Người Pháp xếp hàng chờ nhận thực phẩm cứu trợ
Hàng người dài hàng trăm mét xếp hàng chờ nhận thực phẩm từ kho cứu trợ do cuộc sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi lệnh phong tỏa do Covid-19.
Tại xã Clichy-sous-Bois, ngoại ô thủ đô Paris của Pháp, số người phụ thuộc vào nguồn cung cấp thực phẩm từ thiện tăng vọt khi lệnh phong tỏa nghiêm ngặt do Covid-19 khiến Pháp rơi vào suy thoái trầm trọng nhất từ sau Thế chiến II.
Trước khi dịch bệnh bùng phát, nhiều người lao động làm việc trong nền kinh tế phi chính thức nên giờ đây họ hầu như không nhận được gì từ chế độ phúc lợi hào phóng của Pháp.
“Có nhiều phụ nữ chỉ ở nhà trông con. Có một nền kinh tế chỉ đủ giúp người lao động sống qua ngày. Thế nên khi mọi thứ dừng lại, mọi người mới nhận ra họ còn lại gì. Chẳng có gì cả”, Bachir Ghouinem, tình nguyện tại các kho thực phẩm từ thiện ở Clichy-sous-Bois, nói.
Ghouinem và các tình nguyện viên khác sẽ giao đường, mì ống, phô mai, sữa, trái cây và rau quả tươi, hầu hết do các cửa hàng địa phương quyên tặng, cho khoảng 1.600 gia đình trong ngày, gấp đôi số lượng dự kiến.
Clichy-sous-Bois là một trong những khu dân nghèo quanh thủ đô Paris. Dân cư ở đây chủ yếu là người nhập cư, vốn có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn mức trung bình toàn quốc ngay cả trước khi dịch bệnh xảy ra.
Người dân xếp hàng chờ nhận thực phẩm ở xã Clichy-sous-Bois, ngoại ô thủ đô Paris của Pháp hôm 22/4. Ảnh: Reuters.
Trong lúc xếp hàng nhận thực phẩm, Nathalie Barlagne, 46 tuổi, cho biết bà đã mất việc từ trước cuộc khủng hoảng. Trước đây bà chưa từng phải dựa vào thực phẩm cứu trợ để giúp đỡ gia đình, nhưng bây giờ bà không còn đủ khả năng chi trả hóa đơn thực phẩm sau khi các khu chợ địa phương đóng cửa. “Bây giờ chúng tôi phải mua sắm trong siêu thị và việc đó rất tốn kém”, bà cho hay.
Khi hàng dài người vẫn chờ đợi, Mohamed Mechmach, người sáng lập tổ chức từ thiện địa phương ACLEFEU, kêu gọi những người xếp hàng tôn trọng các quy tắc cách biệt cộng đồng.
“Nếu các quy tắc không được tuân thủ, chúng tôi sẽ không thể tiếp tục làm những gì chúng tôi đang làm”, ông nói với đám đông. “Đến lúc tỉnh trưởng yêu cầu dừng tất cả, điều đó sẽ rất xấu hổ. Tất cả chúng ta đều ở đây vì cùng một lý do”.
Video đang HOT
Lệnh phong tỏa nghiêm ngặt do Tổng thống Emmanuel Macron ban bố để ngăn dịch bệnh lan rộng làm trầm trọng thêm căng thẳng xã hội ở Pháp. Nhà ở xã hội chật chội, những lao động làm công việc nặng nhọc và thế hệ trẻ đầy bất an đã biến một số khu vực thành điểm nóng lây nhiễm và bất ổn. Bạo lực xảy ra ở nhiều khu phố trong 5 đêm liên tiếp tuần qua.
Tại vùng ngoại ô Argenteuil ở phía tây Clichy-sous-Bois, tổ chức từ thiện của Kante Sakho đang chuyển các túi thực phẩm cho các hộ gia đình. Sakho nói rằng ông chuyển khoảng 600 túi như thế mỗi tuần và hầu như không thể đáp ứng kịp nhu cầu.
