Người phụ nữ 39 tuổi ở Phú Thọ bị đột quỵ sau 5 ngày đau đầu
Theo các bác sĩ, đau đầu kéo dài là triệu chứng phổ biến nhất của huyết khối tĩnh mạch não, xảy ra ở gần 90% trường hợp.
Ngày 9/11, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) cho biết, tại đây vừa tiếp nhận một bệnh nhân bị đột quỵ sau khi bị đau đầu.
Theo đó, bệnh nhân nữ, 39 tuổi được đưa vào viện trong tình trạng đau đầu, khó nói, co giật. Theo lời kể người nhà, trước khi nhập viện 5 ngày, bệnh nhân xuất hiện đau đầu vùng trán, thái dương 2 bên, cảm giác bị chậm chạp hơn bình thường, không rõ sốt. Bệnh nhân đi khám tại bệnh viện huyện, được kê đơn thuốc về dùng, bệnh cải thiện ít.
Trước khi vào viện khoảng 1 giờ, khi đang phơi quần áo, bệnh nhân bị ngã xuống đất, mắt mở, không nói được, gọi biết. Người nhà ngay lập tức gọi xe đưa bệnh nhân đi cấp cứu.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân. Ảnh BVCC.
Tại Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, qua thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng bước đầu, bệnh nhân được chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch vỏ não vùng đỉnh 2 bên và phần trước xoang dọc trên – Nhồi máu vỏ não đỉnh phải.
Bệnh nhân đã được theo dõi và điều trị phối hợp nhiều phương thức để cải thiện các triệu chứng thần kinh, ngăn ngừa biến chứng cũng như phòng ngừa các nguy cơ tái phát đồng thời tiếp tục tìm kiếm nguyên nhân gây bệnh.
Theo các bác sĩ, huyết khối tĩnh mạch não là sự hiện diện của cục máu đông trong xoang tĩnh mạch màng cứng, tĩnh mạch não, hoặc cả hai. Đây là một dạng không thường gặp và thường không nhận ra của đột quỵ, gặp khoảng 5/1.000.000 người hàng năm và chiếm 0.5-3% toàn bộ các nguyên nhân gây đột quỵ. Tình trạng này hay gặp hơn ở người trẻ tuổi.
Bên cạnh đó, đau đầu kéo dài là triệu chứng phổ biến nhất của huyết khối tĩnh mạch não, xảy ra ở gần 90% trường hợp.
Các nguyên nhân gây ra tình trạng huyết khối tĩnh mạch não bao gồm: do thuốc (thuốc tránh thai, thuốc điều chỉnh nội tiết, thuốc thay thế hormone, Corticosteroids…); quá trình mang thai/hậu sản; bệnh lý (nhiễm trùng hô hấp, nhiễm trùng vùng đầu cổ, thiếu máu); chấn thương cơ học (chấn thương đầu, can thiệp vùng đầu cổ).
Ngoài ra, một số nguyên nhân lâu dài gây ra tình trạng huyết khối tĩnh mạch não là do điều trị hormone thay thế cho người chuyển giới nam/nữ; béo phì, thiếu máu; bệnh lý về tuyến giáp, viêm thận, viêm ruột; bệnh lý tự miễn, bệnh lý ác tính; rối loạn đông máu; u não, thông động – tĩnh mạch não…
Các bác sĩ cho biết, nhồi máu não và huyết khối tĩnh mạch não không chỉ xảy ra ở người cao tuổi, mà ngày càng gia tăng ở người trẻ do nhiều yếu tố như căng thẳng, lối sống ít vận động, và các bệnh lý tiềm ẩn chưa được phát hiện.
Trường hợp bệnh nhân nữ ở trên là lời cảnh báo đến những người trẻ, đặc biệt những người ở độ tuổi dưới 40, không nên chủ quan với các triệu chứng như đau đầu kéo dài, đau đầu dữ dội đột ngột, tình trạng chậm chạp bất thường hoặc bất kỳ dấu hiệu nào của rối loạn thần kinh.
Nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu trên, cần nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra, tránh tình huống xấu có thể xảy ra.
Rối loạn tiền đình và thiếu máu não dễ gây nhầm lẫn, làm thế nào để phân biệt?
Rối loạn tiền đình và thiếu máu não có thể gây nhầm lẫn vì đều có các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn mửa.
Vậy làm thế nào để phân biệt 2 tình trạng này?
Mặc dù rối loạn tiền đình và thiếu máu não gây ra một số triệu chứng giống nhau nhưng 2 tình trạng này vẫn có những dấu hiệu điển hình, qua đó chúng ta có thể phân biệt.
