Người phạm tội ở Mỹ được bảo lãnh như thế nào
Mỹ cho phép người tình nghi phạm tội nộp tiền bảo lãnh để tại ngoại trong thời gian chờ xét xử, nhằm đảm bảo họ hầu tòa đúng thời hạn quy định.
Trong quá trình điều tra, bị cáo có thể nộp tiền bảo lãnh để được tại ngoại. Ảnh minh họa: frontrangebb
Theo thông cáo của Văn phòng Biện lý quận Cam, bang California, Mỹ, nam diễn viên Minh Béo (tên thật là Hồng Quang Minh) đã bị bắt và cáo buộc ba tội danh, gồm: quan hệ tình dục qua đường miệng với trẻ vị thành niên, toan thực hiện hành vi dâm ô với trẻ dưới 14 tuổi và gạ gẫm trẻ nhỏ thực hiện hành vi dâm ô.
Số tiền bảo lãnh tại ngoại đối với Minh Béo được đưa ra là một triệu USD. Theo biện lý Quận Cam, nếu bị phán quyết vi phạm toàn bộ cáo buộc trong phiên tòa ngày 15/4, Minh Béo có thể phải chịu mức án giam 5 năm 8 tháng tại nhà tù bang.
Theo luật pháp Mỹ, khi một người bị bắt giữ vì tình nghi phạm tội, người đó sẽ bị lưu giữ ở đồn cảnh sát, có thể bị lấy vân tay và chụp hình. Sau đó, bị cáo xuất hiện trước một quan chức tư pháp cấp thấp, có thể là thẩm phán địa phương hay ủy viên hội đồng. Tòa án tối cao Mỹ quy định rằng cảnh sát có thể giữ một người bị bắt không có lệnh trong vòng 48 giờ mà không cần phải có một phiên tòa xem xét việc bắt giữ đó có đúng hay không.
Thẩm phán địa phương sau đó sẽ xác định bị cáo có được bảo lãnh tại ngoại hay không, và nếu được thì số tiền bảo lãnh là bao nhiêu. Theo hiến pháp Mỹ, yêu cầu duy nhất đối với số tiền bảo lãnh là nó không được “quá lớn”. Thẩm phán có quyền từ chối cho bảo lãnh đối với những vụ án nghiêm trọng mà bằng chứng phạm tội có tính thuyết phục cao hoặc nếu thẩm phán tin rằng bị cáo sẽ chạy trốn.
Luật bảo lãnh ở Mỹ có sự khác biệt theo từng bang. Một số tiểu bang có quy định bảo lãnh rất nghiêm ngặt để các thẩm phán làm theo, được gọi là “bail schedule”, liệt kê tất cả tội danh và số tiền bảo lãnh gắn với những tội đó.
Theo bảng quy định của Tòa án Thượng thẩm California, quận Cam, tội giết người đặc biệt nghiêm trọng không được cho phép bảo lãnh, còn các hình thức giết người khác yêu cầu số tiền bảo lãnh là một triệu USD. Tội bắt cóc có mức bảo lãnh là 100.000 USD trong khi tội bắt cóc đòi tiền chuộc cần một triệu USD.
Video đang HOT
Với các tội danh liên quan đến tấn công tình dục, theo quy định của quận Cam, số tiền bảo lãnh cho tội hiếp dâm là 100.000 USD, quan hệ tình dục phi pháp với người dưới 18 tuổi là 20.000 USD, quan hệ tình dục bằng miệng với nạn nhân dưới 18 tuổi là 50.000 USD, quan hệ bằng miệng với nạn nhân dưới 14 tuổi trong khi bị cáo lớn hơn nạn nhân 10 tuổi là 100.000 USD, thực hiện hành vi dâm ô với trẻ dưới 14 tuổi là 100.000 USD
Diễn viên Minh Béo. Ảnh: Orange County District Attorney
Tuy nhiên, tùy trường hợp, viên chức tư pháp có thể xem xét vụ việc và đưa ra mức bảo lãnh khác với quy định. Các yếu tố được cân nhắc có thể là mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội, hồ sơ tội phạm trước đó của bị cáo, xác suất bị cáo sẽ hầu tòa đúng quy định. Với đối tượng phạm nhiều tội danh, tòa chỉ chọn tội danh có mức bảo lãnh cao nhất để xác định số tiền bảo lãnh cuối cùng bị cáo phải chịu, theo quy định của quận Cam.
Có một số hình thức bảo lãnh được sử dụng tại Mỹ. Với hình thức dùng bên thứ ba, một người sẽ đứng ra bảo đảm với tòa án rằng bị cáo nhất định sẽ ra tòa để xét xử đúng kỳ hạn. Thông thường, để thực hiện việc này, bị cáo phải thuê người kinh doanh tiền bảo lãnh (KDTBL) và đưa cho họ một khoản thù lao bằng 10% tiền bảo lãnh.
Nếu bị cáo chịu ra tòa xét xử đúng quy định thì tòa sẽ hủy bỏ khoản tiền bảo lãnh. Còn nếu đến kỳ hạn mà bị cáo vẫn trốn tránh, người KDTBL phải tự nộp toàn bộ tiền bảo lãnh cho chính quyền bang.