Một số người nhận không biết chữ và không thể điền vào các mẫu đơn bắt buộc của chính phủ. Những người khác là các gia đình đang vật lộn để nuôi con ba bữa một ngày sau khi các trường học đóng cửa. “Kể từ khi Covid-19 bùng phát, ngày càng nhiều người nghèo đói”, Sakho nói.
Huyền Lê
Covid-19 ảnh hưởng tới "mâm cơm" của giới nhà giàu Trung Quốc ra sao?
Covid-19 đang ảnh hưởng lớn tới nguồn cung thực phẩm cao cấp, đặc biệt là thực phẩm nhập khẩu từ nước ngoài vào Trung Quốc. Điều này dẫn đến sự thay đổi đáng kể trong lối chi tiêu của giới nhà giàu Trung Quốc.
Hơn 1 tháng trước, nguồn cung thực phẩm nội địa tại Trung Quốc đã bị gián đoạn nghiêm trọng do các lệnh hạn chế đi lại trong dịch Covid-19.
Hiện tại, giao thông và kinh tế Trung Quốc đang bước vào giai đoạn hồi phục nhưng đến lượt các nước phương Tây lại bị Covid-19 tấn công, điều này đã dẫn tới "cú sốc lần hai" đối với nguồn cung thực phẩm tại Trung Quốc, nhất là đối với dòng thực phẩm cao cấp.
Tầng lớp trung lưu và thượng lưu tại quốc gia tỷ dân đặc biệt ưu chuộng dùng những thực phẩm cao cấp có nguồn gốc nhập khẩu từ nước ngoài như sữa, thịt, hải sản. Theo tâm lý tiêu dùng của những người giàu có, những thực phẩm nước ngoài sẽ có chất lượng cao hơn sản phẩm nội địa.
Trung Quốc đang đối mặt nguy cơ thiếu nguồn cung thực phẩm sau dịch Covid-19 (ảnh: SCM)
Tuy nhiên, khi Covid-19 tấn công, nhiều quốc gia đã phải áp các lệnh hạn chế đi lại, phong tỏa và yêu cầu người dân không ra khỏi nhà. Điều này đồng nghĩa với nền sản xuất bị ngưng trệ và Trung Quốc - quốc gia với 1,4 tỷ miệng ăn, hầu như không có nguồn thực phẩm cao cấp tiếp ứng.
Các quốc gia như Tây Ban Nha, Italia, Pháp, Mỹ đang chứng kiến sự gia tăng ca nhiễm Covid-19, thậm chí có nơi theo cấp số nhân.
Tại Úc và New Zealand, số người nhiễm Covid-19 cũng liên tục gia tăng và các lệnh hạn chế đi lại, phong tỏa.
Những nước này là các nhà cung cấp chính các sản phẩm như thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, phô mai, hải sản, sữa cao cấp... cho các bàn ăn và nhà hàng Trung Quốc dành riêng cho giới nhà giàu.
"Từ giờ cho tới hết tháng 5, nếu tình hình không trở nên tốt hơn tại các nước sản xuất thực phẩm hàng đầu thì chúng ta sẽ thấy nhiều vấn đề xảy đến đối với nguồn cung thực phẩm ở Trung Quốc", ông William Kerins, người sáng lập công ty Usource, chuyên phân phối và cung ứng thịt cao cấp tại Bắc Kinh, cho biết.
Nhiều quốc gia là nhà cung cấp thực phẩm cao cấp chính cho Trung Quốc đang gặp khó khăn vì Covid-19 (ảnh: Reuters)
"Tôi đoán rằng sang đến tuần tới, một nửa các lò giết mổ trên thế giới sẽ đóng cửa và nửa còn lại hoạt động chỉ đủ để phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại địa phương. Khi nguồn cung đã giảm thì sự thiếu hụt thực phẩm sẽ không còn xa", ông William Kerins nói thêm.