1. Tìm hiểu về rối loạn tiền đình và thiếu máu não
- Rối loạn tiền đình là gì?
Video đang HOT
Rối loạn tiền đình liên quan đến các vấn đề về hệ thống tiền đình. Hệ thống tiền đình bao gồm các cấu trúc ở tai trong và não giúp bạn duy trì cảm giác cân bằng.
Một vấn đề với cấu trúc tiền đình bên trong tai trong hoặc các bộ phận của hệ thần kinh trung ương xử lý thông tin có thể dẫn đến các vấn đề về thăng bằng. Thông thường, các vấn đề về tiền đình thường gây ra các triệu chứng như chóng mặt và choáng váng.
- Thiếu máu não là gì?
Thiếu máu não hay còn được gọi là thiếu máu cục bộ mạch máu não, xảy ra khi lượng máu chảy đến não không đủ. Điều này ngăn cản oxy và các chất dinh dưỡng quan trọng đến não.
Tình trạng thiếu máu cục bộ có thể ảnh hưởng đến một vùng nhỏ của não, hoặc có thể ảnh hưởng đến một vùng lớn hoặc thậm chí toàn bộ não. Thiếu máu não bao gồm thiếu máu cục bộ khu trú và thiếu máu cục bộ toàn phần, thiếu máu cục bộ thoáng qua TIA hay còn gọi là đột quỵ nhỏ.
Thiếu máu cục bộ khu trú giới hạn ở một vùng cụ thể của não. Thường xảy ra khi cục máu đông chặn động mạch não. Thiếu máu cục bộ khu trú có thể là kết quả của huyết khối hoặc thuyên tắc.
Thiếu máu cục bộ toàn bộ ảnh hưởng đến một vùng rộng hơn của não và thường xảy ra khi nguồn cung cấp máu cho não bị giảm mạnh hoặc dừng lại. Điều này thường do ngừng tim gây ra.
Thiếu máu cục bộ thoáng qua TIA là tình trạng thiếu máu tạm thời ảnh hưởng đến một phần não.
Rối loạn tiền đình và thiếu máu não gây ra một số triệu chứng tương tự nhau (Ảnh: Internet)
- Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây rối loạn tiền đình như lão hóa, chấn thương đầu, tiếp xúc với độc tố, viêm, các vấn đề về dịch trong tai, khối u, bệnh tự miễn, tình trạng thần kinh.
Ngoài ra, những yếu tố có thể "kích hoạt" lại các dấu hiệu rối loạn tiền đình như những thay đổi trong môi trường, chuyển đổi đầu đột ngột hoặc thay đổi tư thế, thiếu ngủ, căng thẳng, một số loại đồ uống.
- Nguyên nhân gây thiếu máu não là gì?
Thiếu máu não có liên quan đến nhiều bệnh hoặc bất thường khác nhau như:
Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm hoặc các bệnh về máu khác
Bệnh tim và mạch máu bị tổn thương
Một số tình trạng sức khỏe di truyền
Khuyết tật tim bẩm sinh
Huyết áp thấp
Chấn thương sọ não
Các yếu tố như cục máu đông, xơ vữa động mạch, tiểu đường cũng như các thói quen sống không lành mạnh sẽ làm tăng nguy cơ thiếu máu não.
2. Phân biệt rối loạn tiền đình và thiếu máu não
Cả rối loạn tiền đình và thiếu máu não thường gây chóng mặt và choáng váng, cảm thấy buồn nôn hoặc nôn mửa, đau đầu. Tuy nhiên, mọi người có thể phân biệt 2 tình trạng này qua một số triệu chứng điển hình:
- Dấu hiệu của rối loạn tiền đình
Cảm giác chóng mặt, choáng váng giống như mọi thứ xung quanh quay cuồng, tức là cảm giác như bạn đang quay tròn hoặc căn phòng đang quay tròn xung quanh bạn. Kể cả khi nằm nghỉ ngơi người bệnh cũng có cảm giác này và thường không dám mở mắt.
