Người Pakistan biểu tình phản đối dự án của Trung Quốc
Nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra ở thành phố cảng Gwadar ở tỉnh Balochistan của Pakistan để phản đối tình trạng thiếu nước và điện trầm trọng cũng như các mối đe dọa đến sinh kế khác.
Nữ sinh ở tỉnh Balochistan của Pakistan chặn đường cao tốc CPEC để biểu tình đòi xây trường học. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH TWITTER
Tuần này, ngư dân và công nhân địa phương đã chặn các con đường ở Gwadar, một thành phố ven biển ở tỉnh Balochistan của Pakistan, theo The Guardian . Họ đốt lốp xe, hô khẩu hiệu và khiến phần lớn thành phố tê liệt để yêu cầu cấp điện, nước và ngăn tàu Trung Quốc đánh bắt trái phép ở vùng biển gần đó. Hai người bị thương khi chính quyền giải tán đám đông.
Vụ việc diễn ra trong bối cảnh người dân địa phương ngày càng phản ứng dữ dội với dự án và sự hiện diện của Trung Quốc ở Gwadar.
Trung Quốc đã đầu tư hàng tỉ USD vào các dự án cơ sở hạ tầng ở Pakistan để triển khai Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Pakistan (CPEC). Theo dự án, Pakistan cho một tập đoàn đa quốc gia do Trung Quốc hậu thuẫn thuê cảng Gwadar trong 40 năm.
Chính phủ Pakistan chấp nhận đầu tư của Trung Quốc với hy vọng thúc đẩy kinh tế. Tuy nhiên, tỉnh Balochistan là nơi diễn ra cuộc nổi dậy kéo dài. Sự hiện diện của Trung Quốc ở Gwadar đã gây ra nhiều bất ổn xã hội và gây nên phong trào chống Trung Quốc mạnh mẽ.
Video đang HOT
Ngày 20.8, hai trẻ em thiệt mạng trong một cuộc đánh bom liều chết nhằm vào các công dân Trung Quốc lái xe đi đến cảng, theo một quan chức cấp cao của Pakistan. “Kẻ đánh bom liều chết đã đâm vào chiếc xe cuối cùng trong đoàn xe”, quan chức này cho biết, đồng thời xác nhận 2 trẻ em thiệt mạng và một kỹ sư Trung Quốc bị thương.
Quân giải phóng Balochistan (BLA) đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công. Như các nhóm vũ trang khác trong khu vực, BLA cũng cáo buộc Trung Quốc khai thác tài nguyên khoáng sản của Balochistan. Trước đó, BLA đã tấn công người Trung Quốc và lãnh sự quán Trung Quốc ở Karachi, thành phố đông dân nhất Pakistan.
BLA đã thực hiện các cuộc tấn công để phản đối các dự án CPEC. Tuy nhiên, nhiều dấu hiệu cho thấy làn sóng phản đối dự án của Trung Quốc đã lan ra cả nước. Vào tháng 7, khoảng 9 người Trung Quốc thiệt mạng khi một chiếc xe chở đầy chất nổ đâm vào đoàn xe chở công nhân xây dựng đập Dasu ở tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, một dự án CPEC khác.
Đại sứ Trung Quốc tại Pakistan cũng may mắn thoát nạn sau khi trở thành mục tiêu của một cuộc tấn công khủng bố vào khách sạn ông đang cư trú vào tháng 4.
Người dân Gwadar được hứa rằng việc Trung Quốc đầu tư vào thành phố sẽ giúp khu vực phát triển, bao gồm cả việc thành lập một nhà máy nhiệt điện than. Tuy nhiên, từ khi Trung Quốc thuê cảng Gwadar, chưa dự án nào được bắt đầu. Người dân địa phương cũng cho rằng việc tàu đánh cá Trung Quốc đánh bắt trái phép trong vùng biển quanh cảng đang phá hoại sinh kế và gây thiếu lương thực ở địa phương.
Tháng trước, Pakistan bắt giữ 5 tàu đánh cá Trung Quốc tình nghi đánh bắt trái phép gần cảng Gwadar. Tuy nhiên, chính quyền Trung Quốc bác bỏ cáo buộc và tuyên bố các tàu này đang tránh bão.
Pakistan dựng hàng rào bảo vệ dự án do Trung Quốc đầu tư
Người dân địa phương đã chỉ trích quyết định của chính phủ Pakistan khi dựng hàng rào quanh cảng Gwadar ở tỉnh Balochistan. Được biết Trung Quốc đã đầu tư mạnh tay vào cảng này.
