Bệnh nhân 74 tuổi vừa được các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM phẫu thuật thành công.
Bệnh nhân bị bướu cổ cách đây gần 50 năm. Năm 1969, bà từng phẫu thuật bướu một lần nhưng không được cắt bỏ hoàn toàn nên bướu ngày càng lớn hơn. Đến nay khối bướu to chèn ép khiến người bệnh khó thở, khó nuốt, khàn tiếng, run tay chân. Đặc biệt tình trạng khó thở nặng nề hơn nên bà phải ngủ ngồi gần hai năm nay. Người bệnh còn có tiền sử hút thuốc lá trên 30 năm với trung bình một gói rưỡi mỗi ngày.
Đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, người phụ nữ được chẩn đoán suy tim phải, tăng áp động mạch phổi nặng. Nguyên nhân bướu cổ to chèn ép khí quản và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ khối bướu.
Bác sĩ Dũng thăm khám bệnh nhân đang dần hồi phục sau ca mổ. Ảnh: Y.D
Bác sĩ Bùi Thế Dũng, Trưởng khoa Nội tim mạch Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cho biết, bệnh nhân mắc cùng lúc hai bệnh lý gây suy tim. Thứ nhất là bướu tuyến giáp quá lớn làm nghẹt đường thở lâu dài, suy hô hấp mạn tính, giảm oxy và tăng CO2 trong máu. Thứ hai là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) do người bệnh hút thuốc lá lâu năm.
Bác sĩ nhận thấy tình trạng suy tim của bệnh nhân có nguyên nhân chính là bướu giáp quá to chèn ép đường thở, nếu để lâu có nguy cơ tử vong nên chỉ định phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp. Sau phẫu thuật, bệnh nhân đã có thể nằm ngủ, phục hồi dần chức năng tim – phổi, sức khỏe ổn định.
Thạc sĩ, bác sĩ Trần Thanh Vỹ, Trưởng khoa Lồng ngực mạch máu Bệnh viện Đại học Y Dược chia sẻ đây là một trường hợp rất đặc biệt, vì khối bướu rất to, gây chèn ép nhiều cơ quan dẫn đến suy tim và nằm ở vùng cổ dính rất nhiều mô xung quanh, nên việc phẫu thuật gặp nhiều khó khăn. Bác sĩ phẫu thuật cần có kinh nghiệm và tay nghề vững vàng mới có thể cắt bướu triệt để mà ít gây tổn thương cho người bệnh.
Các bác sĩ khuyến cáo tình trạng bướu cổ chèn ép các cơ quan khác xảy ra khi người bệnh để bướu phát triển to trong thời gian dài mà không phẫu thuật cắt bỏ. Người bệnh bướu cổ cần đi khám 6 tháng một lần để được các chuyên gia xác định khối bướu có gây chèn ép các cơ quan khác hay không, từ đó đưa ra chỉ định điều trị phù hợp. Người bệnh đã cắt bỏ bướu giáp cũng nên tái khám thường xuyên để được bác sĩ theo dõi.
Hội An
Theo vnexpress.net
Tin mới nhất
7 thực phẩm gây mất ngủ, lão hóa nhanh
13:56:43 08/11/2024
Ngủ không đủ giấc có liên quan đến nhiều vấn đề về tâm thần, bao gồm mệt mỏi, suy giảm trí nhớ và giảm khả năng tập trung. Hơn nữa, thiếu ngủ mạn tính có liên quan đến việc tăng nguy cơ béo phì và kiểm soát lượng đường trong máu kém.
Cây dại mọc đầy ở Việt Nam, ra nước ngoài bán hơn nửa triệu/kg
13:54:37 08/11/2024
Trước kia ở Trung Quốc, nếu chẳng may bị trầy xước hay chảy máu khi đi rừng, người dân thường lấy một nắm kiến huyết thanh gần đó, vò nát và bôi lên vết thương. Máu sẽ ngừng chảy nhanh chóng, trong khoảng 1 ngày là có thể giảm sưng.
Máy tạo nhịp tim dạng tiêm
13:46:32 08/11/2024
Vị trí tiêm đóng vai trò là điểm tiếp xúc với thiết bị bên ngoài để đo kiểm, cho phép đo điện tâm đồ và cung cấp kích thích điện công suất thấp để điều chỉnh nhịp tim.
Không chủ quan với bệnh dại
09:44:05 08/11/2024
Bệnh dại hoàn toàn có thể phòng được nhưng số liệu thống kê từ các cơ quan chức năng cho thấy, trung bình mỗi năm nước ta vẫn có khoảng 70 người tử vong vì bệnh dại.
TP Hồ Chí Minh: Số ca mắc sốt xuất huyết gia tăng
05:01:41 08/11/2024
Trước tình hình dịch bệnh đang gia tăng, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh kêu gọi mỗi người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh ngay từ thời điểm này để ngăn chặn dịch bùng phát.
Tăng cường giám sát các trường hợp mắc sốt xuất huyết
04:56:03 08/11/2024
Khi có triệu chứng sốt, nghi ngờ sốt xuất huyết, người dân phải đến ngay cơ sở y tế để khám, điều trị và không tự ý điều trị tại nhà , bà Nguyễn Quế Phương cho biết thêm.
Đái dầm ở trẻ có cần điều trị?
04:55:13 08/11/2024
Khi dừng thuốc có thể tái phát, cần giảm liều từ từ để hạn chế tái phát. Ngoài ra, tùy trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số thuốc phối hợp khác.
Lá bàng có tác dụng gì?
21:35:46 07/11/2024
Một số nghiên cứu cũng đưa ra công dụng của lá bàng là tác dụng tốt với bệnh ung thư, đái tháo đường. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng khoa học đủ mạnh để có thể khẳng định điều này.
Bài tập cho người mắc hội chứng truyền máu song thai
21:30:14 07/11/2024
Thai nhi cho thường nhận ít máu hơn và có nguy cơ thiếu máu. Trong khi thai nhi nhận có thể bị thừa máu, dẫn đến suy tim và các vấn đề sức khỏe khác.
Nâng cao vai trò của người cao tuổi trong công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá
21:24:10 07/11/2024
Có thể nói, người cao tuổi có vai trò quan trọng trong công tác phòng chống tác hại của thuốc lá. Sự gương mẫu của người cao tuổi đã giúp con, cháu cùng các thành viên trong gia đình không hút thuốc, tránh xa khói thuốc.
Hội chứng DiGeorge có cách điều trị?
20:12:00 07/11/2024
Các dấu hiệu khác của hội chứng DiGeorge là các khuyết tật tim bẩm sinh, bất thường ở vòm miệng và đặc điểm trên khuôn mặt, sự chậm phát triển và các rối loạn tâm thần, cùng nhiều dấu hiệu khác.
Bất ngờ với công dụng của trái thù lù, trước mọc dại giờ là vị thuốc quý được
19:58:05 07/11/2024
Ngoài phòng ngừa ung thư, chiết xuất từ quả thù lù tươi và khô được phát hiện có thể kéo dài tuổi thọ của tế bào đồng thời ngăn ngừa sự hình thành các hợp chất gây tổn thương oxy hóa.