Người nuôi lợn ở Nghệ An điêu đứng vì dịch
Hơn 2 tháng nay, người chăn nuôi lợn tại tỉnh Nghệ An đứng ngồi không yên vì dịch tả lợn châu Phi hoành hành. Hàng trăm tấn lợn phải tiêu hủy, chuồng trại trống không, cả làng xã chỉ là một màu vôi trắng xóa.
Thậm chí khi dịch bệnh vẫn chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt” thì tình trạng vứt lợn chết ra môi trường càng làm nguy cơ dịch bệnh trầm trọng hơn.
Tính đến ngày 7/4, toàn tỉnh Nghệ An đã có hơn 1,7 ngàn hộ chăn nuôi bị dịch tả lợn châu Phi tấn công.
Tâm dịch Thanh Chương
Tính đến đầu tháng 4/2021, toàn huyện Thanh Chương (Nghệ An) có 35/38 xã xảy ra dịch tả lợn châu Phi.
Theo thống kê tính đến ngày 6/4, địa phương này đã có gần 3.700 con tương đương gần 270 tấn lợn bị tiêu hủy. Số lợn bị dịch chủ yếu bùng tại các chăn nuôi nhỏ lẻ, khó áp dụng các biện phòng chống.
Tại xã Thanh Lĩnh, nơi được xem là ảnh hưởng nặng nề từ dịch tả lợn châu Phi, ông Nguyễn Trường Tam – Chủ tịch UBND xã Thanh Lĩnh cho biết, dịch tả lợn Châu Phi bùng phát đã hơn 2 tháng, tính đến ngày 7/4 vừa qua, toàn xã có 6/6 xóm đã bị dịch “bủa vây”, số hộ bị ảnh hưởng dịch tả lợn hoành hành lên tới 80 hộ, đồng nghĩa với việc hơn 13 tấn lợn đã phải tiêu hủy.
“Theo thống kê, dịch chủ yếu xảy ra tại các hộ gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ, nên việc phòng chống dịch khó khăn. Hiện chúng tôi đang tích cực phối hợp với cơ quan chức năng khẩn trương rà soát và tích cực các biện pháp phòng chống, ngăn chặn dịch bệnh. Hàng ngày, giao cho dân quân xã thống kê, phát hiện lợn dịch, chết để lập tức tiêu hủy” – ông Tam nói.
Ghé chuồng trại gia đình bà Nguyễn Thị Lý trú tại thôn Thủy Hồng (xã Thanh Lĩnh), hiện chỉ là một chuồng không, trống trải. Từ khi 2 con lợn nái 1 con lợn thịt trọng lượng hơn 4,5 tạ của gia đình bị tiêu hủy, đến nay bà vẫn chưa thể tái đàn vì dịch tả lợn Châu Phi trong khu vực vẫn chưa được khống chế.
Theo bà Lý, khi chưa có dịch, chăn nuôi lợn là kinh tế chính của gia đình, khi thông tin các xã lân cận bị dịch gia đình cũng chủ động phòng tránh như rắc vôi bột, hạn chế người lạ. Tuy nhiên, sau khi dịch “tràn” về xóm thì hơn 4 tạ lợn phải tiêu hủy. Dù xót của nhưng cũng phải tiêu hủy.
Cũng giống gia đình bà Lý, gia đình bà Lưu Thị Mùi (thôn Thủy Hồng), anh Nguyễn Chí Dương thôn Trung Long, hàng chụ hộ dân thôn Sơn Hạ cùng điêu đứng vì dịch tả lợn. Từ khi ra Tết đến nay, dịch bùng phát, lần lượt các hộ gia đình phải chịu cảnh lợn chết, lợn ốm và đành phải tiêu hủy. “Không biết đợt dịch lần này khi nào mới kết thúc, chứ nó đang bùng phát như thế này thì người dân chúng tôi không thể tái đàn, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của gia đình” – anh Dương cho biết.
Tại xã Thanh Tùng, bệnh dịch tả lợn Châu Phi cũng tái phát trong những ngày cuối tháng 3. Ông Phan Văn Dũng – Chủ tịch UBND xã cho biết, xã đã bố trí lực lượng và nguồn lực để phục vụ công tác phòng chống dịch một cách khẩn trương nhất.
Video đang HOT
“Với người nông dân, chăn nuôi lợn là một trong những nguồn thu nhập chính. Do vậy, nếu không bảo vệ được đàn lợn, nhiều gia đình sẽ phải tiêu hủy cả đàn lợn, thiệt hại hàng chục triệu đồng; tình hình kinh tế – xã hội của địa phương cũng ảnh hưởng”, ông Dũng lo lắng.
Theo báo cáo của UBND huyện Thanh Chương, từ ngày 1/1/2021, dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát trên địa bàn huyện, nhưng lây lan mạnh nhất kể từ tháng 2 lại nay. Tính đến ngày 6/4, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 1.326 hộ, thuộc 126 thôn, bản của 35/38 xã, số lượng lợn bị chết tiêu hủy gần 270 tấn.
