Người phụ nữ 63 lần truyền hóa chất điều trị ung thư vú
Chị Trần Thị Cẩm Bào ở Hà Nội đã 6 năm điều trị ung thư với 63 lần truyền hóa chất, 19 lần cấp cứu.
Chị Bào năm nay 45 tuổi, đã kiên cường vượt qua tất cả khó khăn đau đớn của căn bệnh ung thư vú. Hiện bên cạnh việc vẫn tiếp tục điều trị bệnh, chị tích cực hoạt động truyền cảm hứng và nghị lực sống cho những người bệnh giống như mình.
Chị Cẩm Bào cùng chồng con. Gia đình hạnh phúc là điểm tựa tinh thần vững chắc của chị. Ảnh: Thùy An
Ung thư là căn bệnh thầm lặng và ngày càng tấn công người trẻ ở Việt Nam, song hiện ít người hiểu biết về tầm soát và điều trị bệnh. Chị Bào chia sẻ: “Cần giúp mọi người sớm hiểu rõ về căn bệnh, để thấu hiểu và tuyệt đối không có tư tưởng kỳ thị bệnh nhân ung thư”.
Trong 6 năm điều trị, chị Cẩm Bào rút ra bí quyết 4 chữ “T” để người bệnh có thể sống khỏe: Tinh thần, thể thao, thuốc và thảo dược. Ngoài ra người bệnh luôn phải tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Để giúp người bệnh vượt qua ung thư, gia đình và người thân không nên quá lo lắng, hoảng sợ mà phải luôn là điểm tựa tinh thần vững chắc nhất cho người bệnh.
“Lúc phát hiện bệnh, tôi tự nhủ mình suy nghĩ tích cực, phải đứng dậy làm điều ý nghĩa để tiếp tục cống hiến cho cuộc đời. Ngoài kia còn nhiều số phận khó khăn hơn mình nhiều”, người phụ nữ nói.
Video đang HOT
Ung thư đã di căn, chị Cẩm Bào vẫn dành phần lớn thời gian cho hoạt động thiện nguyện, giúp đỡ bệnh nhân và giúp mọi người hiểu hơn về bệnh. Chị xây dựng “Thư viện tóc – Góc cười cuộc sống”, thành lập Câu lạc bộ thiện nguyện “Hoa ưu đạm – Nhịp cầu nhân ái”. Chị cùng nhóm của mình quyên góp hơn 200 chiếc xe lăn tặng người bệnh, tổ chức chương trình “Triệu bức tranh – nghìn hy vọng” mang màu sắc đến từng phòng bệnh.
Tế bào ung thư thầm lặng lớn lên từng ngày trong cơ thể người bệnh. Điều trị bệnh cũng vô cùng phức tạp nên phải đến đúng viện, khám đúng bác sĩ chuyên môn. Chị Bào khuyên bệnh nhân không nên nghe truyền miệng hay theo xu thế đám đông mà bỏ bệnh viện, tự chữa bệnh, ngồi thiền, tin vào “thần dược” chữa bách bệnh. Thậm chí kiêng ăn vì cho rằng thức ăn dinh dưỡng sẽ nuôi tế bào ung thư phát triển là hoàn toàn sai lầm.
“Tôi mong muốn có đủ sức khỏe để đi xa hơn và giúp đỡ nhiều hơn các bệnh nhân ung thư, để những ngày sống còn lại của đời mình thêm ý nghĩa”, chị Cẩm Bào chia sẻ.
Thùy An
Theo VNE
Bệnh nhân ung thư nào không thể hóa, xạ trị?
Bệnh nhân già yếu, ung thư giai đoạn cuối, hoặc đáp ứng thuốc kém... thường không được chỉ định hóa, xạ trị.
Hóa và xạ trị là hai liệu pháp điều trị ung thư cơ bản hiện nay, mang lại hiệu quả chữa bệnh và cũng để lại cả tác dụng phụ. Tuy nhiên, không phải ai cũng được bác sĩ chỉ định truyền hóa chất hay chiếu xạ bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.
Có hai đối tượng thường không được chỉ định: bệnh nhân già yếu hoặc ung thư giai đoạn cuối. Họ đều có thể trạng yếu, không đủ điều kiện sức khỏe để chống lại tác dụng phụ, có nguy cơ tử vong cao nếu tiến hành điều trị hóa chất.
