Người phụ nữ 33 tuổi thường xuyên không ăn sáng dẫn đến việc bị sỏi mật nghiêm trọng, nguy cơ còn mắc ung thư túi mật
Cô Tần, 33 tuổi, bị viêm túi mật, sỏi mật nghiêm trọng, có nguy cơ trở thành ung thư túi mật. Nguyên nhân chính đến từ việc cô thường xuyên bỏ ăn sáng trong hơn 10 năm.
Cô Tần nhớ lại bắt đầu từ mùa xuân này, bụng phải có triệu chứng đau. Lúc đầu, cô chỉ nghĩ là những cơn đau bụng bình thường. Nhưng càng về sau, bụng càng ngày càng đau nhói. Cho đến mãi hai tháng vừa rồi, cơn đau giày vò đến mức khiến cô không thể rời khỏi giường, cô mới tới bệnh viện kiểm tra.
Sau một loạt các xét nghiệm, chụp chiếu, cô Tần đã có kết quả kiểm tra. Cô không chỉ bị viêm túi mật mà còn bị sỏi mật. Điều này khiến cô vô cùng bàng hoàng và thắc mắc vì chưa bao giờ mắc bệnh gì tương tự từ khi còn bé và trong gia đình không có ai mắc bệnh này.
Bác sĩ khám cho cô đã hỏi cô một câu rằng, có phải cô thường xuyên không ăn sáng. Câu hỏi này khiến cô Tần cảm thấy bối rối và khó hiểu: “Không ăn sáng có liên quan gì đến túi mật?”.
Cô Tần chia sẻ rằng cô không có thói quen ăn sáng. Bắt đầu từ lúc học cấp 3, thời gian vào lớp rất sớm, lại muốn có thêm thời gian ngủ nên cô thường xuyên bỏ luôn bữa sáng. Càng về sau, cuộc sống, công việc càng bận, thời gian dành cho ăn sáng lại càng không có.
Sau khi nghe cô chia sẻ, bác sĩ khẳng định rằng tình trạng sỏi mật của cô có khả năng liên quan đến việc không ăn sáng. Bên cạnh trường hợp của cô Tần, các bác sĩ đã gặp rất nhiều bệnh nhân khác với tình trạng tương tự. Nếu không chú ý đến việc ăn sáng, ngoài bị sỏi mật, khả năng nguy cơ mắc ung thư túi mật là rất cao.
Sỏi mật sẽ gây ra các cơn đau bụng phía trên bên phải.
Bác sĩ Tăng, khoa ung thư gan và tụy, bệnh viện ung thư của đại học Trùng Khánh (Trung Quốc) cho biết trong nghiên cứu lâm sàng của khoa, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng việc không ăn sáng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến bệnh liên quan đến túi mật.
Video đang HOT
Chỉ mất 4 bước để đi từ không ăn sáng đến ung thư túi mật. Bác sĩ Tăng cho hay, chức năng chính của túi mật là dự trữ mật do gan tiết ra. Lượng mật người lớn tiết ra mỗi ngày khoảng 800 đến 1200ml. Khi mọi người tiêu thụ thức ăn vào buổi tối, mật được tiết ra, đi qua gan và đến túi mật để tập trung và lưu trữ tại đó.
Bước đầu tiên: Thường xuyên không ăn sáng.
Bước thứ hai: Mật trong túi mật không thể đào thải, khiến chúng tích tụ trong túi mật, gây ra bão hòa và lắng đọng cholesterol, dần dần hình thành sỏi mật.
Bước thứ ba: Nếu sỏi trong túi mật không được điều trị kịp thời, sỏi sẽ chặn đường lưu thông trong túi mật, chèn ép mạch máu, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng bởi các vi khuẩn độc hại. Một khi nhiễm trùng xảy ra, nó sẽ dẫn đến viêm túi mật.
Bước thứ tư: Viêm túi mật sẽ trở thành ung thư túi mật.
