Người nuôi tôm Kỳ Anh trầy trật khôi phục sản xuất sau lũ
Các trận lũ vừa qua đã san phẳng hàng trăm ha ao nuôi tôm của huyện Kỳ Anh ( Hà Tĩnh), việc khôi phục sản xuất hiện tại gặp rất nhiều khó khăn.
… đường điện đổ xiêu, bờ bao sạt lở chưa kịp đắp lại vì trời vẫn chưa ngớt mưa…
Anh Phan Văn Lý – phụ trách kỹ thuật của Công ty chia sẻ: “Vụ tôm trái, giá cao hơn nhiều so với vụ chính nên năm nào doanh nghiệp cũng đầu tư lớn. Năm nay, lũ lớn chưa từng có khiến hơn 4 triệu tôm đã ở độ tuổi 1,5 tháng nuôi của công ty bị cuốn trôi, số còn lại sốc nước cũng không sống nổi”.
“Sau 2 đợt mưa lớn, việc đầu tiên của chúng tôi là tập trung đắp lại hệ thống bờ bao, tiếp đó, ngay khi thời tiết thuận lợi sẽ bơm tháo nước, cải tạo ao hồ để thả đợt tôm mới. Tuy nhiên, thời tiết không thuận lợi nên tiến độ khắc phục hậu quả lũ lụt đang chậm lại”, anh Lý cho hay.
Tại vùng nuôi tôm tập trung Đập Lội – thôn Vĩnh Thọ, xã Kỳ Thọ, các thành viên HTX Nuôi trồng thủy sản Kỳ Thọ cũng tập trung khắc phục hạ tầng, sửa lại ao hồ.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn Tưởng – Chủ nhiệm HTX cho biết: “Sau 2 trận lũ liên tiếp, hồ nuôi của các xã viên đều mất trắng. Riêng gia đình tôi, vụ này đầu tư lớn với hơn 4 vạn con tôm giống thả trên 6 ha ao nuôi thì tất cả đã trôi theo dòng nước lũ, thiệt hại hàng trăm triệu đồng”.
“Đầu năm giá tôm không đáng kể do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên vụ trái chúng tôi đều rướn sức đầu tư. Không chỉ vùng nuôi chúng tôi, cả xã hơn 115 ha NTTS cùng chung cảnh ngộ. Dẫu còn ngổn ngang gian khó nhưng chúng tôi nóng lòng ra đắp lại những bờ đê sạt lở trên vùng nuôi, chuẩn bị xử lý môi trường sau mưa lũ và thực hiện các khuyến cáo của ngành chuyên môn nhằm đảm bảo các điều kiện cho vụ nuôi tới” , ông Tưởng cho biết
Ông Hồ Văn Bình – thành viên khác HTX nuôi trồng thủy sản Kỳ Thọ cũng mất 2 ha tôm quảng canh sau lũ. Hiện tại, mặc dù trời mưa, hàng ngày ông vẫn ra thăm hồ, tháo nước, sửa chữa, khắc khục các hạng mục, nhằm sớm ổn định sản xuất.
Chủ tịch UBND xã Kỳ Thọ Hồ Văn Hiển (áo xanh, bên phải) cho biết: Toàn xã có 185 ha nuôi trồng thủy sản bị ngập lụt. Bên cạnh thống kê thiệt hại và đề xuất chính sách hỗ trợ người nuôi tôm, xã đang chỉ đạo các hộ nuôi tiến hành sửa chữa, nâng cấp hạ tầng vùng nuôi, vệ sinh ao nuôi, đồng thời thực hiện đúng khuyến cáo của huyện: Đối với nuôi thâm canh thì bám sát thời tiết để thả nuôi lứa mới; còn hộ nuôi quảng canh thì tập trung nguồn lực, hoàn chỉnh các điều kiện để thả nuôi vụ xuân hè 2020.
Tại xã Kỳ Hải, đã có 117 ha ao hồ nuôi tôm, cua và cá nước lợ bị xóa sổ vì lũ lụt, mất mát nhiều nhất rơi vào các hộ nuôi ở vùng ao hồ mới được cấp trên đầu tư với hệ thống hạ tầng đồng bộ. Đợt mưa lũ đã làm thiệt hại hơn 60 tấn cua, tôm và cá nước lợ của toàn xã và hư hỏng hạ tầng một số vùng nuôi, thiệt hại hơn 9 tỷ đồng.
Anh Nguyễn Viết Xuân, một trong những người đầu tư thả nuôi quy mô lớn nhát tại đây cho hay: Nhận bàn giao ao hồ khi vụ chính xuân hè đã trôi qua, nhưng tin tưởng với hệ thống hạ tầng đồng bộ, bờ đê cao, vững chãi nên dù nuôi trái vụ, chúng tôi vẫn đầu tư lớn nhất từ trước tới nay và đã bị mất trắng. Riêng 3,3 ha ao nuôi của tôi có 4-5 tấn sản phẩm các loại chuẩn bị cho thu hoạch. Chỉ tính riêng tiền giống đã mất hàng trăm triệu đồng, chưa tính thức ăn, công sức chăm sóc mấy tháng trời. Trong ảnh: Một ít cua vào thời kỳ thu hoạch của anh Xuân còn sót lại sau lũ.