Ngoài ra, còn có một số trường hợp bệnh nhân trẻ, điều kiện sức khỏe cho phép, nhưng vẫn không có hóa trị trong phác đồ tổng thể. Nguyên nhân là do đáp ứng thuốc của bệnh nhân quá thấp trong những lần truyền hóa chất trước đó. Điều này khiến người bệnh bối rối khi buộc phải dừng, hoặc không được điều trị hóa chất và chiếu xạ ngay từ đầu.
Bệnh nhân già yếu, ung thư giai đoạn cuối, hoặc đáp ứng thuốc kém... thường không được chỉ định hóa, xạ trị.
Nhiều bệnh nhân lo lắng, không biết liệu các phương pháp điều trị khác có hiệu quả với họ hay không. Hiện, các phương pháp mới như liệu pháp miễn dịch, điều trị đích... chỉ áp dụng cho một số loại bệnh, tình trạng sức khỏe, khả năng tài chính và hiệu quả tùy thuộc đáp ứng của người bệnh.
Dừng điều trị là quyết định không dễ dàng với bác sĩ và bệnh nhân. Từ đây, người bệnh sẽ bước vào giai đoạn mới với không ít thách thức, vừa phải chăm sóc giảm nhẹ các triệu chứng bệnh, vừa tăng cường khả năng tự phòng vệ của cơ thể. Khi không thể nhờ cậy nguồn lực bên ngoài như hóa chất hay xạ trị, họ buộc phải củng cố sức mạnh nội tại bên trong, để ngăn chặn khối u phát triển.
Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân ung thư đều bị tổn thương và suy yếu hệ miễn dịch. Do đó, nhiệm vụ quan trọng nhất lúc này là củng cố lại hệ miễn dịch, đồng thời chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng. Chế độ dinh dưỡng khoa học và vận động hợp lý có thể mang lại những kết quả bất ngờ. Từ kinh nghiệm chữa trị thành công của những người đi trước, nhiều bệnh nhân tìm đến phương pháp thực dưỡng với gạo lứt, rau củ, quả ít đường cùng nhiều bài tập thể dục, thiền, vẩy tay...
Cùng với đó, bệnh nhân có thể dùng thêm các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược để tăng cường miễn dịch, bồi bổ cơ thể, giúp ăn ngon, ngủ sâu, giảm mệt mỏi, stress, vượt qua nỗi ám ảnh về bệnh tật. Trong đó nghệ vàng, tam thất và tảo nâu được y học cổ truyền ưa dùng. Chúng cũng được khoa học chứng minh có chứa hoạt chất chống oxy hóa mạnh, tìm diệt gốc tự do, thúc đẩy sự chết tự nhiên của tế bào ung thư, ức chế khối u phát triển và xâm lấn, tăng cường hệ miễn dịch.
Thực dưỡng, bổ sung các sản phẩm tăng miễn dịch giúp bệnh nhân ung thư chống chọi với bệnh.
Tuy nhiên, việc dùng trực tiếp củ nghệ và tam thất ít hiệu quả, do hoạt chất Curcumin khó tan, hấp thu kém, còn hàm lượng Saponin không cao. Để khắc phục vấn đề đó, các nhà khoa học đã chế tạo phức hệ Nano FGC gồm Fucoidan trong tảo nâu, Saponin trong tam thất và Curcumin trong nghệ vàng.
Cấu trúc nano đặc biệt giúp tăng độ tan của Curcumin lên hơn 4.000 lần, bảo vệ các hoạt chất, đưa curcumin vào máu dễ dàng. Nhờ vậy, phát huy tối đa hiệu quả của cả ba hoạt chất so với việc chỉ sử dụng riêng lẻ từng thành phần. Công nghệ này hiện được chuyển giao thành thực phẩm bảo vệ sức khỏe CumarGold Kare.
An San
Theo vnexpress.net
Nâng cao nhận thức trong cộng đồng phòng, chống bệnh ung thư Ngày 28-10, tại Hà Nội, Bệnh viện K đã tổ chức Lễ phát động nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống bệnh ung thư. Đây là một trong những hoạt động nằm trong Dự án 1 - Phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và các bệnh không lây nhiễm phổ biến (hoạt động phòng, chống bệnh ung thư)...