdeslam đã tẩu thoát trót lọt sang Bỉ chỉ vài giờ sau khi thực hiện vụ khủng bố.
Liên quan tình hình an ninh tại châu Âu, giới chức Pháp đã quyết định thắt chặt an ninh tại sân vận động Stade de France để chuẩn bị cho trận đấu bóng đá giữa Pháp và Italy ngày 6/2 tới.
Sân vận động này là nơi đã xảy ra vụ nổ bom đầu tiên trong loạt vụ tấn công ngày 13/11/2016 tại Paris. Xung quanh sân vận động sẽ lập thêm nhiều trạm kiểm soát hỗ trợ công tác an ninh tại cửa ra vào sân vận động.
Liên đoàn bóng đá Pháp (FFR) khuyến cáo khán giả không mang theo nhiều vật dụng, kể cả ba lô, túi thể thao, mũ bảo hiểm xe máy vì những đồ vật này sẽ được yêu cầu để lại bên ngoài sân./. Theo Việt Nam plus
Theo_Hà Nội Mới
Sinh viên Việt Nam tưng bừng đón Tết sớm tại Paris Năm cũ sắp qua, người Việt khắp năm châu đang nô nức chuẩn bị đón Tết Nguyên đán. Hòa chung vào không khí đó, sinh viên trường Đại học Giao Thông Vận Tải đang học tập tại Paris (Pháp) cũng đã tổ chức buổi tất niên sôi nổi, ấm áp đón Tết sớm nơi xứ người. Paris thời điểm này vẫn đang là...