Người phụ nữ chuyển giới đầu tiên mang âm đạo từ da cá
Sau khi được tái tạo âm đạo từ da cá, chị Maju (35 tuổi, ở Brazil) chia sẻ, cuối cùng sau bao năm, chị cũng được cảm thấy “như một người phụ nữ thực sự”.
Ly hôn vì… mất âm đạo
Chị Maju phát hiện ra mình là một người phụ nữ bị “mắc kẹt” trong cơ thể của người đàn ông khi ở tuổi thiếu niên. Không ngần ngại, chị quyết định phẫu thuật chuyển giới vào năm 1999.
“Tôi là người thứ tư như vậy ở Brazil vào năm 1999, sau đó tôi đã phẫu thuật thử nghiệm. Nhưng 10 năm trước, tôi bắt đầu bị hẹp âm đạo. Âm đạo của tôi bắt đầu hẹp hơn, ngắn hơn và… sụp đổ”, chị Maju chia sẻ.
Maju đã trở thành người chuyển giới đầu tiên trên thế giới được phẫu thuật tái tạo âm đạo bằng cách sử dụng da cá rô phi.
Theo Giáo sư Leonardo Bezerra tại Đại học Liên bang Ceará (thành phố Fortaleza, đông bắc Brazil) – người sau đó đã tái tạo âm đạo cho chị Maju – hẹp âm đạo là tình trạng hẹp hoặc mất tính linh hoạt trong âm đạo, thường đi kèm với khô hạn. Đây là một biến chứng phổ biến ở phụ nữ chuyển giới đã trải qua quá trình thay đổi giới tính. “Trong thủ tục chuyển giới truyền thống, hầu hết các bộ phận bên trong của dương vật đều bị cắt bỏ và da dương vật bị gập vào khoảng trống giữa niệu đạo và trực tràng. Da bên ngoài của dương vật sau đó trở thành bên trong âm đạo. Nhưng vì bệnh nhân đã được điều trị nội tiết tố để phát triển các đặc tính nữ, trong đó có làm teo dương vật và tinh hoàn, do đó dẫn đến co rút kích thước dương vật gây ra do mất mô. Điều này có nghĩa là âm đạo cũng có thể bị nhỏ lại”, Giáo sư Bezerra giải thích.
Giáo sư Leonardo Bezerra của Đại học Liên bang Ceará.
Tình trạng trên khiến chị Maju liên tục khó chịu và ngăn cản chị trong quan hệ vợ chồng với người bạn đời gắn bó 12 năm. Cũng từ đó, chị Maju đành cam chịu cuộc sống độc thân.
Hành trình đi tìm lại chính mình
Sau ly hôn, chị Maju chuyển về sống với mẹ ở Sao Paulo. Tại đây, chị đã biết đến Giáo sư Leonardo Bezerra là người chuyên tái tạo âm đạo bằng màng cá nước ngọt cho những phụ nữ sinh ra mà không có đầy đủ bộ phận sinh dục.
Kể từ khi phát triển kỹ thuật này 3 năm trước, Giáo sư Bezerra tuyên bố ông đã điều trị thành công cho 10 phụ nữ sinh ra với âm đạo hoặc tử cung kém phát triển hoặc không có.
Video đang HOT
Lớp da cá được hấp thụ vào vết mổ giữa trực tràng và bàng quang của bệnh nhân. Nó tăng tốc độ chữa lành và được chuyển thành mô tương tự như đường âm đạo.
Vì chị Maju không đủ khả năng để di chuyển 3.140km từ Sao Paulo đến Fortaleza, do đó, các bác sĩ phẫu thuật đã đồng ý thực hiện ca phẫu thuật tại Trung tâm Chăm sóc Toàn diện cho Sức khỏe Phụ nữ ở Campinas gần nơi chị đang sống.
