Người nước ngoài ủng hộ quan điểm “người Việt Nam mua ô tô cho oách”
Nhiều người nước ngoài đang sống và làm việc tại Hà Nội đã bày tỏ ý kiến đồng tình với quan điểm của ông Phó giám đốc Sở Giao Thông Hà Nội – Nguyễn Xuân Tân khi ông cho rằng “nhiều người Việt Nam chỉ mua ô tô cho oách”.
Sau khi trang tiếng Anh của Dân trí (Dtinews.vn) đăng tải bài phỏng vấn ông Nguyễn Xuân Tân và những ý kiến bạn đọc phản đối quan điểm của ông, nhiều độc giả nước ngoài cũng bày tỏ sự quan tâm tới vấn đề này và đa số ủng hộ quan điểm của ông Tân.
Cảnh ùn tắc đã trở thành “nỗi ám ảnh thân quen” tại cửa ngõ Tây Nam TP Hà Nội. (Ảnh: Hữu Nghị)
Dân trí xin trích đăng một số bình luận của các độc giả này như một hướng quan điểm xung quanh phát biểu đang gây “xôn xao” của vị Phó giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội:
Độc giả Matt Wunderlich, hiện đang là giáo viên tiếng Anh tại trung tâm ILA Vietnam ở Hà nội chia sẻ: Thật vui là Sở Giao Thông Hà nội đã giải thích được phần nào nguyên nhân tại sao rất nhiều người đang muốn sở hữu ô tô ở đây. Tôi cảm thấy số lượng ô tô ở Hà Nội đã tăng lên gấp đôi trong vòng 2 năm qua. Không biết rồi họ sẽ đỗ xe ở đâu?
Ông Will Brantingham đến từ Luân Đôn, Anh nói: Ông Tân nói đúng đấy chứ? Tôi thường xuyên nhìn thấy những xe thể thao lớn chạy trên đường với chỉ một người ngồi trong. Hình như mọi người đều nghĩ rằng việc họ mua thêm một chiếc xe không ảnh hưởng gì nhiều đến số lượng xe lưu thông trên đường. Nhưng họ không nhận ra rằng mỗi cá nhân với suy nghĩ như vậy sẽ có ảnh hưởng lớn thế nào. Nếu họ biết rằng thêm một xe sẽ thêm một chút tắc đường mà họ vẫn mua thì chính họ mới đáng bị đổ lỗi.
Anh Mike Johnston đến từ San Francisco, Mỹ đang sống ở quận Tây Hồ, Hà Nội cho biết: Tôi đã từng thấy vấn đề này ở Bangkok, Thái Lan. Họ khuyến khích mua ô tô để thúc đẩy phát triển kinh tế, nhưng không tính đến cơ sở hạ tầng. Mặc cho tắc đường, dường như mọi người thích ngồi trong những chiếc xe đẹp hơn là đến nhanh nơi họ cần đến.
Ngoài việc không đồng tình với những người thích mua xe chỉ để cho sang, nhiều người nước ngoài ở Hà Nội còn chia sẻ mối lo ngại cho môi trường khi lượng xe ô tô cá nhân tăng lên.
Video đang HOT
Anh Mike Johnston nói: Chúng ta cũng nên nhớ rằng những chiếc ô tô chạy ì ạch trong lúc tắc đường thường là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí.
Một giáo viên đến từ Canada, anh Alec Poliquin nói: Đúng là tôi thấy nhiều người ở Hà Nội chỉ mua xe theo mốt, làm tắc đường và gây ô nhiễm môi trường. Rất nhiều lần tôi gặp những chiếc xe thể thao lớn chạy với tốc độ 5km/h để tránh những vũng nước nhỏ hay một ổ gà bé xíu, hoặc sẵn sàng phi lên vỉa hè để tránh một đoạn đường lội.Tôi tự hỏi vậy họ sẽ lái thế nào những khi đường phố ngập trong nước như tuần vừa qua.
Một kiến trúc sư đến từ Mỹ, ông Philip Kozely chia sẻ: Tôi thích ý kiến của vị Phó giám đốc Sở Giao thông Hà Nội. 40 năm trước ô tô cũng là mốt ở Châu Âu cho đến khi mọi người mệt mỏi với giao thông và hiện tại thích quay lại với tàu điện và xe đạp. Ở Việt Nam chưa có xe điện hay tàu điện ngầm thì tôi thấy đi lại bằng taxi là một lựa chọn hay hơn là mua xe. Taxi tiện lợi hơn, rẻ hơn và quan trọng là góp phần giảm tải cho giao thông, giảm khí độc hại cho môi trường.
