Người phụ nữ béo nhất thế giới với cân nặng 353kg bây giờ ra sao sau khi giảm được 200kg?
Người phụ nữ này đã phải cầu xin bác sĩ phẫu thuật cắt bớt dạ dày.
Charity Pierce (đến từ Cedar Rapids, Iowa, Mỹ) từng gây chú ý khi đã giảm được hơn một nửa trọng lượng cơ thể sau khi cân nặng lên tới gần 360kg. Tuy nhiên, cô vẫn phải đối mặt với nhiều cuộc phẫu thuật da để đạt được vóc dáng mơ ước.
Charity Pierce từng được mệnh danh là người phụ nữ béo nhất thế giới sau khi mắc chứng thích ăn uống mất kiểm soát nguy hiểm. Cô đã phải cầu xin các bác sĩ thực hiện phẫu thuật dạ dày khi cân nặng lên tới 353kg.
Cân nặng quá khổ của người phụ nữ được cho là béo nhất thế giới
Charity bên con gái và bạn trai lúc trước
Người phụ nữ này cũng mắc một chứng bệnh khiến chân trái của cô sưng to đến mức khổng lồ. Ban đầu, Charity muốn giảm cân để tổ chức đám cưới của mình với Tony Sauer, người bạn đời kém cô 17 tuổi.
Hai năm sau, ngôi sao của chương trình My 600lb Life; Where Are They Now? của TLC đã trải qua nhiều cuộc phẫu thuật, bao gồm các ca phẫu thuật cắt bỏ khối mỡ nặng ở chân và phẫu thuật loại bỏ 17kg da thừa để có được vóc dáng thon gọn hơn.
“Ở mức gần 360kg, tôi là một tù nhân trong chính cơ thể mình. Nhưng việc giảm cân khó khăn hơn tôi tưởng rất nhiều”, Charity chia sẻ. Các cuộc phẫu thuật da cũng gây ra những biến chứng: “Kể từ khi tôi giảm rất nhiều cân, phần da thừa trên bụng đã gây ra nhiều vấn đề. Tôi đã bị nhiễm các vi khuẩb mô tế bào nhiều lần. Tôi đã phải quay lại bệnh viện nhiều lần để điều trị, và điều đó thật khó chịu vì thật khó để tiếp tục tiến bộ với những biến chứng này. Và cơ thể tôi vẫn còn rất biến dạng”.
Năm 2014, Charity, người bị hạn chế đi lại vì quá nặng, đã đồng ý để đài truyền hình TLC quay câu chuyện của mình vì cô tin rằng đó là cách duy nhất để cứu sống cô. Cô cảm thấy việc quay chương trình sẽ thúc đẩy cô giảm đủ cân để có thể đi lại và gặp mẹ mình, người đang hấp hối vì bệnh ung thư não.
Vào thời điểm đó, mặc dù cô nặng hơn gần 90kg so với cân nặng khuyến nghị cho phẫu thuật dạ dày, bác sĩ phẫu thuật Younan Nowzaradan (Houston) đã nhận điều trị cho cô. Ông đã giúp cô giảm xuống còn 295kg trong 5 tháng để có thể thực hiện thủ thuật thu nhỏ dạ dày của cô xuống bằng kích thước của một quả bóng chày.
Nhưng đáng buồn thay, ca phẫu thuật đã đến quá muộn đối với Charity – người sống cùng con gái Charly và hôn phu Tony Sauer (24 tuổi). Cô không thể gặp mẹ mình, người đã qua đời khi cô đang hồi phục sau phẫu thuật. Ngoài phẫu thuật dạ dày, Charity cũng phải trải qua một ca phẫu thuật để loại bỏ các khối mỡ lớn trên chân, nặng tới 26kg.
Video đang HOT
Hình ảnh của Charity trước và sau khi giảm cân
Được biết, người phụ nữ mắc chứng thích ăn do bệnh tâm lý nặng từ thời thơ ấu liên tục phải chứng kiến cha đánh cả mẹ mình. Thức ăn là “liều thuốc an ủi” độc hại của cô trong hàng chục năm.
Hơn một năm sau cuộc giảm cân và phẫu thuật lớn, cô còn suýt chết sau khi trải qua một cuộc phẫu thuật nữa để loại bỏ 17kg da thừa và vết thương bị nhiễm các vi khuẩn. Charity được đưa trở lại bệnh viện trong tình trạng nguy kịch vì sốc nhiễm các vi khuẩn.