Hiện nay ở vùng nuôi Bắc Sơn Hải (Kỳ Hải) do thời tiết bất lợi nên các điểm sạt lở bờ đê chưa huy động máy móc để khắc phục bền vững được. Các hộ nuôi đang tạm thời mua bạt và tấm lợp Fibrô xi măng bao lại các bờ đê sạt lở, bảo vệ hạ tầng vùng nuôi trước những diễn biến mới của mưa lũ. “Các hồ nuôi đều đang bị ngọt hóa do mưa kéo dài. Chúng tôi chỉ mong kết thúc mưa lũ, trời nắng ấm để cải tạo môi trường nuôi, thả ít tôm, cua quảng canh, vớt vát bớt thiệt hại”, anh Võ Xuân Đức (áo trắng, giữa), chủ hồ nuôi 1ha ở thôn Bắc Sơn Hải cho biết.
Anh Dương Văn Thọ, cán bộ khuyến nông xã Kỳ Hải cho biết: Chia sẻ với người nuôi tôm, ngoài việc đề xuất chính sách hỗ trợ lên cấp trên, kiến nghị ngân hàng giảm, giãn lãi suất, xã Kỳ Hải đang động viên, hỗ trợ hộ nuôi khắc phục những thiệt hại hạ tầng, vượt qua khó khăn, đầu tư cho các vụ nuôi mới một cách bền vững hơn. Ảnh: Cán bộ Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Kỳ Anh và cán bộ khuyến nông xã Kỳ Hải kiểm tra, động viên hộ nuôi tôm sau thiệt hại của mưa lũ.
Tổng công ty Điện lực miền Bắc trao tiền ủng hộ đồng bào miền Trung
Chiều 3-11, tại Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, đã diễn ra chương trình tiếp nhận ủng hộ của nhân dân thành phố Hà Nội dành cho các tỉnh miền Trung khắc phục hậu quả mưa lũ.
Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương chủ trì buổi tiếp nhận. Đại diện lãnh đạo Tổng công ty Điện lực miền Bắc tham gia chương trình ủng hộ có ông Hồ Mạnh Tuấn, thành viên Hội đồng thành viên; ông Trịnh Quang Minh, Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty cùng lãnh đạo Văn phòng Đảng ủy và một số ban chuyên môn Tổng công ty.
Những ngày qua, mưa lớn kéo dài chưa kịp dứt thì miền Trung lại phải hứng chịu các đợt áp thấp nhiệt đới và các cơn bão số 6, 7, 8 khiến các tỉnh miền Trung rơi vào tình trạng bão chồng bão, lũ chồng lũ. Mưa dồn dập, nước lũ dâng cao gây thiệt hại về người, nhấn chìm, tàn phá đồng ruộng, hoa màu, gia súc, gia cầm. Nhiều trường học, bệnh viện và các công trình công cộng bị hư hỏng, ngập lụt, giao thông huyết mạch bị cắt đứt. Cuộc sống của đồng bào miền Trung bị đảo lộn nghiêm trọng. Theo thống kê đã có 148 người chết và mất tích, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản của Nhà nước và của nhân dân các tỉnh miền Trung.
Ông Hồ Mạnh Tuấn, thành viên Hội đồng thành viên Tổng công ty Điện lực miền Bắc trao 1 tỷ đồng ủng hộ nhân dân các tỉnh miền Trung.
Trước những đau thương, mất mát do mưa lũ gây ra đối với người dân tại một số tỉnh miền Trung, thực hiện lời kêu gọi của Chính phủ, của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, với truyền thống của dân tộc và tinh thần "tương thân, tương ái", "thương người như thể thương thân", Tổng công ty Điện lực miền Bắc đã kêu gọi sự đóng góp bằng hành động thiết thực nhất trong toàn thể cán bộ, công nhân viên.
Trước đó, toàn Tổng công ty đã đóng góp và quyên góp được hơn 6 tỷ đồng để ủng hộ đồng bào miền Trung khắc phục hậu quả thiên tai, lũ lụt và các hoạt động tương trợ xã hội liên quan.
Ông Trịnh Quang Minh, Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty trao 300 triệu đồng cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội ủng hộ Quỹ Vì người nghèo.
Tổng công ty đã trích số tiền 1 tỷ đồng để ủng hộ thông qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và 300 triệu đồng ủng hộ Quỹ Vì người nghèo. Đây là nguồn ủng hộ góp phần giúp đồng bào các tỉnh miền Trung ổn định cuộc sống, giảm bớt những khó khăn, vượt lên số phận để chống chọi với thiên tai, lũ lụt; đồng thời thể hiện nghĩa cử đầy trách nhiệm và tình người; cũng như góp phần nâng cao hình ảnh của Tổng công ty Điện lực miền Bắc, thể hiện nét đẹp văn hóa đối với xã hội và cộng đồng, với mong muốn nhân dân miền Trung sớm vượt qua khó khăn và ổn định cuộc sống.
Kết nối nghĩa tình đồng bào Đó là nhấn mạnh của Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh khi tiếp nhận ủng hộ từ Công đoàn Công ty TNHH Yamaha ủng hộ 170 triệu đồng; Công ty TNHH Tiếng Vang ủng hộ 100 triệu đồng. Đây là tấm lòng của mỗi nhân viên trong công ty, muốn thông qua UBTƯ MTTQ Việt Nam gửi đến...