Người phụ nữ bị nôn mửa, tức ngực nên đi khám, nhìn phim chụp thực quản bác sĩ tá hỏa
Không ít người cũng nhầm căn bệnh hiếm gặp này với bệnh trào ngược dạ dày- thực quản.
Trường hợp của người phụ nữ mắc phải một tình trạng rất khó chẩn đoán được các chuyên gia gọi là “corkscrew esophagus” (tạm dịch: thực quản bị xoắn ốc) đã được đăng tải trên tạp chí New England Journal of Medicine hôm 29/4.
Theo báo cáo, người phụ nữ 83 tuổi đã tới một phòng khám chuyên khoa tiêu hóa vì chứng khó nuốt và nôn mửa sau mỗi bữa ăn. Người phụ nữ cũng bị đau ngực trước hoặc sau khi ăn. Suốt nhiều năm, cụ bà 83 tuổi đều bị khó nuốt dù ăn thực phẩm rắn hay lỏng. Năm ngoái, tình trạng của bà ngày càng tồi tệ hơn. Trong suốt 1 năm, bà đã bị giảm mất 9kg.
Kết quả chụp X-quang cản quang ống tiêu hóa trên với Barium (phương pháp dùng để quan sát ống tiêu hóa trên gồm thực quản, dạ dày, ruột non) phát hiện thấy thực quản của người phụ nữ bị xoắn ốc và có những cơn co thắt không đều. Cuối cùng người phụ nữ được chẩn đoán mắc chứng “type III (spastic) achalasia” (tạm dịch: Co thắt tâm vị loại 3) với biểu hiện là thực quản xoắn ốc.
Tại sao thực quản bị xoắn ốc?
Video đang HOT
Thực quản bị xoắn ốc là một biến thể của một tình trạng gọi là Achalasia, một tình trạng xuất phát từ tổn thương thần kinh và khiến cơ thể khó truyền thức ăn và chất lỏng vào dạ dày. Để hiểu thực quản xoắn ốc, bạn cần biết thực quản hoạt động như thế nào. Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa Scott Gabbard tại Bệnh viện Cleveland nói: “Khi một người có thực quản khỏe mạnh nuốt, các phần khác nhau của thực quản co bóp vào những thời điểm khác nhau. Phần đầu bóp, rồi đến giữa, sau đó đến đáy (quá trình này được gọi là kỹ thuật nhu động) và điều này giúp đẩy thức ăn qua các cơ quan. Tuy nhiên, khi thực quản bị xoắn, toàn bộ thực quản co bóp cùng một lúc, và kết quả là dẫn tới bị xoắn”.
Bác sĩ Gabbard cũng giải thích thêm rằng điều đó xảy ra bởi vì hệ thống miễn dịch của cơ thể đã tấn công các dây thần kinh giải phóng oxit nitric, khiến thực quản thư giãn. Không có tác nhân thư giãn đó, thực quản có thể co thắt đau đớn. Tình trạng này cũng gây ra đau ngực và vấn đề ăn uống.
Trong trường hợp của nữ bệnh nhân, các bác sĩ không biết nguyên nhân là gì. Họ giả thiết rằng tình trạng của người phụ nữ được gây ra khi hệ thống miễn dịch tấn công các dây thần kinh giải phóng oxit nitric sau khi cơ thể chống lại virus. Tuy nhiên, các bác sĩ không biết đó là virus gì.
Để điều trị tình trạng thực quản xoắn ốc có thể tiến hành phẫu thuât. Tỷ lệ phẫu thuật thành công trong điều trị thực quản xoắn ốc là hơn 90%. Một cách điều trị khả thi khác mà người phụ nữ trong trường hợp trên đã chọn là tiêm botox vào thực quản. Botox có thể có hiệu quả trong thời gian ngắn vì nó ngăn chặn các dây thần kinh trong thực quản giải phóng một chất gây ra co thắt. Tuy nhiên, những mũi tiêm này chỉ có tác dụng trong khoảng sáu tháng.