Vứt lợn chết trôi sông
Dù dịch tả lợn châu Phi tại Nghệ An hiện đang diễn biến phức tạp, người dân, chính quyền đang khẩn trương phòng chống, xử lý. Tuy nhiên, tình trạng vứt lợn chết ra môi trường xuất hiện nhiều nơi tại địa phương này, khiến tình hình dịch bệnh càng khó kiểm soát.
Đơn cử như tại xã Lục Dạ, huyện Con Cuông trong ngày 7/4 vừa qua, người dân phát hiện tại mương nước Phai Mèn lợn chết, có con nặng gần 100kg đang trong giai đoạn phân hủy, bốc mùi hôi thối trôi trên mương nước tưới tiêu gần khu vực đông dân cư và một số trường học. Ngay sau đó, chính quyền địa phương đã phải huy động lực lượng mang đi tiêu hủy.
Hay như tại xã Thanh Yên (huyện Thanh Chương) dọc tuyến đường ra bến đò Phuống người dân cũng phát hiện nhiều xác lợn chết vứt dưới chân cầu, nhiều con đang trong quá trình phân hủy, nổi trên mặt nước, bốc mùi hôi thối.
Ông Bùi Hữu Chương, Chủ tịch UBND xã Thanh Yên xác nhận, có hiện tượng người dân lén lút vứt xác heo chết do dịch tả heo Châu Phi ra môi trường. “Khi phát hiện sự việc, chủ yếu chúng tôi đã huy động lực lượng ra vớt, tiêu hủy theo quy trình. Đồng thời, thông báo cho người dân hiểu về việc vứt lợn ra môi trường là vi phạm phát luật trong phòng chống dịch bệnh và luật bảo vệ môi trường sẽ xử lý nghiêm” – ông Chương cho biết thêm.
Tình trạng trên cũng xảy ra tại xã Thanh Lĩnh. Theo ông Nguyễn Trường Tam, Chủ tịch UBND xã, thời gian gần đây xã phát hiện nhiều lợn chết trôi dạt vào địa phận của xã. Xã phải huy động dân quân trục vớt và tiêu hủy. “Trong tháng 3 vừa qua, xã cũng đã xử phạt một tiểu thương từ nơi khác đến mua lợn của bà con trong xã vận chuyển ra ngoài, số tiền phạt là 3,5 triệu đồng” – ông Tâm cho biết.
Được biết, tính đến 30/3/2021 đến nay, 19/21 huyện trên toàn tỉnh Nghệ An đã bùng phát bệnh dịch tả lợn châu Phi với 1.762 hộ, 386 xóm, 145 xã bị ảnh hưởng. Tổng số lợn đã tiêu hủy là 4.794 con, tổng trọng lượng hơn 300 tấn.
Vì sao dịch tả lợn châu Phi tái bùng phát ở Nghệ An, ngày nào cũng có lợn phải tiêu huỷ?
Từ đầu tháng 9 đến nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi tái bùng phát tại nhiều huyện trên địa bàn Nghệ An, trong đó "nóng" nhất là huyện Hưng Nguyên.
Toàn tỉnh tiêu hủy 1.244 con lợn
Trong tháng 9 này, huyện Hưng Nguyên hầu như ngày nào cũng tiêu hủy lợn bị nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi. Trong khi giá lợn đang ở mức cao, thì dịch bệnh đã gây thiệt hại lớn đối với người dân.
Bà Nguyễn Thị Hoàn ở xóm 1, xã Hưng Nghĩa (Hưng nguyên) thường xuyên rắc vôi bột, phun hóa chất để phòng bệnh cho đàn lợn của gia đình. Ảnh: Xuân Hoàng
Xã Hưng Nghĩa là địa phương có số lợn nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi nhiều nhất huyện tại thời điểm này. Ông Nguyễn Văn Đệ - Phó Chủ tịch UBND xã Hưng Nghĩa cho biết: Bệnh dịch tả lợn châu Phi tái bùng phát trên địa bàn xã từ ngày 11/9. Đến ngày 28/9, toàn xã đã buộc phải tiêu hủy 55 con lợn, tổng trọng lượng 4,3 tấn.
Hiện nay, các hộ chăn nuôi lợn đang tích cực phòng dịch bằng mọi cách: Rắc vôi bột, phun hóa chất khử trùng hàng ngày, chuồng trại được che chắn kín, tuyệt đối không cho người ngoài vào.
Cùng đó, xã tiếp nhận 60 lít hóa chất, cấp cho các hộ dân tự phun; trích ngân sách mua vật tư phục vụ công tác tiêu hủy lợn.
Trong đợt dịch tái bùng phát này, Nghệ An đã tiêu hủy 1.244 con lợn. Ảnh: Quang An
Trong đợt tái phát dịch lần này, tính đến ngày 28/9, trên địa bàn huyện Hưng Nguyên đang có 8 xã chưa qua 21 ngày dịch, gồm: Hưng Nghĩa, Hưng Mỹ, Xuân Lam, Hưng Trung, thị trấn, Hưng Yên Bắc, Hưng Thông và Hưng Đạo; với 51 hộ có lợn bị nhiễm dịch; tổng số lợn bị tiêu hủy 200 con, tổng trọng lượng trên 13 tấn.