Do đó, sỏi mật là yếu tố chính dẫn đến nguy cơ ung thư túi mật. Có thể không cần bị viêm túi mật, sỏi mật có thể dẫn trực tiếp đến ung thư túi mật.
Từ việc không ăn sáng đến ung thư túi mật chỉ 4 bước. (Ảnh: Mayo Clinic)
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khoảng 90% bệnh nhân ung thư túi mật bị sỏi mật. Bệnh nhân bị sỏi mật có nguy cơ mắc ung thư túi mật cao gấp 13,7 lần so với những người không bị sỏi mật. Bác sĩ Tăng nhắc nhở, những triệu chứng đầu tiên của ung thư túi mật là không rõ ràng, đa số mọi người phát hiện bệnh ở giai đoạn giữa và cuối.
Một số triệu chứng của ung thư túi mật cần phải chú ý: đau ở góc phần tư phía trên bên phải của bụng, cơn đau âm ỉ kéo dài, có thể kéo theo cơn đau ở vai phải. Bên cạnh đó, các triệu chứng khác là khó tiêu, khó thở và giảm cảm giác thèm ăn. Điều này do chức năng túi mật suy giảm.
Trong giai đoạn phát triển của ung thư túi mật, vàng da là một triệu chứng điển hình. Ngoài ra ung thư túi mật khiến bệnh nhân giảm cân, mệt mỏi, suy nhược, ngứa da và có khối u xuất hiện rõ ràng ở bụng trên bên phải.
Source (Nguồn): QQ/Helino
Người bị sỏi mật nên ăn gì?
Sỏi mật là một trong những bệnh lý túi mật thường gặp nhất và đang có xu hướng gia tăng. Nguyên nhân chủ yếu có liên quan đến rối loạn chuyển hoá cholesterol và nhiễm khuẩn.
Sỏi mật là một trong những bệnh lý túi mật thường gặp nhất và đang có xu hướng gia tăng. Nguyên nhân chủ yếu có liên quan đến rối loạn chuyển hoá cholesterol và nhiễm khuẩn. Bởi vậy, trong ăn uống cần chú ý lựa chọn và kiêng kỵ thực phẩm một cách khôn ngoan và hợp lý.
Nguyên tắc chung trong thực dưỡng của người bị sỏi mật là tránh những đồ ăn thức uống có nhiều mỡ động vật, giàu cholesteron và chất kích thích. Nên trọng dụng những rau quả tươi giàu sinh tố (đặc biệt là vitamin A), những thực phẩm có chứa nhiều acid béo không no. Dưới đây xin được giới thiệu một số ví dụ điển hình:
Cà rốt: Tính bình, vị ngọt, có công dụng kiện tỳ tiêu thực, lợi tràng đạo, bổ can minh mục, thanh nhiệt giải độc, hạ khí giảm ho. Đây là loại rau rất giàu caroten, khi vào cơ thể sẽ được gan chuyển hoá thành vitamin A, có tác dụng làm giảm thiểu sự hình thành sỏi đường mật.
Giao bạch (củ non của cây niễng): Tính mát, vị ngọt, có công dụng lợi niệu, giải khát trừ phiền, thanh nhiệt giải độc, thông sữa. Trong thành phần có chứa nhiều chất đạm, sinh tố và khoáng chất, là thực phẩm lý tưởng cho người bị tăng huyết áp, sỏi mật và sản phụ ít sữa. Có thể dùng dạng tươi sắc uống vài lần trong ngày.
Dưa hấu: Tính lạnh, vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt giải thử, trừ phiền chỉ khát, lợi tiểu tiện, rất thích hợp với người bị sỏi mật, viêm túi mật. Có thể ăn mỗi ngày 1kg hoặc ép nước uống. Vỏ dưa hấu nên thái vụn, phơi khô, dùng để hãm uống thay trà hàng ngày.