IS Seafood, một công ty phân phối thực phẩm cao cấp tại Iceland (Anh), cho biết, các nhà máy chế biến ở châu Âu đang dần đóng cửa.
"Các biện pháp chống dịch tại châu Âu thay đổi liên tục. Vấn đề mà các nhà cung ứng như chúng tôi đang gặp phải là một ví dụ của sự ảnh hưởng, chỉ có tối đa 20 người được làm việc cùng nhau tại một không gian", Giám đốc điều hành của IS Seafood cho biết.
Thời gian gần đây, ngành sản xuất thực phẩm trong nước Trung Quốc cũng gặp phải nhiều khó khăn do tin đồn về mối liên hệ đáng ngờ giữa Covid-19 với thực phẩm tại các khu chợ kém vệ sinh. Cùng với đó, dịch cúm lợn châu Phi đã giết hơn 100 triệu con lợn của nước này, khiến giá thực phẩm tăng vọt.
Một số người dân tại Trung Quốc vẫn sẵn lòng cắt giảm nhu cầu tiêu dùng hàng cao cấp trong bối cảnh khó khăn chung (ảnh: SCMP)
Nhập khẩu thịt lợn trong 2 tháng đầu năm tại Trung Quốc đã tăng 158% so với cùng kỳ năm ngoái. Việc nguồn cung thực phẩm bị gián đoạn ở nước ngoài hiện nay có thể sẽ là vấn đề lớn mà nước này sắp phải đối mặt kèm theo nhiệm vụ khôi phục nền kinh tế.
"Tôi có thể mua các loại thịt nội địa thay cho hàng cao cấp. Nhưng tôi lại lo lắng về trái cây. Thật khó để tìm được trái cây cao cấp và tươi ngon trong các siêu thị ở thời điểm này. Tôi cho rằng nhiều người vẫn muốn dùng thực phẩm cao cấp, nhưng nếu nguồn cung bị thiếu, họ cũng sẽ sẵn lòng giảm bớt nhu cầu", ông Jade Zheng, một người có thu nhập cao tại Thâm Quyến cho biết.
"Những người có nhiều tiền vẫn lui tới các nhà hàng hải sản, nhưng chúng tôi đang phải cắt giảm chuyện uống rượu. Hầu hết chúng tôi giờ chỉ có thể uống 1 chai rượu vang hảo hạng mỗi ngày", Richard Yuan, chủ tịch Câu lạc bộ Doanh nhân Úc - Trung Quốc, cho hay.
Tuy nhiên, đối với một số người có thu nhập trung bình tại Trung Quốc, việc nguồn cung thực phẩm cao cấp bị gián đoạn có vẻ không ảnh hưởng mấy tới cuộc sống của họ.
"Thành thật mà nói, tôi không có nhiều nhu cầu về sản phẩm cao cấp trong tình hình này. Tôi không mua nhiều thực phẩm nhập khẩu, thứ tôi mua chủ yếu là thịt bò Úc, loại này vẫn còn nhiều ở trong các siêu thị. Nếu nguồn cung bị ảnh hưởng thì tôi vẫn ổn. Tôi có thể tiêu dùng một cách linh hoạt, Wendy Liu, một cư dân tại Thượng Hải cho biết.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Cơn "cuồng" tích trữ thực phẩm của dân Anh và cái kết siêu lãng phí Trong bối cảnh dịch Covid-19 lây lan, nhiều người dân tại Anh đã phớt lờ những khuyến cáo của chính phủ rằng đừng nên tích trữ quá nhiều thực phẩm và giấy vệ sinh. Việc tích trữ thực phẩm quá mức khiến nhiều người không thể sử dụng hết và vứt bỏ đi một cách vô cùng lãng phí. Trong khi nhiều người...