Người phụ nữ 44 tuổi đối mặt với căn bệnh không có cách chữa trị
Sau 4 năm vật lộn, cô Heather Wolynic (Mỹ) cuối cùng cũng biết bản thân đang mắc bệnh gì ở tuổi 44.
Heather Wolynic được chẩn đoán mắc bệnh Parkinson vào mùa hè năm ngoái. Hiện người phụ nữ này là mẹ của 3 con trai và làm giáo viên dạy mỹ thuật tại Florida (Mỹ). Vào năm 2017, cô đột ngột cảm thấy mệt mỏi vô cùng khi thức dậy đến nỗi không thể đứng hoặc vươn người tắt vòi nước. Hơn nữa, những triệu chứng bất thường như đau đầu và rối loạn huyết áp cũng xuất hiện liên tục.
Heather cho biết: “Tôi cảm thấy bất lực khi phải ngồi để tắm. Trong 3 tuần tiếp theo, tôi quá yếu đến nỗi không thể rời khỏi giường”. Dưới đây là chia sẻ của người phụ nữ này về hành trình cô đã trải qua để đi tìm lời giải cho căn bệnh của mình:
Heather vào tháng 4 năm 2016, trước khi sự mệt mỏi và triệu chứng tồi tệ nhất của cô bắt đầu xuất hiện.
Triệu chứng trở nên nghiêm trọng
Trong 4 năm, tôi đã đến gặp nhiều bác sĩ với hy vọng tìm ra căn bệnh bản thân mắc phải. Các triệu chứng dần dần trở nên tồi tệ hơn. Sau đó, một vết loét lớn xuất hiện trong miệng và khiến việc ăn uống trở nên khó khăn đến mức tôi chỉ có thể uống nước canh. Tóc tôi bắt đầu mỏng đi đáng kể.
Lúc đầu, một bác sĩ cho rằng tôi chỉ bị mệt mỏi quá độ vì gánh nặng gia đình. Sau cuộc ly hôn, tôi thường xuyên phải làm tăng ca để kiếm tiền nuôi các con. Dù vậy, lời giải thích này vẫn khiến tôi cảm thấy băn khoăn. Tại một bệnh viện khác, bác sĩ chuyên khoa thần kinh kết luận tôi bị đau nửa đầu trong khi bác sĩ về bệnh truyền nhiễm lại cho rằng tôi mắc bệnh rối loạn tự miễn.
Vào tháng 12 năm 2017, Heather đã dành ba tuần trên giường và không thể trở lại giảng dạy sau kỳ nghỉ đông vì cô quá yếu.
Đi khám không đem lại kết quả
Vào thời điểm đó, những triệu chứng càng ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Các cơ mặt cứng đơ đến nỗi tôi khó thể nói chuyện và phải viết ra giấy từng câu. Tôi cảm thấy khó chịu, cứng người, mất thăng bằng và đi lại chậm chạp. Cơ thể tôi đang run rẩy từ trong ra ngoài.
Một bác sĩ tim mạch nói tôi bị hạ huyết áp thế đứng, một dạng huyết áp thấp khiến bạn cảm thấy chóng mặt khi đứng dậy và đôi khi có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.
Triệu chứng đặc trưng của bệnh Parkinson là run rẩy tay chân và đi lại chậm chạp, mất cân bằng.
Sau khi tự nghiên cứu, tôi lo sợ bản thân có thể đang phải đối mặt với bệnh Parkinson, một dạng thoái hóa thần kinh làm ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh sản xuất dopamine trong não. Những thông tin trên mạng xã hội cho thấy rất ít phụ nữ trẻ tuổi được chẩn đoán mắc bệnh này.
Video đang HOT
Để tìm ra câu trả lời, tôi quyết định tới gặp một bác sĩ chuyên khoa thần kinh có uy tín tại địa phương. Sau khi kiểm tra, ông ấy phủ nhận tôi không mắc bệnh Parkinson. Bác sĩ kết luận tôi chỉ bị stress do làm việc nhiều và khuyên tôi đi điều trị tâm lý.
Heather vẽ ngoài trời và trong không khí trong lành, tám tháng sau khi được chẩn đoán.
Tìm câu trả lời
Sau 4 năm vật lộn, cuối cùng tôi đã tìm ra được câu trả lời ở tuổi 44. Tôi đi khám ở một bác sĩ chuyên khoa thần kinh khác vì chứng đau nửa đầu. Tuy nhiên, thay vì hỏi về những cơn đau, ông ấy yêu cầu tôi đứng dậy và làm một vài bài tập. Cuối cùng, bác sĩ nghi ngờ tôi đang mắc bệnh Parkinson khởi phát sớm.
Tôi cảm thấy lo sợ vì căn bệnh này không có cách chữa trị. Chúng sẽ lấy đi hai niềm đam mê lớn nhất của tôi là chăm sóc con cái và làm nghệ thuật.
