Người phụ nữ có nội tạng nằm ngược nhưng đến 14 năm mới phát hiện
Cô Olesya Kulikova ở Nga sinh ra với vị trí nội tạng hoàn toàn trái ngược so với người bình thường.
Gia đình không ai biết sự bất thường này cho đến một lần cô phải nhập viện điều trị bệnh.
Cô Olesya Kulikova, 27 tuổi, sống ở thành phố Achinsk (Nga). Ngay từ nhỏ, cô đã mắc một số vấn đề sức khỏe và phải điều trị trong nhiều năm, theo nhật báo The Daily Mirror (Anh).
Cô Olesya Kulikova bị hội chứng đảo ngược phủ tạng nhưng đến tận năm 14 tuổi mới phát hiện. Ảnh SHUTTERSTOCK
Những bệnh cô thường mắc là viêm phổi, hen phế quản và đau bụng. Nguyên nhân thực sự của vấn đề chỉ được hé lộ khi cô phải nhập viện điều trị vào năm 14 tuổi.
Lúc đó, các bác sĩ đã phát hiện cô Olesya mắc một tình trạng hiếm gặp gọi là hội chứng đảo ngược phủ tạng. Vị trí của các cơ quan nội tạng quan trọng trong cơ thể sẽ ngược với người bình thường, y hệt như hình ảnh phản chiếu trong gương. Tỷ lệ mắc hội chứng đảo ngược phủ tạng là 1/10.000 người.
“Năm 14 tuổi, tôi phát hiện tim mình nằm bên phải, trong khi đến 18 tuổi thì được biết gan mình nằm bên trái”, cô Olesya kể lại.
“Vào năm 2019, tôi phải nhập viện vì viêm phổi và bác sĩ thông báo rằng phổi tôi nằm ở vị trí “gương soi” so với người bình thường. Mỗi lần đi khám bệnh, tôi đều phải nói với bác sĩ tim tôi nằm bên phải chứ không phải bên trái như mọi người”, cô Olesya nói thêm.
Video đang HOT
Khi thực hiện đo điện tâm đồ, cô cũng luôn nhắc nhở bác sĩ đặt các điện cực ở bên phải ngực, ngay vị trí tim của cô, thay vì bên trái như người bình thường.
Chính vì các vị trí cơ quan nội tạng trong cơ thể bị đảo ngược nên việc chẩn đoán bệnh tình của cô Olesya khiến các bác sĩ gặp khó khăn. Vào năm 2020, cô được chẩn đoán mắc hội chứng kartagener. Đây là tình trạng di truyền hiếm gặp do đột biến gien gây ra.
Olesya là người duy nhất trong gia đình mắc hội chứng kartagener và đảo ngược phủ tạng. Cô chia sẻ câu chuyện của mình với mong muốn nâng cao nhận thức của mọi người về căn bệnh của mình. Để cải thiện hô hấp và sức khỏe, cô Olesya thường xuyên đến phòng gym để tập luyện, theo The Daily Mirror.
Đã tìm ra nguyên nhân cua Cà Mau chết bất thường trên diện rộng nhưng nông dân vẫn bó tay
Theo Sở NNPTNT tỉnh Cà Mau, qua kết quả kiểm tra, phân tích mẫu, bước đầu đã tìm ra nguyên nhân gây ra cua chết bất thường.
Tuy nhiên, hiện nay chưa có biện pháp điều trị bệnh hiệu quả.
Liên quan đến việc cua Cà Mau lại chết bất thường trên diện rộng, ngày 25/3, tin từ Sở NNPTNT tỉnh cho biết, qua kết quả kiểm tra, phân tích mẫu trên tôm, cua tại các hộ dân, bước đầu đã tìm ra nguyên nhân gây ra cua chết bất thường.
Theo báo cáo của Phân viện Nghiên cứu Thủy sản Nam Sông Hậu, cua bệnh chết nhiều trong giai đoạn hiện nay là do ký sinh trùng giáp xác chân tơ trưởng thành và ấu trùng của ký sinh trùng ký sinh trong xoang thân cua, xâm nhập vào mô cơ, gan, tim của cua. Tỷ lệ cua nhiễm bệnh lên đến 93,1%, mật độ nhiễm cao nhất là 17 ký sinh/cua.
Bên cạnh đó, vi khuẩn V. parahaemolyticus là tác nhân cơ hội thứ 2 hiện diện trong nước nuôi, cơ, gan cua với mật độ khá cao>1.000 CFU/ml/(gram) là tác nhân có nguy cơ gây bệnh cho cua nuôi và nguy cơ gây bệnh cho các đối tượng thủy sản nuôi cùng môi trường.
Trước đó, Sở NNPTNT tỉnh Cà Mau đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp khảo sát tình hình nuôi cua, tôm tại 5 huyện với 24 xã và trực tiếp thu mẫu tại 21 hộ trên địa bàn tỉnh.
Cua chết bất thường trên diện rộng tại gia đình ông Trương Thanh Nhân (xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) vào năm 2021. Ảnh: Nhân vật cung cấp. Ảnh: CTV.
