Người Pháp bối rối với lệnh phong tỏa
Nhiều người Pháp tỏ ra bối rối và tức giận khi gần 1/3 dân số nước này tiếp tục bước vào một tháng phong tỏa ngăn Covid-19 từ ngày 20/3.
Đợt phong tỏa Covid-19 mới được chính phủ thông báo hôm 18/3, sau khi chứng kiến số ca nhiễm tăng ở thủ đô Paris và một số vùng phía bắc nước Pháp. Các biện pháp kiểm soát mới được đánh giá “nhẹ nhàng” hơn đợt phong tỏa hồi đầu năm và tháng 11 năm ngoái, dấy lên lo ngại về mức độ hiệu quả của chúng nhằm ngăn Covid-19.
“Tôi hy vọng nó sẽ nhanh kết thúc, dù tôi thấy hoài nghi về hiệu quả của những biện pháp này”, Kasia Gluc, 57 tuổi, một biên tập viên đồ họa, nói trên đại lộ Champs Elysees ở thủ đô Paris.
Người đàn ông đeo khẩu trang đi qua quán cà phê nổi tiếng Les Deux Magots ở thủ đô Paris hôm 20/3. Ảnh: AFP.
Video đang HOT
Trong đợt phong tỏa này, một số cơ sở vẫn được phép duy trì hoạt động gồm các cửa hàng bán thực phẩm, sách, hoa, sô cô la, tiệm cắt tóc và đóng giày. Tuy nhiên, các cửa hàng quần áo, nội thất và cơ sở làm đẹp không được phép mở cửa. Không ít chủ cửa hàng không thiết yếu bị buộc đóng cửa sau lệnh phong tỏa mới đã tỏ ra bối rối và thất vọng.
Bộ trưởng Tài chính Bruno Le Maire, người cho biết có tới 90.000 cửa hàng phải đóng cửa, đã bảo vệ quan điểm cho phép cửa hàng sô cô la và hoa mở cửa, do lễ Phục sinh chỉ còn cách hai tuần.
Nhiều người cũng tỏ ra khó hiểu khi quy định mới của Bộ Nội vụ cho phép người dân trong khu vực phong tỏa rời khỏi nhà trong bán kính 30 km trong một số điều kiện nhất định sau khi điền đơn đăng ký. Thủ tướng Pháp Jean Castex hôm 18/3 chỉ đề cập đến việc người dân được đi lại trong bán kính 10 km quanh nhà.
“Chúng tôi phải có giấy phép, nhưng so với những lần phong tỏa trước, chúng tôi có thể ra ngoài tự do hơn nhiều. Vậy chúng tôi có được xem là phong tỏa không?”, Antonin Le Marechal, 21 tuổi, nói.
Chính phủ tranh luận rằng các biện pháp mới là cần thiết để giảm áp lực lên các cơ sở chăm sóc đặc biệt đã gần quá tải. Tuy nhiên, trước khi lệnh phong tỏa mới có hiệu lực, một lượng lớn người dân Paris đã vội vã rời thành phố.
Triều Tiên cắt quan hệ ngoại giao với Malaysia
Bình Nhưỡng cắt quan hệ, chỉ trích Kuala Lumpur sau khi tòa án Malaysia ra phán quyết dẫn độ công dân Triều Tiên sang Mỹ vì tội rửa tiền.
"Giới chức Malaysia đã phạm tội lỗi không thể tha thứ khi chuyển công dân Triều Tiên vô tội đến Mỹ, đây là hành động hung hăng nhằm vào Bình Nhưỡng được thực hiện dưới áp lực của Washington. Bộ Ngoại giao Triều Tiên tuyên bố cắt đứt hoàn toàn quan hệ ngoại giao với Malaysia", hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA cho biết trong thông cáo sáng 19/3.
KCNA cho biết công dân Triều Tiên này thực hiện "hoạt động kinh tế đối ngoại hợp pháp ở Singapore", cho rằng cáo buộc rửa tiền nhằm vào ông là "ngụy tạo".
Đại sứ quán Triều Tiên tại Malaysia bị phong tỏa hồi năm 2017. Ảnh: Reuters.
Thông cáo được đưa ra hai tuần sau khi công dân Triều Tiên Mun Chol-myong bị tòa án tối cao Malaysia bác đơn kháng cáo và phải đối mặt với lệnh dẫn độ sang Mỹ. Ông và gia đình sống tại Malaysia hơn 10 năm, bị bắt năm 2019 sau khi Mỹ đưa ra yêu cầu dẫn độ.
Mun bác bỏ cáo buộc của Cục Điều tra Liên bang Mỹ, trong đó cho rằng ông đứng đầu mạng lưới cung cấp sản phẩm bị cấm cho Triều Tiên và rửa tiền thông qua các công ty bình phong, giúp Bình Nhưỡng lách những lệnh trừng phạt quốc tế.
Mun đối mặt với 4 cáo buộc rửa tiền và hai cáo buộc âm mưu rửa tiền, liên quan chủ yếu đến công việc kinh doanh tại Singapore. Không rõ ông bị cáo buộc buôn lậu mặt hàng gì cho Bình Nhưỡng, nhưng từng có những vụ doanh nghiệp tại Singapore chuyển đồ xa xỉ đến Triều Tiên.
Quan hệ giữa Bình Nhưỡng và Kuala Lumpur xấu đi kể từ khi người mang hộ chiếu ngoại giao Triều Tiên tên Kim Chol bị giết hại bằng chất độc VX tại sân bay quốc tế ở Malaysia ngày 13/2/2017. Giới chức Malaysia nói người này chính là Kim Jong-nam, anh trai cùng cha khác mẹ với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, song Bình Nhưỡng phủ nhận thông tin.
Sau vụ ám sát, Malaysia triệu hồi đại sứ tại Triều Tiên, cấm công dân du lịch và hủy bỏ chính sách miễn thị thực cho công dân Triều Tiên. Triều Tiên trả đũa bằng lệnh cấm người Malaysia tại nước này xuất cảnh, bắt ba nhà ngoại giao và 5 thành viên gia đình. Đại sứ quán Malaysia ở Bình Nhưỡng vắng nhân viên kể từ tháng 4/2017.
Quan hệ song phương có dấu hiệu tan băng sau khi Thủ tướng Mahathir Mohamad lên nắm quyền ở Malaysia từ tháng 5/2018. Malaysia năm ngoái cũng thông báo kế hoạch mở lại đại sứ quán ở Triều Tiên.
Lời nói dối của nữ sinh dẫn đến thảm kịch thầy giáo bị chặt đầu tại Pháp Luật sư đại diện cho gia đình thầy giáo người Pháp Samuel Paty, người bị chặt đầu hồi tháng 10/2020, đã bày tỏ sự giận dữ về những lời nói dối lan truyền trên mạng xã hội dẫn đến vụ án mạng thương tâm này. Chân dung thầy giáo xấu số Samuel Paty được trưng bày bên ngoài bậc tòa nhà Quốc hội...