Trước khi phẫu thuật, các bác sĩ phát hiện chị Maju vẫn còn mô cương cứng xốp trong âm đạo bị sụp sau ca phẫu thuật đầu tiên. “Sự hiện diện của những phần còn sót lại của dương vật khiến tình trạng hẹp âm đạo thêm trầm trọng”, Giáo sư Bezerra khẳng định.
Để tái tạo âm đạo, da cá được quấn quanh một khuôn hình bộ phận sinh dục
Ngày 23/4/2019, Giáo sư Bezerra đã tiến hành tái tạo âm đạo cho chị Maju bằng da cá. Trong ca phẫu thuật kéo dài 3 giờ, các bác sĩ đã chèn một khuôn hình ống được bọc bằng da của cá nước ngọt đã được khử trùng, không mùi. Miếng da này được để lại bên trong cơ thể chị Maju 6 ngày để nó được hấp thụ vào cơ thể chị. Sau đó, các bác sĩ chèn một băng vệ sinh tampon lớn bằng silicone vào âm đạo của chị. Vật này sẽ được để lại trong 6 tháng để ngăn chặn âm đạo của chị bị hẹp lại.
3 tuần sau thực hiện thủ thuật, chị Maju đã hạnh phúc vỡ òa: “Tôi rất hồi hộp với kết quả. Lần đầu tiên trong đời, tôi cảm thấy thật trọn vẹn và như một người phụ nữ thực sự”. Bác sĩ phẫu thuật thậm chí còn nghĩ rằng chị có thể quan hệ chăn gối chỉ trong vài tháng tới.
Da cá được bảo quản bằng túi hút chân không.
Giáo sư Bezerra cho biết: “Lợi ích to lớn của kỹ thuật này là xâm lấn ở mức tối thiểu. Chúng tôi có thể tạo ra âm đạo có độ dài và cả độ dày sinh lý như thật. Bệnh nhân đã hồi phục cực kỳ tốt. Cô ấy đã có thể đi lại dễ dàng, không đau và đi tiểu bình thường. Trong vài tháng tới, chúng tôi tin rằng cô ấy sẽ có thể quan hệ chăn gối”.
Trước Maju, Giáo sư Bezerra đã phẫu thuật cho Jucilene Marinho vào tháng 4/2017. Cô gái 23 tuổi được sinh ra với hội chứng Mayer-Rokitansky-Kster-Hause (MRKH) khiến người mắc không có cổ tử cung, tử cung hoặc buồng trứng. Sau ca phẫu thuật, Marinho đã chia sẻ cô cảm thấy rất tuyệt vời “khi có cái mà phần lớn phụ nữ coi là điều hiển nhiên” và giờ cô đã có thể tận hưởng cuộc sống chăn gối với bạn tình.
Theo phunuvietnam
10 trẻ thì 9 trẻ sơ sinh không xinh xắn như mẹ nghĩ lúc mới sinh ra và đây là lời giải thích của bác sĩ
Nhiều cha mẹ đã "hết hồn" khi thấy dáng vẻ có phần nhăn nheo, xấu lạ của con lúc chào đời
Trước khi con chào đời, các bậc cha mẹ luôn mường tượng đến hình ảnh xinh xắn như thiên thần của con. Nào là đôi mắt to, sóng mũi cao, đôi má phúng phúng đáng yêu... Nhưng thật không ngờ, khi con vừa chào đời, nhiều cha mẹ đã "hết hồn" khi thấy dáng vẻ có phần nhăn nheo, xấu lạ của con. Thậm chí, có mẹ không đủ can đảm chụp hình con đem khoe với mọi người. Tại sao trẻ sơ sinh luôn có dáng vẻ xấu lạ đến vậy?
Sau đây là lời giải thích của bác sĩ, có 3 nguyên nhân dẫn đến tình trạng xấu "tạm thời" của trẻ:
1. Trẻ bị chèn ép khi được đẩy ra từ tử cung và âm đạo của mẹ
Hầu hết trẻ sơ sinh có phần đầu hơi bẹp, đây không phải là bệnh lý ở trẻ, mà đầu trẻ chỉ bị biến dạng tạm thời khi được đẩy ra từ tử cung và âm đạo của mẹ. Tuy nhiên, các mẹ đừng lo lắng, bởi đầu của trẻ sẽ phục hồi nguyên trạng chỉ sau 1 - 2 tuần sinh.