Ông Hoàng Đức Ân - Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hưng Nguyên cho biết: Trong đợt dịch tái bùng phát này, huyện đã cấp gần 400 lít hóa chất cho 14 xã, thị trấn tổ chức phun khử trùng tiêu độc.
Khó khăn nhất trong công tác phòng chống dịch là các xã không có cán bộ thú y, nên khi có lợn bị bệnh, người chăn nuôi không biết bệnh gì. Việc lấy mẫu bệnh phẩm đi xét nghiệm trước đây do cán bộ thú y xã thực hiện, thì nay do thú y huyện đảm nhiệm, trong khi đó đội ngũ thú y huyện mỏng, nên không kịp thời".
Theo số liệu của Chi cục Chăn nuôi và Thú y, tính đến ngày 28/9, trên địa bàn Nghệ An đang có 37 xã của 12 huyện chưa qua 21 ngày dịch. Bao gồm các huyện: Kỳ Sơn 3 xã; Nghi Lộc 7 xã; Quế Phong 5 xã; Hưng Nguyên 8 xã; Thành phố Vinh 3 phường, xã; Tương Dương 3 xã; Anh Sơn 3 xã; các huyện: Yên Thành, Quỳnh Lưu, Diễn Châu và Con Cuông, mỗi huyện có 1 xã. Tổng số lợn đã tiêu hủy 1.244 con.
Vì sao dịch tái bùng phát?
Nguyên nhân bệnh dịch tả lợn châu Phi bùng phát trên địa bàn xã, ông Nguyễn Văn Đệ - Phó Chủ tịch UBND xã Hưng Nghĩa cho rằng: Trong số 13 hộ có lợn vừa bị nhiễm dịch thì phần nhiều là tái phát sau đợt dịch của năm 2019.
Do giá lợn đang cao, nên khi lợn bị ốm, các hộ dân cố chữa trị, đến khi lợn chết mới khai báo, nên mầm bệnh ủ lâu trong chuồng trại, phát tán ra bên ngoài.
Cơ quan chuyên môn và chính quyền xã Hưng Nghĩa (Hưng Nguyên) tiêu hủy lợn bị nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi. Ảnh: Quang An
Một cán bộ thú y của huyện Hưng Nguyên chia sẻ, đa phần số lợn bị bệnh do người dân báo lên, chúng tôi đến lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm đã chết.
Ông Ngô Đức Quỳnh - Phó Chi cục Chăn nuôi và Thú y cho rằng: Nguyên nhân bệnh dịch tả lợn châu Phi tái bùng phát trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua, là do mầm bệnh lưu hành rộng rãi trong đàn vật nuôi và trong môi trường chăn nuôi.
Giá lợn đang cao nên khi lợn bị bệnh, người dân không khai báo cho chính quyền địa phương mà bán chạy, hoặc tự giết mổ lợn bệnh chia nhau thịt về sử dụng, làm mầm bệnh lây lan khó kiểm soát. Một số hộ tự ý tái đàn khi chưa đảm bảo về điều kiện vệ sinh phòng bệnh; tận dụng thức ăn thừa chưa qua xử lý cho lợn ăn.
Do thời tiết phức tạp, mầm bệnh tồn lưu trong môi trường... gặp thời tiết bất lợi cho vật nuôi, dịch bệnh sẽ bùng phát và lây lan. Cùng đó, đàn vật nuôi chưa được tiêm phòng vắc xin phòng bệnh theo quy định, nên không có miễn dịch đối với các bệnh khác.
Khi huyện Quế Phong tái phát dịch trở lại, UBND huyện chỉ đạo các xã lập chốt kiểm soát dịch trên các trục đường chính. Ảnh: Quang An
"Trên địa bàn tỉnh, nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm phần lớn, không áp dụng đầy đủ các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, trong khi đó hiện đang giai đoạn thời tiết chuyển mùa, tạo điều kiện cho mầm bệnh tồn tại, phát tán. Trong khi đó, hoạt động vận chuyển, giết mổ, buôn bán động vật, sản phẩm động vật tại nhiều địa phương chưa được kiểm soát chặt chẽ... Vì vậy, trong thời gian tới nguy cơ các loại dịch bệnh, trong đó bệnh dịch tả lợn châu Phi sẽ tiếp tục lây lan, phát tán rất cao" - ông Ngô Đức Quỳnh khuyến cáo.
Cha bỏng nặng 99% nguy kịch, con thơ ngơ ngác đợi chờ Hai đứa trẻ hồn nhiên chơi đùa, thỉnh thoảng nhớ ra, hỏi "Bố sắp về nhà chưa?". Chúng không hay biết rằng, người cha thân yêu của mình bị bỏng nặng đến 99%, đang vật lộn giữa lằn ranh sinh tử. Đứng bên ngoài phòng điều trị tại Bệnh viện bỏng Quốc Gia, chị Lê Thị Cúc (27 tuổi, quê Nghệ An) khóc...