Tương tự, anh Emanuel Santos đến từ Brazil nói: Tôi thấy Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đang phải trải qua những vấn đề mà các nước/thành phố phát triển đã trải qua. Mọi người nên tìm hiểu và tránh vấp phải những sai lầm của họ. Riêng tôi thấy không có gì hay khi sở hữu ô tô riêng cả, bất kể đó là xe đắt tiền hay thời thượng. Tại sao chúng ta phải mua xe rồi tự giam mình trong cảnh tắc đường và ô nhiễm. Nếu các bạn muốn chứng tỏ mình, có rất nhiều cách khác hay hơn.
Lan Hiếu
Nhiều người nước ngoài đang sống và làm việc tại Hà Nội đã bày tỏ ý kiến đồng tình với quan điểm của ông Phó giám đốc Sở Giao Thông Hà Nội – Nguyễn Xuân Tân khi ông cho rằng “nhiều người Việt Nam chỉ mua ô tô cho oách”.
Sau khi trang tiếng Anh của Dân trí (Dtinews.vn) đăng tải bài phỏng vấn ông Nguyễn Xuân Tân và những ý kiến bạn đọc phản đối quan điểm của ông, nhiều độc giả nước ngoài cũng bày tỏ sự quan tâm tới vấn đề này và đa số ủng hộ quan điểm của ông Tân.
Cảnh ùn tắc đã trở thành “nỗi ám ảnh thân quen” tại cửa ngõ Tây Nam TP Hà Nội. (Ảnh: Hữu Nghị)
Dân trí xin trích đăng một số bình luận của các độc giả này như một hướng quan điểm xung quanh phát biểu đang gây “xôn xao” của vị Phó giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội:
Độc giả Matt Wunderlich, hiện đang là giáo viên tiếng Anh tại trung tâm ILA Vietnam ở Hà nội chia sẻ: Thật vui là Sở Giao Thông Hà nội đã giải thích được phần nào nguyên nhân tại sao rất nhiều người đang muốn sở hữu ô tô ở đây. Tôi cảm thấy số lượng ô tô ở Hà Nội đã tăng lên gấp đôi trong vòng 2 năm qua. Không biết rồi họ sẽ đỗ xe ở đâu?
Ông Will Brantingham đến từ Luân Đôn, Anh nói: Ông Tân nói đúng đấy chứ? Tôi thường xuyên nhìn thấy những xe thể thao lớn chạy trên đường với chỉ một người ngồi trong. Hình như mọi người đều nghĩ rằng việc họ mua thêm một chiếc xe không ảnh hưởng gì nhiều đến số lượng xe lưu thông trên đường. Nhưng họ không nhận ra rằng mỗi cá nhân với suy nghĩ như vậy sẽ có ảnh hưởng lớn thế nào. Nếu họ biết rằng thêm một xe sẽ thêm một chút tắc đường mà họ vẫn mua thì chính họ mới đáng bị đổ lỗi.
Anh Mike Johnston đến từ San Francisco, Mỹ đang sống ở quận Tây Hồ, Hà Nội cho biết: Tôi đã từng thấy vấn đề này ở Bangkok, Thái Lan. Họ khuyến khích mua ô tô để thúc đẩy phát triển kinh tế, nhưng không tính đến cơ sở hạ tầng. Mặc cho tắc đường, dường như mọi người thích ngồi trong những chiếc xe đẹp hơn là đến nhanh nơi họ cần đến.
Ngoài việc không đồng tình với những người thích mua xe chỉ để cho sang, nhiều người nước ngoài ở Hà Nội còn chia sẻ mối lo ngại cho môi trường khi lượng xe ô tô cá nhân tăng lên.
Anh Mike Johnston nói: Chúng ta cũng nên nhớ rằng những chiếc ô tô chạy ì ạch trong lúc tắc đường thường là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí.
Một giáo viên đến từ Canada, anh Alec Poliquin nói: Đúng là tôi thấy nhiều người ở Hà Nội chỉ mua xe theo mốt, làm tắc đường và gây ô nhiễm môi trường. Rất nhiều lần tôi gặp những chiếc xe thể thao lớn chạy với tốc độ 5km/h để tránh những vũng nước nhỏ hay một ổ gà bé xíu, hoặc sẵn sàng phi lên vỉa hè để tránh một đoạn đường lội.Tôi tự hỏi vậy họ sẽ lái thế nào những khi đường phố ngập trong nước như tuần vừa qua.
