Người phụ nữ bị nhiễm trùng vùng cổ do đắp lá vào khối u
Khi nhập viện, tình trạng của người phụ nữ ở Trung Quốc đã khá nặng nặng, xuất hiện hoại tử được kích thích bởi thảo dược tự chế.
Hơn 2 tháng kể từ khi phát hiện, khối u trên cổ của Qiu (33 tuổi, ở Phúc Dương, Hàng Châu, Trung Quốc) đã phình to và có đường kính hơn 10 cm.
Theo ông Jin Jie, Giám đốc khoa Huyết học, Bệnh viện Y Đại học Chiết Giang, khi nhập viện, tình trạng của Qiu đã khá nặng nặng, xuất hiện hoại tử. Vết thương ở cổ bị rách và bị kích thích bởi thảo dược tự chế gây lở loét, nhiễm trùng.
“Chúng tôi đã kiểm soát được tình trạng nhiễm trùng, các vết loét cũng tiến triển tốt hơn so với lúc mới nhập viện. Bệnh nhân Qiu đang được điều trị bằng phác đồ hóa trị”, bác sĩ Jin cho biết thêm. Thêm vào đó, Qiu cần phải làm 6 đợt hóa trị và tiếp tục theo dõi, đánh giá tình hình.
Giáo sư Jin cũng cảnh báo nếu bệnh nhân tới điều trị chuyên khoa sớm hơn sẽ không dẫn tới tình trạng nghiêm trọng như vậy.
Tự ý chữa bệnh bằng thảo dược dân gian đắp lên vết thương, người phụ nữ ở Trung Quốc bị lở loét, ung thư hạch giai đoạn cuối. Ảnh: Sohu.
Video đang HOT
Bênh nhân Qiu phát hiện có một hạch nhỏ sưng ở cổ cách đây 3 tháng. Sau khi tới bệnh viện địa phương kiểm tra, các bác sĩ chẩn đoán người phụ nữ mắc bệnh viêm bạch huyết và kê thuốc kháng sinh để điều trị.
Sohu thông tin khi thấy con gái uống thuốc một tuần nhưng khối u trên cổ trái không có dấu hiệu suy giảm, cha mẹ Qiu đã đề nghị dùng một vài bài thuốc dân gian để điều trị.
Sau 4 ngày giã thuốc đắp lên vết hạch sưng, tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn. Khối u lớn và bắt đầu vỡ ra, tạo thành các vết viêm loét, xuất hiện cả mủ.
Lo lắng và hoảng sợ, Qiu tới bệnh viện khác ở Hàng Châu để kiểm tra. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán người phụ nữ 33 tuổi mắc ung thư hạch bạch huyết.
“Tôi cảm thấy tim như ngừng đập khi nghe tin mình bị ung thư”, bệnh nhân bàng hoàng trước kết quả từ bệnh viện.
Qiu cũng bày tỏ sự hối hận vì đã chủ quan, để lỡ khoảng thời gian vàng điều trị bệnh. Đây là căn bệnh hoàn toàn xa lạ trong suy nghĩ của người phụ nữ này. Sau đó, cô được chuyển tới Bệnh viện Y Đại học Triết Giang để chữa trị.
'Kháng thể mạnh nhất' ngừa nCoV từ lạc đà
Các nhà khoa học tuyên bố tìm ra "kháng thể nCoV mạnh nhất thế giới" từ lạc đà alpaca, có thể được sử dụng trong dung dịch xịt mũi nhằm vô hiệu hóa virus.
"Kháng thể ngăn nCoV nhân lên và kích thích hệ miễn dịch của người bệnh. Nó không loại bỏ hoàn toàn virus. Bệnh nhân được điều trị sẽ sở hữu các kháng thể có ích về lâu dài với hệ miễn dịch của họ", tiến sĩ Alejandro Rojas, người dẫn đầu dự án, giám đốc phòng thí nghiệm Công nghệ Y sinh của Đại học Austral tại Chile, nói.
Các nhà khoa học trên thế giới đang tìm hiểu cách sử dụng hệ miễn dịch của những loài thuộc họ lạc đà để chống lại nCoV. Lý do là chúng sản xuất ra các loại kháng thể đơn giản và hiệu quả hơn giúp nhận diện và tấn công vi khuẩn, virus.
Tuy phân tách thành công một loại kháng thể "cực kỳ mạnh" từ giống lạc đà alpaca, các chuyên gia vẫn gặp vấn đề với việc chứng minh khả năng chống lại nCoV của nó.
Nếu thành công, kháng thể sẽ được sản xuất dưới dạng thuốc xịt mũi, giúp chúng bám vào protein gai trên bề mặt virus và ngăn xâm nhập vào tế bào người.
Lạc đà trong một nông trại ở Chile. Ảnh: Explica
"Với những bệnh nhân đã mang virus và xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng, một lượng kháng thể lớn sẽ di chuyển, ngăn chặn virus lây nhiễm các tế bào khác khi chúng lan tới biểu mô phổi", tiến sĩ Rojas cho hay.
Hãng dược phẩm Modern cho biết nghiên cứu đang ở giai đoạn ba.
Trong trường hợp tiếp xúc với người nhiễm, kháng thể có tác dụng phòng bệnh và bảo vệ trước sự tấn công của virus.
Nhóm các nhà khoa học Đại học Austral tại Chile đang thực hiện nhiều thử nghiệm tương tự, kỳ vọng kết quả khả quan sẽ có trong vòng 6 tháng tới.
Tuy nhiên, tiến sĩ Rojas kêu gọi sự hỗ trợ về mặt tài chính nhằm chi trả gần 2 triệu USD phí thử nghiệm, nhấn mạnh rằng đây là "một vấn đề quan trọng mang tính quốc gia và toàn thế giới".
Nhiều nhóm nghiên cứu ở các nước như Đức và Hà Lan cũng đã tìm ra những loại kháng thể đặc hiệu với nCoV. Các chuyên gia ở Trung tâm Nghiên cứu nhiễm trùng Braunschweig Helmholtz đã thử nghiệm hơn 6.000 loại khác nhau để tìm ra những "ứng viên" tiềm năng nhất.
Các nhà khoa học tại Đại học Utrecht, Hà Lan tiêm virus vào tế bào chuột và tách lấy kháng thể. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications hồi tháng 5 rất hứa hẹn.
Độc hại gấp 68 lần so với asen, chất gây ung thư hàng đầu này đang lẩn khuất ở 4 vị trí bạn đang sử dụng hàng ngày trong nhà Tưởng chừng vô hại nhưng 4 vị trí này trong ngôi nhà của bạn có thể là nơi trú ẩn của loại chất gây ung thư hàng đầu này, độc gấp 68 lần so với asen. Ông Zhu, 50 tuổi bị sốt cao li bì trong vài ngày, dù đã tiêm và uống thuốc nhưng tình trạng vẫn không được cải thiện, vì...