“Người Pháp luôn đi bộ với bánh mì kẹp trong nách”, nghe buồn cười nhưng phải xem những điều này mới hiểu
Người Pháp mê bánh mì đến mức ban hành cả hiến pháp cho bánh mì, và thợ bánh mì mà nghỉ làm không phép thì sẽ bị chính phủ phạt.
Người ta hay nói câu “Người Pháp luôn đi bộ với bánh mì kẹp trong nách”. Câu này nghe buồn cười vậy thôi nhưng lại không hề khoa trương tí nào. Có thể nói toàn bộ nền ẩm thực tài hoa sang trọng của xứ này có thể tóm gọn vào… một chiếc bánh mì, và đây là những nguyên do vì sao:
Người Pháp luôn đi bộ với bánh mì kẹp trong nách.
Từ anh hùng nạn đói đến di sản dân tộc
Đối với dân tộc khác, bánh mì có lẽ chỉ là một loại thực phẩm thông thường như bao thực phẩm trên đời, thậm chí còn có phần… chán. Nhưng người Pháp lại nhìn bánh mì bằng ánh mắt rất thân thương. Chiếc bánh mì là người bạn lâu năm của nước Pháp và đã cùng dân tộc này đi qua thịnh suy.
Bánh mì ra đời trong nhung lụa. Khi đó, nó vốn là thực phẩm chỉ có quý tộc mới được ăn. Tuy nhiên, biến cố đầu tiên xảy ra vào năm 1789, khi đói kém xảy ra khắp nơi khiến vua Napoleon phải điều chỉnh công thức và mức giá của bánh mì để người nghèo cũng có thể ăn. Ông yêu cầu bánh mì phải có hình dạng thống nhất, công thức thống nhất, nâng tầm bánh mì trở thành biểu tượng của sự bình đẳng xã hội và đưa nước Pháp thoát khỏi nạn đói suốt thập kỉ tiếp theo.
Bánh mì – biểu tượng ẩm thực Pháp.
Đến thế kỉ 19, công nghiệp lúa mì nước Pháp bỗng thăng hoa vượt trội, kéo theo sự “đổi đời” của bánh mì. Những chiếc bánh nhà nghèo đã được quay về đúng với bản chất “quý tộc” của nó, với những yêu cầu nghiêm khắc trong chế biến để tạo ra hương vị chỉ nước Pháp mới có, từ đó được cả thế giới biết tới.
Có hẳn hiến pháp luật lệ cho bánh mì
Video đang HOT
Người Pháp cực kì tự hào về biểu tượng văn hóa này, nên cứ đụng đến bánh mì là họ nghiêm túc… phát sợ. Chỉ có ở nước Pháp, người ta mới làm ra một bộ luật dành riêng cho bánh mì.
Nghiêm túc ban hành luật lệ cho những ổ bánh mì, chỉ có người Pháp!
Luật này đề ra những tiêu chuẩn cho bánh mì sản xuất ở Pháp, cụ thể: Cửa hàng địa phương phải làm bánh từ bột tươi, không mua bột làm sẵn, bánh mỳ baguette phải nặng từ 250-300g, dài 55-65cm, thành phần chỉ có muối, bột, men và nước, không được thêm bất kì phụ gia nào. Thông qua hết những luật lệ này, bánh mì mới được gắn mác tradition franais – tức bánh mì chuẩn Pháp, và dĩ nhiên có thể bán ra thế giới với mức giá chót vót cùng uy tín từ đất nước làm bánh mì ngon nhất thế giới.
Người ta còn truyền nhau huyền thoại về bánh mì Pháp thế này: Ấn vào bánh, sẽ thấy lõm xuống rồi căng trở lại, vì bánh được lên men hoàn toàn tự nhiên nên rất giòn xốp và đàn hồi tốt.
Điến năm 2018, tổng thống Pháp Emmanuel Macron quyết định nâng sự hãnh diện về bánh mì dân tộc lên một tầm cao mới: Làm hẳn một đơn tiến cử bánh mì đến với UNESSCO để trở thành di sản văn hóa thế giới. Bảng báo cáo hùng hồn của ngài tổng thống khiến người ta tưởng mình đang đọc một tuyên ngôn chính trị chứ chẳng phải chuyện về bánh mì.
“Khắp thế giới ngưỡng mộ bánh mì baguette. Chúng ta phải bảo tồn sự tuyệt hảo của bánh mì baguette cũng như bí quyết của chúng ta!”
Thậm chí, luật còn khắt khe đến mức nếu một người thợ làm bánh mì Pháp đóng cửa nghỉ ngơi mà không có sự cho phép của chính phủ cũng có thể bị phạt nặng!
Cứ ăn đồ Pháp thì 90% đều có bánh mì
Khách du lịch tới Pháp với tâm trạng hồ hởi và một chiếc bụng rỗng để sẵn sàng “quét sạch” nền ẩm thực tinh hoa nhất thế giới. Nhưng nhiều người có thể bối rối nếu ở Pháp quá lâu, vì ngày nào cũng chỉ toàn bánh mì, bánh mì và bánh mì. Người Pháp “cuồng” bánh mì và ăn chúng mỗi ngày thật, nhưng họ cũng rất sáng tạo để biến tấu bánh mì cho phù hợp với từng bữa ăn, và không ngán.
Những chiếc làn đi chợ của người Pháp luôn chứa một ổ bánh mì nóng hổi.