Một kiến trúc sư đến từ Mỹ, ông Philip Kozely chia sẻ: Tôi thích ý kiến của vị Phó giám đốc Sở Giao thông Hà Nội. 40 năm trước ô tô cũng là mốt ở Châu Âu cho đến khi mọi người mệt mỏi với giao thông và hiện tại thích quay lại với tàu điện và xe đạp. Ở Việt Nam chưa có xe điện hay tàu điện ngầm thì tôi thấy đi lại bằng taxi là một lựa chọn hay hơn là mua xe. Taxi tiện lợi hơn, rẻ hơn và quan trọng là góp phần giảm tải cho giao thông, giảm khí độc hại cho môi trường.
Tương tự, anh Emanuel Santos đến từ Brazil nói: Tôi thấy Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đang phải trải qua những vấn đề mà các nước/thành phố phát triển đã trải qua. Mọi người nên tìm hiểu và tránh vấp phải những sai lầm của họ. Riêng tôi thấy không có gì hay khi sở hữu ô tô riêng cả, bất kể đó là xe đắt tiền hay thời thượng. Tại sao chúng ta phải mua xe rồi tự giam mình trong cảnh tắc đường và ô nhiễm. Nếu các bạn muốn chứng tỏ mình, có rất nhiều cách khác hay hơn.
Lan Hiếu
Theo Dantri
Hà Nội đề xuất dừng thu phí sử dụng đường bộ đối với xe máy
Từ thực tế kết quả thu phí sử dụng đường bộ đối với xe máy rất thấp, liên ngành giao thông - tài chính Hà Nội thống nhất với chủ trương dừng thu loại phí này từ 1/1/2016.
Sở Giao thông Hà Nội vừa có báo cáo về việc thực hiện thu phí sử dụng đường bộ theo đẩu phương tiện đối với xe môtô. Theo đó, Hà Nội đã bắt đầu triển khai thu phí từ 1/1/2013 và thu về cho Quỹ Bảo trì đường bộ của thành phố 55 tỉ đồng (năm 2013); 36 tỉ đồng (năm 2014, đạt 13,28% kế hoạch); 6 tháng đầu năm 2015 đạt 3,6 tỉ đồng (3% kế hoạch).
Hà Nội thống nhất chủ trương dừng thu phí đường bộ đối với xe máy từ 1/1/2016. Ảnh: Bá Đô.
Lãnh đạo ngành giao thông vận tải cho rằng, việc thu phí sử dụng đường bộ đối với môtô đạt thấp, do một số nguyên nhân: Công tác liệt kê số lượng môtô thực hoạt động trên địa bàn gặp nhiều khó khăn, biến động so với đăng ký; Việc triển khai công tác thu của một số quận, huyện, thị xã chưa thực sự tích cực, chưa có giải pháp triệt để khắc phục tình trạng thu đạt tỷ lệ thấp; Chưa có chế tài cụ thể đối với các trường hợp cố tình chây ỳ không đóng phí...
Bên cạnh đó, hành vi không nộp phí sử dụng đường bộ theo quy định sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt từ 1 đến 3 lần số phí phải nộp. Tuy nhiên, chưa có quy định cụ thể về lực lượng kiểm tra, xử phạt, quản lý sử dụng tiền phạt và các vấn đề liên quan.
Từ thực tế trên, Sở Giao thông Hà Nội đưa ra đề xuất: "Thống nhất với chủ trương của Qũy Bảo trì đường bộ Trung ương và Bộ Giao thông cho phép tạm thời dừng thu phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện đối với xe môtô từ 1/1/2016 để các cơ quan Bộ Giao thông và Tài chính có phương án tổ chức thu hợp lý và thuận tiện hơn".
Võ Hải
Theo VNE
"Xử lý cả cán bộ cấp phép bán bánh trung thu trên vỉa hè" "Quan điểm của Sở GTVT là không cấp phép cho một trường hợp nào bán bánh trung thu trên vỉa hè. Trường hợp nào các quận, huyện đã cấp thì chúng tôi sẽ tổng hợp, báo cáo thành phố cho phép giải tỏa", ông Nguyễn Xuân Tân - Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội nói. Ngày 21/8, Sở GTVT Hà Nội thông...