Theo đó, mức độ thiệt hại đến thời điểm này tại huyện Đầm Dơi vào khoảng 16.606 ha/9.983 hộ, mức độ thiệt hại từ 10-70%; huyện Năm Căn khoảng 13.128 ha/4.386 hộ, mức độ thiệt hại 30-100%; huyện Cái Nước có mức độ thiệt hại khoảng 165,6ha/104 hộ, với 2 xã là Đông Thới, tỷ lệ thiệt hại từ 20-30%, xã Trần Thới 80-100%; huyện Ngọc Hiển có khoảng 200 ha, ở 2 xã là Viên An Đông và Tân Ân Tây, mức độ thiệt hại 50-100%.
Riêng tại huyện Thới Bình thì theo khảo sát điều tra thực tế tại 8 hộ tại các xã Hồ Thị Kỷ, Tân Lộc Bắc, Tân Bằng, Biển Bạch và Biển Bạch Đông nhận thấy: Tình hình cua, tôm nuôi tại Thới Bình có dấu hiệu chết rải rác. Trên cua không phát hiện ký sinh trùng giáp xác chân tơ.
Trong thời gian tới, nắng nóng tiếp tục kéo dài làm nhiệt độ và độ mặn tăng cao, có những vùng thiếu nguồn nước cấp như: Thới Bình, U Minh, ảnh hưởng lớn đến môi trường nuôi tôm, cua và tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển, có thể gây thiệt hại nhiều hơn cho người nuôi tôm, cua.
Cua chết vẫn do nguyên nhân là ký sinh trùng giáp xác chân tơ trưởng thành. Ảnh: CTV.
Trước tình hình trên, Sở NNPTNT Cà Mau khuyến cáo người dân nuôi tôm, cua cần theo dõi tình hình diễn biến của thời tiết, dịch bệnh để phối hợp với các cơ quan chuyên môn nhằm kịp thời xử lý khắc phục giảm thiệt hại trong thời gian tới. Bởi hiện nay chưa có biện pháp điều trị bệnh hiệu quả đối với ký sinh trùng giáp xác chân tơ ký sinh trên cua.
Đáng lưu ý, theo kết quả phân tích, xét nghiệm của Viện Nghiên cứu Thủy sản Nam Sông Hậu, về tác nhân gây bệnh là ký sinh trùng giáp xác chân tơ trên cua thì nhà nước chưa có chính sách hỗ trợ đối với bệnh này.
Do đó, để hạn chế thấp nhất những thiệt hại, Sở NNPTNT tỉnh Cà Mau đã đưa ra hướng dẫn cho người nuôi cần nắm, chủ động thực hiện các giải pháp trước mắt.
Mẫu cua bị đen mang (trái) và cua bị ốp (phải) do ký sinh trùng. Ảnh: Chi cục Chăn nuôi và thú y tỉnh Cà Mau cung cấp năm 2021.
Cụ thể, người dân cần phải thu hoạch ngay lượng cua còn lại trong vuông nuôi để hạn chế thiệt hại do dịch bệnh hiện nay; không nên thả thêm giống vào vuông nuôi để cắt vụ nuôi và cải tạo vuông nuôi; sau khi cải tạo ao nuôi, người dân cần chọn con giống khỏe mạnh được ương dưỡng có kích cỡ tương đối lớn trước khi thả nuôi.
Ngành chuyên môn cũng lưu ý, nông dân nên thả giống với mật độ vừa phải, không nên thả quá nhiều giống do không đủ thức ăn tự nhiên làm tôm, cua chậm lớn, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của đối tượng nuôi, đặc biệt làm tăng chi phí sản xuất.
Khi phát hiện cua chết nên thu gom lên bờ chôn, xử lý bằng vôi nóng hoặc chlorine tránh để phát tán mầm bệnh lây lan cho khu vực xung quanh; thường xuyên theo dõi, quan sát thủy sản nuôi nếu phát hiện có dấu hiệu bất thường hoặc chết cần báo ngay cho cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản hoặc thú y để phối hợp xử lý...
Sở NNPTNT Cà Mau đã kiến nghị UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo Sở Khoa học và Công nghệ, Phân viện Nghiên cứu Thủy sản Nam Sông Hậu phối hợp với đơn vị tiếp tục theo dõi tình hình dịch bệnh trên thủy sản nuôi để kịp thời hướng dẫn khắc phục ổn định sản xuất.
Đồng thời, UBND tỉnh cần xem xét cấp kinh phí nghiên cứu các giải pháp phòng, trị bệnh do ký sinh trùng (giáp xác chân tơ) gây ra trên cua nhằm giúp người dân nuôi cua giảm thiệt hại; đề xuất Bộ NNPTNT chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tập trung nghiên cứu để sớm đưa ra giải pháp xử lý dịch bệnh trên cua hiện nay.
Tranh luận "nảy lửa" khi Hà Nội dự kiến cho trẻ mầm non đi học từ 1/3 Câu chuyện mở cửa trường học đón các cháu lớp 1-6 trở lại trường còn chưa hết nóng thì thông tin Hà Nội dự kiến cho trẻ mầm non đi học từ 1/3 lại tiếp tục gây nhiều tranh cãi. Tại nhiều nhóm diễn đàn dành cho phụ huynh, nhiều người tỏ ra vui mừng vì cuối cùng các trường mầm non đã...