Nếu trầm trọng người bệnh không thể đứng hoặc ngồi, mất thăng bằng
Mất thính lực hoặc ù tai
Mất phương hướng
Tầm nhìn mờ
Người bị rối loạn tiền đình thường cảm thấy mọi thứ đều quay tròn xung quanh mình (Ảnh: Internet)
- Triệu chứng thiếu máu não
Yếu cơ thể ở một hoặc cả hai bên cơ thể
Mất cảm giác ở một hoặc cả hai bên cơ thể
Thay đổi thị lực ở cả một hoặc hai bên mắt. Nhìn mờ hoặc nhìn đôi
Nói lắp bắp
Cứng cổ
Bất ổn về mặt cảm xúc và thay đổi tính cách
Đau đầu (thường đột ngột và dữ dội)
Mất khả năng phối hợp hoặc vụng về
Người bị thiếu máu não thường đau đầu đột ngột kèm theo yếu ở một hoặc hai bên cơ thể (Ảnh: Internet)
3. Cách điều trị rối loạn tiền đình và thiếu máu não
Phương pháp điều trị rối loạn tiền đình
Phương pháp điều trị rối loạn tiền đình phụ thuộc vào tình trạng cụ thể. Các phương pháp điều trị bao gồm:
- Thay đổi lối sống như giảm ăn mặn hoặc kiểm soát các tác nhân gây ra cơn chóng mặt
- Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ (nếu có). Tùy thuộc vào nguyên nhân, bạn có thể cần dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống nấm. Những loại thuốc này có thể điều trị nhiễm trùng tai gây ra chứng rối loạn tiền đình.
- Liệu pháp phục hồi tiền đình bằng các bài tập thể dục giúp kiểm soát tình trạng chóng mặt và choáng váng.
- Một số trường hợp cần phẫu thuật
Phương pháp điều trị thiếu máu não
Điều trị thiếu máu não nhằm mục đích phục hồi lưu lượng máu đến não, ngăn ngừa tổn thương thêm và giải quyết các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn. Các lựa chọn điều trị có thể bao gồm:
- Thuốc làm tan cục máu đông: Thuốc làm tan huyết khối như chất hoạt hóa plasminogen mô (tPA) có thể làm tan cục máu đông và phục hồi lưu lượng máu trong cơn đột quỵ thiếu máu cục bộ cấp tính.
- Thuốc chống tiểu cầu: Thuốc như aspirin hoặc clopidogrel có thể được kê đơn để ngăn ngừa hình thành cục máu đông.
- Thuốc chống đông máu: Những loại thuốc này, chẳng hạn như warfarin hoặc thuốc chống đông máu đường uống trực tiếp (DOAC), có thể giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông ở những người có nguy cơ cao.
- Phẫu thuật cắt bỏ mảng bám động mạch cảnh: Phẫu thuật loại bỏ mảng bám khỏi động mạch cảnh để cải thiện lưu lượng máu đến não.
- Nong mạch và đặt stent: Trong một số trường hợp, có thể thực hiện thủ thuật xâm lấn tối thiểu để mở các động mạch bị hẹp và cải thiện lưu lượng máu.
- Liệu pháp phục hồi chức năng: Vật lý trị liệu, ngôn ngữ trị liệu và nghề nghiệp trị liệu có thể cần thiết để giúp cá nhân phục hồi chức năng đã mất và cải thiện chất lượng cuộc sống sau đột quỵ hoặc thiếu máu não.
Thiếu máu não thường dẫn tới đột quỵ, lúc này các phương pháp điều trị bao gồm sử dụng thuốc và phẫu thuật trong khoảng 3 giờ sau đột quỵ để tránh nguy cơ tử vong và các biến chứng của đột quỵ.
Người bị thiếu máu lên não có thể cần sử dụng thuốc làm tan cục máu đông (Ảnh: Internet)
4. Cách phòng ngừa rối loạn tiền đình và thiếu máu não
Mặc dù không thể phòng ngừa hoàn toàn rối loạn tiền đình và thiếu máu não, nhưng mọi người có thể giảm thiểu nguy cơ bằng một số biện pháp:
- Để phòng ngừa rối loạn tiền đình, bạn nên duy trì lối sống và ăn uống lành mạnh, tránh các tác nhân kích hoạt các triệu chứng rối loạn tiền đình bằng cách giữ tinh thần lạc quan, ngủ đủ giấc, tránh thay đổi tư thế đột ngột.
- Để phòng ngừa thiếu máu lên não, mọi người nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, kiểm soát tình trạng bệnh mãn tính, kiểm soát cân nặng, bỏ rượu bia và thuốc lá, theo dõi sức khỏe tim mạch.
Hai thời điểm không nên tắm Nhiều thói quen khi tắm của bạn trẻ có thể dẫn đến tình trạng lão hóa da sớm, các bệnh lý về da, cảm lạnh hay thậm chí là đột quỵ. Việc tắm gội hàng ngày tưởng chừng đơn giản, nhưng có một số thời điểm tắm gội không phù hợp sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Ảnh: Freepik. Tắm là hoạt động...