Một ngày ở Pháp hoàn hảo sẽ bắt đầu bằng bữa sáng bên quán café ven đường, với café au lait thơm ngào ngạt, quyện cùng mùi bơ nướng và mật ong của bánh baguette mới ra lò (dù không hề dùng mật ong, nhưng bánh mì chuẩn Pháp sẽ có mùi thơm ngọt tự nhiên như thế!). Đôi khi, chúng ta có thể thưởng thức cả bánh mì que tartine – được rạch một bên và quết bơ cùng mứt dâu. Tartine trang nhã và điệu đà hơn một chút, nên thường xuất hiện trong các khách sạn tại Pháp.
Tới bữa trưa, người ta thường ăn bánh mì kẹp xúc xích, phô mai và thịt xông khói. Nghe có vẻ bình thường nhưng bánh mì lẫn phô mai ở Pháp đều rất đặc biệt – hầu hết là nhà làm, hoàn toàn tự nhiên và nóng sốt, dùng trong ngày. Người Pháp cũng chú trọng phô mai không kém bánh mì khi họ có hàng chục loại khác nhau, dùng cho những loại bánh mì khác nhau.
Ăn bánh mì từ sáng đến tối chưa đủ, người Pháp còn muốn đưa bánh mì vào di sản Thế Giới!
Bữa tối sẽ thịnh soạn hơn một chút với sự xuất hiện của các loại thịt và một bát súp. Bánh mì nóng giòn tan, chấm vào súp rất hài hòa mà lại bớt khô khan. Thông thường, người ta sẽ ăn súp hành, cá ngừ, salad, bánh mì và một ít trái cây tươi.
Thống kê trung bình cho thấy hàng năm, nước Pháp sản xuất trung bình 160.000 tấn bánh mì cho nhu cầu trong nước lẫn xuất khẩu. Và dường như người Pháp chẳng có ý định dừng sự “y mê” này lại, khi Hiệp hội làm bánh Pháp vẫn mở những chiến dịch khuyến khích người dân ăn… nhiều bánh mì hơn, với khẩu hiệu nổi tiếng: “coucou, tu as pris le pain?” – “Hello, bạn đã ăn bánh baguette chưa?”
Theo Trí Thức Trẻ
Tại sao món gan ngỗng Pháp lại gây tranh cãi trên toàn thế giới?
Gan ngỗng béo được xem là một trong những món ăn truyền thống và xa xỉ của người Pháp, thế nhưng đây cũng là món gây tranh cãi trên toàn thế giới.
Foie gras còn gọi là gan ngỗng béo, được làm từ gan vịt hoặc ngỗng. Đây là món ăn truyền thống của người Pháp và được nhiều quốc gia khác ưa thích. Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng đã có một cuộc tranh cãi xoay quanh cách vịt và ngỗng được vỗ béo đặc biệt để tạo ra món gan béo có hương vị thơm ngon.
Theo truyền thống, những con vịt và ngỗng được cho ăn ngô để tạo ra một lớp mỡ trong gan và khi gan to gấp 10 lần kích thước bình thường, chúng sẽ bị làm thịt. Việc cho ăn quá mức gây ra một phản ứng hóa học trong gan vì đây là nơi lưu trữ các tế bào mỡ, tạo ra các kết cấu bơ có hương vị đặc biệt.
Những nhà bảo vệ quyền động vật cho rằng điều này làn tàn nhẫn vì như thế sẽ khiến cho vịt, ngỗng khó đi lại và chúng phải chịu nhiều đau đớn ở thực quản.
Gan ngỗng béo thường được sản xuất ở một số ít các quốc gia bao gồm Bỉ, Tây Ban Nha và Pháp, chiếm 3/4 nguồn cung của thế giới, việc sản xuất cũng bị cấm ở Argentina và Úc và nó bị cấm bán ở California, Arnold Schwarzenegger nhưng lại được cho phép ở nhiều tiểu bang khác của Mỹ.
Các nhà sản xuất foie gras cho rằng, phương pháp của họ không tàn nhẫn. Bởi vì chúng không có phản xạ bịt miệng trong cổ họng như con người, họ cho rằng vịt, ngỗng không thấy khó chịu khi ăn. Những người khác nói thêm rằng vịt, ngỗng lưu trữ tự nhiên chất béo dư thừa vào da hoặc gan, vậy nên đó không phải là quá trình không tự nhiên.
Bên cạnh một số cơ sở sản xuất gan ngỗng trái phép, vẫn tồn tại một số nơi như trang trại ở Extremadura, nơi tất cả những con vịt, ngỗng được tự đo trong khu đất rộng 500ha, ăn nhiều hay ít tùy thích, tuy nhiên đây không phải là trang trại tiêu chuẩn. Vì thế, làn sóng tẩy chay món ăn tàn bạo này ngày càng lan rộng ra nhiều nước trên thế giới.
Theo PHAN HẰNG (Theo Telegraph) (Dân Việt)
Macaron "sang chảnh": một trong những món quà 8/3 hot nhất năm nay? Chẳng biết từ khi nào, thay vì các loại bánh ngọt khác thì macaron đã trở thành chiếc bánh "vàng" trong làng quà tặng cho chị em. Vào ngày 8/3, ngoài những món quà "không ăn được" như nữ trang, mỹ phẩm, hoa, áo váy... thì socola ngọt ngào nói chung vẫn luôn là một món quà phổ biến dành tặng cho phái...