Hầu hết những người mắc bệnh Parkinson thường gặp phải các triệu chứng sau tuổi 50. Vì bệnh này hiếm khi xuất hiện ở người trẻ tuổi nên việc chẩn đoán gặp không ít khó khăn. Mặc dù nhận thấy những triệu chứng như run rẩy, cứng tay chân, gặp các vấn đề về cân bằng, phối hợp, các bác sĩ thường không nghĩ những người trẻ tuổi như tôi lại mắc Parkinson.
Heather vào tháng 1 năm 2020, cảm thấy được nạp năng lượng sau một lớp học đấm bốc.
Tiếp tục tiến lên phía trước
Ngoài việc dùng thuốc, tập thể dục cũng là một yếu tố quan trọng để kiểm soát bệnh Parkinson. Tôi đã đăng ký và tham gia lớp học đấm bốc ba lần một tuần để cải thiện khả năng cân bằng, nhanh nhẹn và phối hợp tay với mắt.
Tuy căn bệnh này làm thay đổi cuộc sống của tôi, tôi vẫn rất vui vì các con luôn ở bên và thấu hiểu. Thay vì cố gắng làm một người phụ nữ hoàn hảo, tôi chia nhỏ công việc ra từng ngày và ghi lại vào một cuốn sổ. Tôi coi việc chăm sóc gia đình và tận hưởng thời gian bên bạn bè là phần thưởng tuyệt vời nhất trong quá trình điều trị bệnh Parkinson.
Tác dụng của tế bào gốc đối với chữa bệnh
Các tế bào gốc trong cơ thể đều có mục đích cụ thể. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ tế bào gốc là gì và tác dụng mà tế bào gốc đem lại.
1. Tế bào gốc là gì?
Tế bào gốc là những tế bào không phân biệt có thể biến thành các tế bào cụ thể khi cơ thể cần. Đây là nguyên nhân khiến các nhà khoa học quan tâm đến tế bào gốc vì chúng giúp giải thích một số chức năng của cơ thể hoạt động như thế nào và tại sao cơ thể lại gặp trục trặc.
Không chỉ vậy, tế bào gốc còn là các tế bào sinh học có khả năng biệt hóa thành tế bào khác. Từ đó, phân bào tạo ra nhiều tế bào gốc hơn, chúng có thể tìm được trong các sinh vật đa bào.
Tế bào gốc là một trong những nguyên nhân hứa hẹn cách sử dụng để giúp điều trị một số bệnh hiện không có cách chữa đối với người bệnh.
Giải đáp tế bào gốc là gì, có thể lấy từ máu dây rốn ngay sau khi sinh. Đối với các loại tế bào gốc, việc thu hoạch tế bào gốc tự thân có ít nguy cơ rủi ro nhất đối với sức khỏe con người. Theo định nghĩa về tế bào gốc thì các tế bào tự thân thu được từ cơ thể của chính mình giống như khi con người sử dụng máu của bản thân cho các cuộc phẫu thuật mà mình cần thực hiện phẫu thuật.
2. Công nghệ tế bào gốc là gì?
Vì tế bào gốc là một phần cơ thể có khả năng biệt hóa thành nhiều loại tế bào khác nhau. Trong đó, khả năng tái tạo giúp thay thế những tế bào cũ bị tổn thương. Tế bào gốc có khả năng tái tạo, tái sinh.
Công nghệ tế bào gốc là công nghệ nghiên cứu về những ứng dụng của tế bào gốc trong cuộc sống. Đối với công nghệ gốc, chúng giúp quá trình tìm kiếm các nguồn tế bào gốc diễn ra tốt hơn.
Kế hoạch nuôi cấy, nhân rộng tế bào sẽ diễn ra khoa học hơn. Giải đáp thắc mắc tế bào gốc có tác dụng gì đối với cuộc sống con người. Tế bào gốc giúp phục vụ quá trình làm đẹp của con người và giúp ích trong việc chữa trị một số căn bệnh y khoa.
Công nghệ tế bào gốc là gì - Ảnh Internet
3. Tế bào gốc chữa được những bệnh gì?
Thực tế, có nhiều thứ đáng ngạc nhiên mà tế bào gốc đem lại. Tế bào gốc có tác dụng gì, điều này sẽ được cụ thể hơn khi hiểu hơn về khả năng chữa bệnh bằng tế bào gốc.
Nhiều người lo ngại rằng, tế bào gốc chữa được những bệnh gì, thật sự chữa được bệnh trong y khoa hay không và thậm chí là các căn bệnh hiểm nghèo như ung thư, xơ gan, nhồi máu cơ tim, chấn thương cột sống,...
Công nghệ tế bào gốc được sử dụng cho bệnh nhân bị bại não, công nghệ tế bào gốc giúp người bệnh khôi phục chức năng vận động của cơ thể. Từ những chỗ bị liệt toàn thân, bệnh nhân có thể ngồi dậy, cử động được tứ chi. Đối với con người, đây được xem là thành quả vĩ đại trong y học và công nghệ tế bào gốc thật sự đem lại sự thay đổi lớn đối với nhân loại.