Một hình thức bảo lãnh khác là bảo lãnh phần trăm, bị cáo sẽ chỉ đặt cọc một phần tiền bảo lãnh, thường là 10%, với thư ký tòa.
Trong một số trường hợp, tòa có thể yêu cầu hình thức bảo lãnh tiền mặt. Bị cáo phải trả toàn bộ số tiền bảo lãnh bằng tiền mặt, tòa sẽ giữ số tiền này cho đến khi vụ án được phán quyết. Tòa thường áp dụng hình thức này với những bị cáo có khả năng bỏ trốn cao hay với những bị cáo không xuất hiện ở phiên điều trần sơ bộ.
Một biện pháp thay thế bảo lãnh là giải phóng bị đơn bằng cam kết trước tòa, về cơ bản là một lời hứa của bị đơn sẽ quay lại tòa án vào ngày xét xử và không tham gia bất kỳ hành vi phạm tội nào trong quá trình tại ngoại. Tòa vẫn sẽ đưa ra mức tiền bảo lãnh nhưng bị cáo không phải trả trừ khi tòa yêu cầu.
Phương Vũ
Theo VNE
Mỹ bắt được 2 tù nhân còn lại trong vụ vượt ngục ở quận Cam
Hai tù nhân còn lại trong vụ vượt ngục liên quan đến người gốc Việt chấn động quận Cam (bang California, Mỹ) đã bị bắt giữ.
Buồng giam nơi 3 tù nhân vượt ngục - Ảnh: Cảnh sát quận Cam
Hossein Nayeri (37 tuổi) và Jonathan Tieu (20 tuổi) bị bắt vào sáng 30.1 tại thành phố San Francisco, cách nhà tù mà nhóm này vượt ngục khoảng 640 km, theo ABC News ngày 30.1.
Vào lúc 9 giờ ngày 30.1, một người dân đã thông báo với cảnh sát tại San Francisco về một người khả nghi đi trong một chiếc xe hơi. Người này cho hay chiếc xe hơi giống với mô tả về chiếc xe bị những tù nhân đánh cắp và người trong xe có thể là một trong số người vượt ngục, theo lời sở cảnh sát San Francisco.
Nghi phạm sau đó được xác định là tù nhân vượt ngục Hossein Nayeri. Sau khi bỏ chạy, Nayeri bị cảnh sát truy đuổi và bắt giữ. Người còn lại là Jonathan Tieu bị cảnh sát phát hiện và bắt giữ khi đang trốn trong một chiếc xe ở bãi đậu xe. Theo lời cảnh sát thì tù nhân này không phản kháng lúc bị bắt. Cảnh sát San Francisco cũng nói tìm thấy đạn trong xe nhưng không có súng.
Jonathan Tieu, Hossein Nayeri và một tù nhân khác là Bac Duong (43 tuổi) trốn khỏi nhà tù có an ninh cẩn mật ở quận Cam, thành phố Santa Ana, bang California hôm 22.1.
Ba tù nhân vượt ngục (từ trái sang) Jonathan Tieu, Hossein Nayeri và Bac Duong - Ảnh: Reuters
Ba tù nhân đã cắt tấm thông gió bằng thép trong phòng giam, sau đó thoát ra ngoài bằng hệ thống đường ống dẫn lên mái nhà. Cả 3 được nhìn thấy lần cuối cùng vào lúc 5 giờ ngày 22.1 ở trong buồng giam và chỉ bị phát hiện là đã trốn ngục 16 giờ sau đó.
Duong đang bị cáo buộc tội mưu sát, Tieu tội giết người, còn Nayeri phải đối mặt với tội danh tra tấn và bắt cóc. Cả 3 đều bác bỏ những tội danh trên.
Bac Duong đã tự nộp mình cho cảnh sát hôm 29.1 sau khi nói với người dân tại Santa Ana rằng muốn đầu hàng, theo cảnh sát quận Cam.
Cảnh sát trưởng Sandra Hutchens của quận Cam cho hay 3 tù nhân này sẽ được giam giữ tại những nơi khác để đề phòng tiếp tục trốn trại. Cả 3 người cũng không được giam cùng phòng.
Giáo viên Nooshafarin Ravaghi (44 tuổi) dạy tiếng Anh trong tù đã bị bắt hôm 28.1 vì nghi giúp tù nhân vượt ngục. Bà Ravaghi được cho là đã in những bức ảnh chụp từ Google Earth toàn bộ khu nhà tù cho 3 tù nhân. Bà bác bỏ cáo buộc cho rằng đã đưa vũ khí và công cụ cho 3 tù nhân để cắt lưới thép trong buồng giam.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Mỹ: Phạm nhân gốc Việt vượt ngục tại quận Cam đã ra đầu thú Ngày 29/1, một trong ba tù nhân trốn thoát khỏi một nhà tù ở quận Cam, bang California của Mỹ cách đây một tuần là Bac Duong, đối tượng gốc Việt 43 tuổi, đã ra đầu thú và bị bắt lại, trong khi hai đồng phạm vẫn lẩn trốn. Bức ảnh được Văn phòng Cảnh sát trưởng quận Cam công bố cho thấy...