5 tháng sau khi người phụ nữ được tiêm thuốc, tình trạng của bà đã khá hơn nhưng vẫn gặp khó khăn khi nuốt không liên tục.
Vì tình trạng thực quản xoắn ốc khá hiếm nên bác sĩ Gabbard cho biết ông đã từng thấy không ít trường hợp bị chẩn đoán sai trong nhiều tháng hoặc nhiều năm. Một bác sĩ không phải là bác sĩ chuyên khoa khi nghe thấy các triệu chứng có thể chẩn đoán nhầm đó là chứng trào ngược dạ dày-thực quản.
Bí quyết ăn ngon miệng cho bệnh nhân ung thư
Bệnh nhân ung thư nên ăn gì để đảm bảo dinh dưỡng là một trong những thách thức lớn nhất bên cạnh quá trình điều trị.
ThS. DS Nguyễn Thị Vũ Thành, Chuyên gia y tế công cộng Quỹ toàn cầu đưa ra lời khuyên cho bệnh nhân ung thư và người nhà có thể áp dụng những bí quyết sau để giúp bệnh nhân ăn ngon miệng, vượt qua tình trạng chán ăn do thay đổi vị giác:
- Ưu tiên lựa chọn những thực phẩm có mùi và hương vị tốt hoặc đơn giản là thử những thực phẩm mới lạ dù trước đây người bệnh chưa từng ăn.
- Người bệnh ung thư cần đánh răng thường xuyên (tốt nhất trước và sau khi ăn) để giữ răng miệng sạch khỏe và dùng chỉ nha khoa làm sạch răng sau bữa ăn hàng ngày.
- Ngăn ngừa buồn nôn và nôn mửa gây ra cảm giác ngấy cần tránh ăn 1-2 giờ trước hóa trị và 3 giờ sau hóa trị.
- Để giảm bớt mùi vị kim loại hãy sử dụng muỗng nĩa bằng sành sứ và dụng cụ nấu bằng sành hoặc thủy tinh, tránh sử dụng kim loại.
- Ngăn chặn mùi vị xấu trong miệng bằng cách súc miệng ngay trước bữa ăn bằng dung dịch muối và bột nở (baking soda) pha tỉ lệ 2:1 trong nước ấm.
- Che bớt vị kim loại hoặc vị đắng trong miệng bằng ăn kẹo cứng có hương vị như cam, chanh hoặc bạc hà (loại không đường) hoặc nhai kẹo cao su không đường.
- Tăng lượng thức ăn và năng lượng nạp vào bằng đa dạng hóa bữa ăn.
- Nếu không có chỉ định gì đặc biệt (như đang hóa trị với Eloxatin), người bệnh có thể sẽ cảm thấy ngon hơn khi ăn thực phẩm lạnh hoặc đông lạnh so với các thực phẩm nóng. Đối với các bệnh nhân nhạy cảm hơn với mùi vị nên tránh khỏi nhà bếp trong lúc người khác nấu ăn hoặc sử dụng quạt hút loại bỏ mùi khi nấu ăn.
- Hỏi ý kiến bác sĩ để uống bổ sung kẽm khi bệnh nhân cảm nhận thấy vị kim loại hay vị thuốc trong thức ăn.
Áp dụng các bí quyết để giúp ăn ngon miệng ở trên, người bệnh cũng cần tăng cường vận động và đi khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ hoặc khi có triệu chứng bất thường xảy ra.
Đỗ Hiên
Thực phẩm không tốt cho người bị cảm nhiều người không ngờ tới Sữa, cà phê, ớt,... là những thực phẩm chúng ta nên tránh khi cảm cúm. Bệnh cảm cúm là căn bệnh thường gặp ở nhiều người, nhất là vào mùa lạnh. Khi cảm cúm, cơ thể sẽ trở nên mệt mỏi, đau nhức, khó chịu, thời điểm này nếu dùng những thực phẩm không phù hợp thì bệnh sẽ trở nên tồi tệ...