2. Chất béo phôi thai
Trên cơ thể của những em bé đủ tháng chào đời thường phủ một lớp màu trắng nhợt nhạt gọi là chất béo phôi thai. Thực tế, lớp chất béo phôi thai có tác dụng bảo vệ da làn non mềm của trẻ. Sau khi trẻ chào đời, lớp chất béo phôi thai sẽ tự động bong ra.
3. Da ngâm lâu trong nước ối
Trẻ sơ sinh hầu hết đều có làn da nhăn nheo như người già. Đó là do khi ở trong bụng mẹ, cơ thể của trẻ chìm trong nước ối. Sau khi trẻ ra đời, bề mặt da mất nước sẽ trở nên nhăn nheo. Mẹ chỉ cần chú ý đến chế độ ăn uống của trẻ, cung cấp độ ẩm cho môi trường xung quanh sẽ giúp làn da của trẻ mềm mại, hồng hào. Ngoài ra, trẻ xấu lạ cũng một phần do gene di truyền của bố mẹ.
Chị Hà: "Khi vừa nhìn thấy con, tôi cảm thấy sốc nặng. Con xấu xí hơn tôi tưởng. Đôi mắt của con híp lại như hai sợi chỉ, lúc đó tôi không biết nên khóc hay nên cười".
Chị Lâm: "Phản ứng đầu tiên của tôi là tin rằng mình đã ôm nhầm con của người khác. Bởi lẽ con không hề có nét giống bố mẹ. Con xấu lạ với cái đầu sáng bóng, đôi mắt nhắm tịt, nhìn con thật giống tiểu yêu tinh. Tôi sinh mổ, cơ thể yếu ớt nên vừa nhìn thấy con, tôi đã suýt ngất. Thật may, chỉ sau vài tuần con đã trổ nét nào ra nét ấy".
Chị Huyền: "Tôi sinh mổ nên đau đớn vô cùng, khi vừa nhìn thấy con thì tôi không cảm thấy đau nữa. Suy nghĩ đầu tiên lóe lên trong đầu tôi là, con gái mình xấu lạ như vậy, nhất định nó sẽ ế cả đời".
Chị Hạnh: "Khi tôi nhìn thấy con, đầu óc của tôi trở nên trống rỗng, tôi không ngờ là con xấu như vậy. Nội ngoại hai bên không biểu hiện ra mặt, nhưng nhìn vẻ mặt của chồng tôi, anh ấy đang cố gắng không tỏ ra tuyệt vọng trước mặt tôi".
Chị Diệu: "Khi con mới chào đời, mọi người đều xúm xít quay quanh con. Không ai nói câu nào, mọi người trầm ngâm khoảng 5 phút. Chồng luôn miệng an ủi rằng tôi đã vất vả, đồng thời cam đoan rằng con mình không xấu".
Thực tế, các bậc cha mẹ không nên ghét bỏ vẻ ngoài xấu lạ của trẻ sơ sinh. Bởi sau khoảng 2 - 3 tuần sinh, mọi người sẽ phải trố mắt vì sự thay đổi kì diệu của trẻ.
Hình ảnh chứng tỏ sự thay đổi ngoạn mục của trẻ sau vài tuần sinh:
Theo Toutiao
Bệnh sùi mào gà có dễ thành ung thư? Sùi mào gà là tên gọi một loại bệnh lây truyền qua đường tình dục, do virut HPV gây nên. Biểu hiện là những nụ sùi nhỏ giống như mào gà, hoa lơ ở âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, miệng, quanh lỗ hậu môn. Ảnh minh họa Sùi mào gà là tên gọi một loại bệnh lây truyền qua đường tình...