4. Sử dụng tế bào gốc trong quá trình điều trị bệnh
- Tế bào gốc dùng để điều trị tim mạch:
Các nhà nghiên cứu của Bệnh viện Đa khoa Massachusetts đã báo cáo trong PNAS Early Editionthat vào năm 2013 cho biết. Khi họ tạo ra các mạch máu ở chuột trong phòng thí nghiệm, sử dụng tế bào gốc của con người. Chỉ sau 2 tuần sau khi thực hiện cấy ghép tế bào gốc, mạng lưới các mạch máu đã hình thành.
Kết quả còn cho thấy rằng các mạch máu mới này còn tốt hơn so với các mạch máu tự nhiên. Đây là một bước tiến mới và các nhà khoa học hi vọng rằng loại kỹ thuật này có thể giúp điều trị người mắc bệnh tim mạch khi họ gặp các vấn đề về mạch máu.
- Tế bào gốc sử dụng để điều trị các bệnh về não:
Đối với những người mắc các bệnh về não như Parkinson và Alzheimer, việc sử dụng tế bào và mô thay thế để điều trị có thể đem lại hiệu quả trong một ngày nào đó.
Đối với bệnh Parkinson, tổn thương ở tế bào não khiến người bệnh không kiểm soát được các cử động cơ bắp. Đối với tình trạng này, các nhà khoa học có thể sử dụng tế bào gốc để bổ sung vào các mô não bị tổn thương. Từ đó có thể phục hồi các tế bào não chuyên biệt chấm dứt các chuyển động cơ bắp không kiểm soát.
Tế bào gốc chữa được những bệnh gì, có khả năng điều trị bệnh liên quan đến não bộ - Ảnh Internet
- Sử dụng để điều trị thiếu tế bào:
Các nhà khoa học cho rằng tế bào gốc rất đáng được kỳ vọng, một ngày nào đó có thể phát triển các tế bào tim khỏe mạnh trong phòng thí nghiệm và thực hiện cấy ghép cho những người mắc bệnh tim.
Khi đó, các tế bào mới này đều được sửa chữa, phục hồi bằng mô tim khỏe mạnh. Đối với tình trạng tương tự, những người mắc bệnh tiểu đường loại I có thể dễ dàng nhận biết các tế bào tuyến tụy để thay thế các tế bào sản xuất insulin mà hệ thống miễn dịch của họ bị mất hoặc phá hủy.
- Sử dụng tế bào gốc điều trị bệnh về máu:
Đối với các bác sĩ hiện thường xuyên sử dụng các tế bào gốc tạo máu trưởng thành giúp điều trị cho người bị bệnh. Chẳng hạn bệnh bạch cầu, khi con người bị thiếu máu hồng cầu hình liềm và các vấn đề suy giảm hệ miễn dịch khác.
Khi đó, các tế bào gốc tạo ra trong máu và tủy xương có thể tạo ra tất cả các loại tế bào máu gồm cả hồng cầu mang oxy và tế bào bạch cầu chống lại bệnh tật.
- Khi hiến tặng hoặc thu hoạch tế bào gốc:
Mỗi người đều có tế bào gốc, do đó tế bào gốc có thể đem để hiến tặng nhằm giúp người thân hoặc sử dụng cho bản thân trong tương lai. Một số nguồn tế bào gốc hiến tặng như sau: Tủy xương, tế bào gốc ngoại vi, máu cuống rốn,....
- Được sử dụng để nghiên cứu và khám phá khoa học:
Tế bào gốc có thể khiến nó khác biệt, điều này giúp cơ thể tìm hiểu các gen và đột biến gây ra hiệu ứng.
Từ đó, tế bào gốc chữa được những bệnh gì, có tiềm năng chữa bệnh cho các bệnh chưa có cách chữa trị. Đối với sự phân chia biệt hóa tế bào bất thường có thể gây ra tình trạng chịu trách nhiệm cho các tình trạng bao gồm ung thư và khuyết tật bẩm sinh.
Hi vọng với những thông tin trên về tế bào gốc, mọi người có thể hiểu rõ hơn về tế bào gốc là gì, tế bào gốc chữa được những bệnh gì để sử dụng tế bào gốc tự thân hoặc hiến tặng tế bào gốc một cách hợp lý.
Cân bằng lượng sắt trong máu có thể giúp kéo dài tuổi thọ? Các nhà nghiên cứu mới đây đã tìm ra bằng chứng cho thấy mối liên hệ giữa hàm lượng sắt trong máu và tuổi thọ của con người. Hàm lượng sắt trong máu của một người liệu có phải là cơ sở để xác định tuổi thọ của người đó? Một nghiên cứu do trường Đại học Edimbourg, Anh và Viện Sinh học...