Trong khi Charity chiến đấu giành giật sự sống, con gái Charly của cô cũng phải đối mặt với cơn ác mộng về cân nặng của chính mình sau nhiều năm bắt chước thói quen ăn uống của mẹ, khiến cô có cân nặng tới mức 181kg.
Con gái cô (phải) hiện có cân nặng còn hơn cả mẹ
Một số hình ảnh gần đây của Charity, cô được cho là đã giảm được hơn 200kg sau rất nhiều nỗ lực
Người phụ nữ tiết lộ một yếu tố quan trọng nữa giúp cô giảm cân thành công là các liệu pháp tâm lý. Trị liệu tâm lý đã đóng một vai trò rất lớn trong lối sống mới của cô, cho phép cô giải quyết tâm lý của sự phụ thuộc nguy hiểm vào thức ăn để hỗ trợ cảm xúc.
Truyền thuyết ly kỳ ở ngôi chùa cổ có mái xanh nổi bật TPHCM
Không chỉ là một trong những ngôi chùa cổ nhất TPHCM, chùa Huê Nghiêm còn lưu truyền truyền thuyết ly kỳ về người phụ nữ giàu có, sau khi chết tái sinh thành công chúa.
Huê Nghiêm là một trong những ngôi chùa cổ nhất TPHCM. Ảnh: Hà Nguyễn
Chùa cổ bậc nhất TPHCM
Đứng cao vút trong khuôn viên rộng lớn, ngôi chùa cổ Huê Nghiêm (đường Đặng Văn Bi, TP Thủ Đức, TPHCM) thu hút khách tham quan bởi màu ngói tráng men xanh lục bảo. Đây là một trong những ngôi chùa có tuổi đời cao nhất thành phố.
Theo các tài liệu tại chùa, ngôi cổ tự được thiền sư Thiệt Thoại-Tánh Tường xây dựng từ năm 1721. Trên đường vân du, thiền sư thấy cảnh trí nơi đây xinh đẹp nên dừng chân, dựng thảo am để hoằng dương Phật pháp.
Sau khi thiền sư Thiệt Thoại viên tịch, thiền sư Tế Lý-Quảng Đức tiếp nối trụ trì. Nhận thấy chùa tọa lạc trên vùng đất thấp, gần nhánh sông Sài Gòn, thiền sư Tế Lý-Quảng Đức có ý định dời chùa đến vị trí khác.
Chùa nổi bật với mái ngói xanh và các họa tiết trang trí sơn son thếp vàng trên nền sơn đỏ.
Lúc này, bà Nguyễn Thị Hiên, một người giàu có ở làng Linh Chiểu Đông (TP Thủ Đức ngày nay) phát tâm, hiến cúng phần đất nơi gò cao để xây chùa. Từ đó, chùa được dời đến vị trí ngày nay.
Sau hơn 300 năm, chùa Huê Nghiêm trải qua nhiều đợt trùng tu lớn, nhỏ. Dù vậy, ngôi cổ tự này vẫn giữ được vẻ đẹp kiến trúc truyền thống của những ngôi chùa Nam Bộ với mái ngói âm dương có đầu đao cong vút.
Phần bờ nóc của mái chùa được trang trí hình hoa sen, bánh xe luân hồi cách điệu. Các họa tiết trang trí tại chùa đều được sơn son thếp vàng trên nền sơn đỏ nổi bật.
Chùa có khuôn viên rộng rãi, nhiều cây xanh, tiểu cảnh sinh động được bài trí hài hòa như: Đức Phật Thích Ca hành đạo bên gốc cây bồ đề, Thái tử Tất Đạt Đa cắt tóc xuất gia, tháp thờ tự Quan Thế Âm Bồ Tát...
Khuôn viên chùa có nhiều cây xanh, tiểu cảnh được bài trí hài hòa, đẹp mắt.
Lẩn khuất sau những hàng hoa cảnh là vườn bảo tháp với nhiều ngôi tháp cổ của những thiền sư, hòa thượng tạo lập chùa và chư tăng.
Không chỉ là một trong những ngôi chùa cổ nhất TPHCM, chùa Huê Nghiêm còn lưu truyền truyền thuyết ly kỳ về "bà hộ Hiên", người phụ nữ giàu có, sau khi chết tái sinh thành công chúa.