Cảng Gwadar tại Pakistan. Ảnh: AFP
Ngày 31/12/2020, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khẳng định với người đồng cấp Pakistan Makhdoom Shah Mahmood Qureshi rằng Bắc Kinh và Islamabad sẽ thắt chặt hợp tác trong Hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan (CPEC), đặc biệt là dự án cảng Gwadar và nâng cấp đường sắt.
Ngoại trưởng Vương Nghị cho biết đã điện đàm với người đồng cấp Pakistan để tái khẳng định tình hữu nghị và củng cố cam kết của Bắc Kinh với CPEC.
Cuộc điện đàm này diễn ra sau khi xảy ra biểu tình tại cảng Gwadar ở Pakistan vào cuối năm 2020. Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) đánh giá rằng tâm lý không đồng tình của người dân Pakistan hé lộ vấn đề mà hai quốc gia phải đối mặt liên quan đến phát triển cơ sở hạ tầng. Đây còn là thách thức về an ninh, kinh tế, chính trị cho CPEC, sáng kiện trị giá 62 tỷ USD. Năm 2021 này, hai quốc gia kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
Ngày 29/12/2020, ông Ziaullah Langove, lãnh đạo tỉnh Balochistan (nơi có cảng Gwadar) đã chọn giải pháp xây một hàng rào quanh công trình này sau khi xảy ra tình trạng người dân địa phương biểu tình phản đối.
Trong tháng 12/2020, truyền thông đưa tin Pakistan đã xây hàng rào 20km bao quanh phần lớn cảng Gwadar để nâng cao an ninh. Nhưng nhiều ý kiến chỉ trích cho rằng hàng rào này tạo "cấm thành" để bảo vệ đầu tư nước ngoài.
Ông Zhang Baozhong, Giám đốc công ty Cảng xuất nhập khẩu Pakistan Trung Quốc - đơn vị quản lý cảng Gwadar - tuyên bố rằng biện pháp an ninh bổ sung được cả giới chức Pakistan và Trung Quốc thống nhất.
Tuy nhiên, ông Ziaullah Langove ngày 29/12/2020 cho biết quá trình dựng hàng rào quanh cảng Gwadar đã bị tạm hoãn do chịu chỉ trích từ người dân địa phương.
Theo DW (Đức), Balochistan là một trong những khu vực thưa dân và nghèo nhất tại Pakistan mặc dù Islamabad đã thực hiện nhiều dự án phát triển tại đây. Các nhóm nổi dậy đã phá rối tại tỉnh này trong nhiều thập niên, lấy lý do rằng Islamabad và tỉnh Punjab đã khai thác tài nguyên không công bằng ở Balochistan. Từ năm 2005, Islamabad đã tiến hành chiến dịch quân sự tại Balochistan.
Trong khi đó, cảng Gwadar có vị trí chiến lược, gần với Eo Hormuz và các nhóm nổi dậy cho rằng Trung Quốc có mục tiêu nhắm đến nguồn tài nguyên thiên nhiên của Balochistan.
Nhân viên an ninh Pakistan tại cảng Gwadar. Ảnh: AFP
Ngoài vấn đề an ninh, CPEC cũng đối mặt với những biến động khác, trong đó gồm nợ của Pakistan. Giáo sư Du Youkang tại Đại học Fudan ở Thượng Hải phân tích: "Tổng thống Imran Khan đã chuyển trọng tâm của CPEC khỏi những dự án lớn như đập thủy điện, nhà máy năng lượng và muốn tập trung vào lĩnh vực nâng cao đời sống của người dân như nông nghiệp, giáo dục".
Đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc và Pakistan vào cuối năm 2020 đã nhóm họp tại Tân Cương và thống nhất thúc đẩy hợp tác CPEC để phát triển kinh tế.
"Kho báu" nghìn tỷ USD khổng lồ trong tay Taliban Taliban sở hữu nguồn khoáng sản khổng lồ của Afghanistan sau khi kiểm soát đất nước, tuy nhiên việc khai thác lại là bài toán khó với lực lượng này. Một tay súng Taliban bước qua cửa hàng làm đẹp ở thủ đô Kabul với tấm biển phụ nữ bị phun sơn đen (Ảnh: AFP). Việc Afghanistan nhanh chóng rơi vào tay lực...