Người phụ nữ cứu hàng chục cư dân trong vụ sạt lở tại Cần Thơ
“Hai vợ chồng tôi dọn đồ ăn ra bán thì nghe tiếng ‘răng rắc’, đất nứt. Tôi kêu chồng dọn đồ đạc, rồi tôi vừa chạy vừa la khắp xóm”, chị Nga kể lại.
Chị Bùi Thị Nga (45 tuổi, ngụ phường Thới An, phường Ô Môn, TP.Cần Thơ) cho biết mình là người đầu tiên phát hiện ra dấu hiệu bất thường của vụ sạt lở vào sáng 21.5.
Bà Bùi Thị Nga kể lại sự việc khi phát hiện sạt lở. Ảnh: M.A.
Chị nhanh chóng thông báo cho chồng và chạy đi khắp xóm để tri hô người dân ra khỏi nhà. “Hai vợ chồng tôi dọn đồ ăn ra bán thì nghe tiếng ‘răng rắc’, đất nứt. Tôi kêu chồng dọn đồ đạc, rồi vừa chạy vừa la làng khắp xóm”, chị Nga kể lại.
Sau khi được chị Nga thông báo, cả xóm tất tưởi dọn đồ đạt, sơ tán ra khỏi khu vực nguy hiểm trước khi 5 căn nhà chìm xuống sông và hàng chục căn khác bị ảnh hưởng.
Là một trong 5 hộ bị thiệt hại nặng nề, bà Phạm Thị Cam (54 tuổi) cho biết căn nhà làm xưởng may đầu tư cả tỷ đồng đã trôi sông. “Từ nhỏ đến giờ tôi mới chứng kiến vụ sạt lở khủng khiếp như vậy. Đến lúc này, tôi còn bàng hoàng không ngờ nhà mình bị trôi sông nhanh như vậy”, bà Cam nói.
Nhiều hộ dân bị ảnh hưởng cho biết họ cả đời làm lụng vất vả mới dành dụm ít tiền, cất được căn nhà nhưng giờ nó đã nằm dưới sông.
Video đang HOT
Vụ sạt lở khiến 5 căn nhà sụp hoàn toàn xuống sông, ảnh hưởng đến hàng chục căn nhà lân cận. Ảnh: M.A.
Anh Nguyễn Hoàng Thông (41 tuổi) cho biết gia đình đã sống cạnh bờ sông Ô Môn mấy chục năm và chưa phải chịu cảnh nhà và tài sản trôi sông như thế.
“Tôi chưa bao giờ chịu cảnh này. Tài sản tích góp bấy lâu, xây căn nhà gần tỷ bạc, chỉ ở hơn 2 năm đã phải dọn đi tá túc nhờ bà con”, anh Thông buồn rầu nói.
Thống kê sơ bộ ban đầu của ngành chức năng, đoạn sạt lở bờ sông Ô Môn dài 55 m, ăn sâu vào đất liền khoảng 10m.
Tổng cộng có 34 ngôi nhà bị thiệt hại, trong đó 5 căn bị sụp xuống sông hoàn toàn, 14 căn nhà bị sụp một phần và 15 căn khác bị ảnh hưởng, người dân buộc phải di dời.
Ông Đào Anh Dũng, Phó chủ tịch UBND TP.Cần Thơ, chỉ đạo chính quyền địa phương khắc phục sự cố, hỗ trợ người dân di dời đến nơi an toàn.
Chính quyền đã di dời các hộ dân ảnh hưởng đến nơi ở tạm, chờ khắc phục sự cố. Ảnh: M.A.
Theo cơ quan chức năng, hiện tại miền Tây có 562 khu vực bờ sông, bờ biển bị sạt lở, với tổng chiều dài 786 km.
Trong đó có 42 khu vực sạt lở đặc biệt nguy hiểm với tổng chiều dài 148km, đe doạ trực tiếp đến an toàn của nhiều khu dân cư, công trình hạ tầng.