Truyền thuyết ly kỳ
Các sư thầy tại chùa Huê Nghiêm cho biết, "bà hộ Hiên" chính là bà Nguyễn Thị Hiên, người hiến đất xây chùa thời trước. Sinh thời, bà Hiên nổi tiếng giàu có và thường xuyên giúp đỡ người nghèo, ủng hộ các việc công ích của làng xã.
Vì vậy, người dân gọi bà là "bà hộ Hiên". Bà Hiên cũng là người mộ đạo, được thiền sư Tế Lý-Quảng Đức ban pháp danh Liễu Đạo, tự Thành Tâm.
Vườn bảo tháp trong khuôn viên chùa. Ảnh: Hà Nguyễn
Những năm tháng cuối đời, bà Hiên vào chùa sinh sống. Năm 1821, bà mất và được mai táng trong khuôn viên chùa và lưu lại đây truyền thuyết ly kỳ tái sinh thành công chúa nhà Thanh ở Trung Quốc.
Truyền thuyết nhuốm màu liêu trai trên hiện nay vẫn được nhiều sư thầy tại chùa Huê Nghiêm nhắc đến. Nhiều tài liệu, sách báo cũng đề cập, ghi lại truyền thuyết ly kỳ này.
Trong tác phẩm Lịch sử Phật giáo Đàng Trong, tác giả Nguyễn Hiền Đức cho biết, thời vua Đạo Quang (1821-1850) ở Trung Quốc, hoàng phi sinh công chúa. Lúc chào đời, công chúa nắm chặt bàn tay không mở.
Chính điện của ngôi cổ tự. Ảnh: Hà Nguyễn
Vua thỉnh chư tăng lập đàn, tụng kinh, công chúa mới mở tay. Lúc này, trên tay công chúa xuất hiện dòng chữ đỏ như son ghi rõ: "Liễu Đạo, Huê Nghiêm, Gia Định".
Thấy lạ, vua sai người gửi thư sang triều đình Huế tìm xem ở Gia Định có chùa Huê Nghiêm và phật tử mang pháp danh Liễu Đạo hay không.
Khi biết chính xác tại Gia Định có chùa Huê Nghiêm và bà Hiên mang pháp danh Liễu Đạo nhưng đã mất, vua Đạo Quang rất bất ngờ. Ông sai người sang tặng chùa 1 bức tượng Phật bằng đồng, xây lại mộ cho bà.
Án thờ bà Hiên với bức tranh vẽ chân dung và bài vị được làm bằng gỗ quý, chữ viết cẩn xà cừ ngũ sắc.
Hiện nay, tại chùa Huê Nghiêm vẫn giữ án thờ bà Nguyễn Thị Hiên. Tại án thờ có bức tranh vẽ chân dung của bà.
Phía trước tranh là bài vị bằng gỗ quý ghi dòng chữ: Phụng vị Hoa Nghiêm tự, hội chủ Nguyễn Thị Hiên, pháp danh Liễu Đạo, tự Thành Tâm chánh hồn, Quý Mùi niên, lương nguyệt, cát thời thọ sanh, Tân Tỵ niên, lục nguyệt, sơ nhất nhật phù thời khứ". Tạm dịch: Chùa Hoa Nghiêm, hội chủ Nguyễn Thị Hiên, pháp danh Liễu Đạo, tự Thành Tâm. Sinh vào ngày lành giờ tốt, năm Quý Mùi. Mất năm Tân Tỵ, ngày mùng 1 tháng 6.
Cùng với nét đẹp kiến trúc độc đáo, truyền thuyết ly kỳ về bà hộ Hiên, chùa Huê Nghiêm thu hút phật tử, khách thập phương đến tham quan, chiêm bái mỗi ngày.
Con trai 33 tuổi cưới vợ 68 tuổi, bố mẹ "khóc như mưa" đi đón dâu Một đám cưới gây xôn xao cộng đồng mạng bởi chú rể 33 tuổi nhưng cô dâu đã 68 tuổi. Trong ngày cưới, mẹ chú rể "khóc như mưa" khiến những người chứng kiến không biết mẹ chú rể khóc vì vui hay buồn. Những câu chuyện về đám cưới độc lạ có "1-0-2" luôn thu hút cư dân mạng. Vừa qua, một...