Củ cải: Tính mát, vị cay ngọt, có công dụng thanh nhiệt sinh tân, lương huyết, chỉ huyết, hoá đàm chỉ khái, lợi tiểu tiện, giải độc. Là một trong những thực phẩm lý tưởng cho người bị sỏi mật, sỏi tiết niệu. Dùng tốt nhất dưới dạng củ tươi rửa sạch, ép lấy nước uống.
Mã thầy: Tính hơi lạnh, vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt sinh tân, lương huyết giải độc, hoá đàm tiêu tích. Có thể ăn sống, ép lấy nước uống hoặc rửa sạch, thái vụn rồi hãm lấy nước uống.
Râu ngô: Tính bình, vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt lợi tiểu, lợi mật và hạ đường huyết, rất thích hợp với những người bị tăng huyết áp, viêm thận, viêm đường tiết niệu, sỏi tiết niệu, viêm túi mật, sỏi đường mật, viêm gan vàng da, tiểu đường. Mỗi ngày dùng 30 - 50g sắc uống thay trà trong ngày.
Rau diếp cá: Tính lạnh, vị cay, có công dụng thanh nhiệt giải độc, lợi niệu tiêu thũng, rất thích hợp với những người bị các chứng viêm nhiễm, viêm túi mật và sỏi đường mật. Có thể ăn sống hoặc sắc uống thay trà hằng ngày với lượng từ 150 - 180g.
Bí đao: Tính mát, vị ngọt đậm, có công dụng thanh nhiệt tiêu đàm, lợi tiểu tiện, giảm độc và giảm béo, rất thích hợp với người bị viêm túi mật và sỏi đường mật. Dùng dưới dạng chế biến thành các món ăn hoặc ép lấy nước uống. Vỏ bí đao cũng có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, lợi mật và tiêu thũng, dùng vỏ tươi 100 - 150g sắc uống thay trà trong ngày.
Cần tây: Tính mát, vị ngọt đắng, có công dụng thanh nhiệt bình can, lợi mật, lợi thuỷ kiện vị, hạ huyết áp, giảm mỡ máu, là thực phẩm lý tưởng cho người bị tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, viêm đường tiết niệu, viêm đường mật, sỏi mật. Có thể xào nấu trong các món ăn, ăn sống hoặc rửa sạch rồi ép lấy nước uống.
Rau thìa là: Tính mát, vị cay ngọt, có công dụng thanh nhiệt giải độc. Những người bị sỏi mật mỗi ngày nên ăn một mớ rau thìa là (chừng 20g), ăn sống hoặc rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước uống, dùng liên tục trong vài tháng.
Ngoài ra, người bị sỏi mật cũng nên sử dụng các thực phẩm khác như đậu tương và các sản phẩm từ đậu tương, cà chua, cải xanh, cải bắp, rau chân vịt, nấm hương, sơn tra, ô mai, cam, quít, lê, táo, nước ép ngó sen... Nên ăn dầu thực vật như dầu vừng, dầu lạc, dầu đậu tương, dầu hạt cải, dầu ngô... Thường xuyên uống các loại trà như trà kim ngân hoa, trà hoa cúc, trà nhân trần, trà hoa nhài, trà hoa hoè, trà lá sen, trà thảo quyết minh, trà actiso...
Đồng thời nên kiêng hoặc hạn chế những thực phẩm như lòng đỏ các loại trứng, mỡ động vật, gan, não và tuỷ động vật, sữa chưa tách bơ, lươn, tôm hùm, tôm càng xanh, hến, tôm khô, cua...; không dùng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu trắng...
ThS. Hoàng Khánh Toàn
Theo suckhoedoisong.vn
Ăn uống sai cách, dễ bị sỏi mật Sỏi mật là bệnh thường gặp rất nguy hiểm và thường tái phát sau điều trị. Người bệnh rất lo sợ mà không biết chính những thói quen ăn uống tưởng vô hại, thậm chí bồi bổ cho cơ thể lại là tác nhân gây bệnh sỏi mật. Một ca mổ nội soi bệnh nhân bị sỏi mật. Do thói quen ăn uống...