Thủ tướng Chính phủ đồng ý hỗ trợ 1.500 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2018 cho các tỉnh, thành miền Tây xử lý các khu vực sạt lở cấp bách.
Sông Ô Môn, qua địa bàn Bình Thủy (Cần Thơ) đang xảy ra sạt lở. Ảnh: Google Maps.
Theo Minh Anh (Zing)
Cửa hàng xăng dầu bị "hà bá" nuốt chửng
Dù đã được ngành chức năng đặt biển cảnh báo sạt lở nguy hiểm nhưng chủ cửa hàng xăng dầu vẫn chưa di dời nên bị "hà bá" nuốt chửng lúc sáng sớm.
Ngày 23.5, bà Phạm Thị Cẩm Hà, Trưởng khóm Thới Thạnh, phường Mỹ Thạnh, TP.Long Xuyên, tỉnh An Giang, xác nhân vào khoảng 7h30 sáng cùng này, nơi đây xảy ra vụ sạt lở nghiêm trọng khiến cửa hàng kinh doanh xăng dầu Nhựt Phát lọt thỏm xuống kênh Rạch Giá -Long Xuyên.
Còn theo ông Lý Thanh Minh (57 tuổi, chủ cửa hàng xăng dầu Nhựt Phát), cho biết cửa hàng này cũng là nhà ở của gia đình ông. Vào thời điểm đó, mọi người trong gia đình ông Minh chuẩn bị ăn sáng thì bất ngờ phát hiện có vài tiếng động làm căn nhà bị rung lắc mạnh. Biết có chuyện chẳng lành, ông Minh cùng các con nhanh chóng chạy ra phía trước. Khi mọi người vừa chạy đến con lộ thì căn nhà bị "hà bá" nuốt chửng. Toàn bộ những vật dụng sinh hoạt của gia đình và 2 chiếc xe gắn máy cũng không kịp lấy ra.
Cửa hàng kinh doanh xăng dầu cũng là nơi ở của gia đình ông Minh đã lọt thỏm xuống kênh.
"Ước thiệt hại trong vụ sạt lở này vào khoảng 200 triệu đồng. Hiện tại, chính quyền địa phương lo chỗ ở tạm thời cho gia đình ông Minh và báo cáo lên cấp trên để vận động mạnh thường quân hỗ trợ cho gia đình ông này để sớm ổn định cuộc sống"- bà Hà cho biết thêm.
Theo ông Võ Hùng Dũng, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang, cho biết nguyên nhân sạt lở trên đoạn bờ kênh này chủ yếu do lòng kênh hẹp trong khi lưu lượng nước đổ ra biển lớn nên gây xâm thực đường bờ và đáy kênh. Ngoài ra, do đây là tuyến đường thủy huyết mạch nối sông Hậu về TP Rạch Giá (Kiên Giang) nên mật độ phương tiện giao thông thủy qua tuyến kênh rất cao.
"Các phương tiện thường xuyên ra vào để lên xuống hàng hóa từ các nhà máy phía bờ quận Thốt Nốt (TP Cần Thơ). Các tác động do sóng và lực đẩy từ chân vịt của phương tiện gây xâm thực đường bờ, tạo hiện tượng "hàm ếch" dẫn đến sạt lở"- ông Dũng khẳng định.
Theo T.Nốt (Người lao động)
Cần Thơ: 5 căn nhà sạt lở trôi sông, di dời gấp nhiều căn kế cận 5 căn nhà chuyên bán tạp hoá ở quận Ô Môn (TP.Cần Thơ) bất ngờ đổ sụp xuống lòng sông, 10 căn nhà kế cận bị ảnh hưởng đang được ngành chức năng di dời khẩn cấp. Hiện nay, các cơ quan chức năng quận Ô Môn (TP.Cần Thơ) đang khẩn trương khắc phục hậu quả của vụ sạt lở nghiêm trọng xảy...