Người nước ngoài lấy vợ Việt Nam có được mua nhà ở không?
Người nước ngoài chỉ được sở hữu nhà ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Hỏi: Tôi là người nước ngoài và có vợ là người Việt Nam, quê vợ tôi rất yên bình và đẹp nên vợ chồng tôi muốn mua một căn nhà riêng lẻ ở vùng quê để sinh sống. Nhà ở này không phải chung cư, tôi và vợ tôi có cùng được đứng tên chủ sở hữu căn nhà riêng lẻ này được hay không?
Người nước ngoài lấy vợ Việt Nam có được mua nhà ở không?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến trang Tư Vấn của báo Đời Sống & Pháp Luật. Vấn đề này chuyên gia tư vấn luật CHÂU VIỆT VƯƠNG – CÔNG TY LUẬT HỢP DANH FDVN đưa ra ý kiến như sau:
Thứ nhất, Về việc sở hữu nhà ở riêng lẻ của người nước ngoài có vợ là người Việt Nam:
Theo như Điều 160 Luật nhà ở hiện hành năm 2014 có quy định cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau đây:
- Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
- Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.
Điều này được hướng dẫn tại Điều 75, Nghị định số 99/2015/NĐ-CPquy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Nhà ở như sau:”
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu nhà ở (bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ) trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm xác định cụ thể các khu vực cần bảo đảm an ninh, quốc phòng tại từng địa phương và có văn bản thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để làm căn cứ chỉ đạo Sở Xây dựng xác định cụ thể danh mục dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại trên địa bàn không cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở.”
Video đang HOT
Như vậy, người nước ngoài chỉ được sở hữu nhà ở (bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ) trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Hiện nay các văn bản về việc”thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam” đã hết hiệu lực và hiện chưa có văn bản thay thế, nên người nước ngoài không được sở hữu nhà ở riêng lẻ nếu không nằm trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại ở Việt Nam.
Thứ hai, về việc vợ chồng cùng đứng tên vào Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đtấ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất:
Vì chồng là người nước ngoài có kết hôn với vợ là người Việt Nam, theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình thì tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân được coi là tài sản chung, nên để mua nhà ở tại Việt Nam thì ngoài việc đáp ứng các điều kiện của người Việt Nam mua nhà ở tại Việt Nam thì cần phải đáp ứng thêm điều kiện của người nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở tại Viêt Nam. Tuy nhiên, người chồng là người nước ngoài không đáp ứng được điều kiện sở hữu nhà ở riêng lẻ (trừ trường hợp nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở), nên cũng sẽ không được đứng tên vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì người nước ngoài chỉ được sở hữu nhà ở riêng lẻ nhưng theo một số hình thức ở Điều 160 Luật Nhà ở năm 2014 như đã viện dẫn nêu trên.
Hy vọng rằng sự tư vấn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì xin gửi về báo Đời sống & Pháp luật.
HUY LÂM
Nguồn: Người đưa tin
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Điều kiện cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Nghị định quy định, trước ít nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc thì người sử dụng lao động đó phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 quy đinh chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2016.
Ảnh minh họa
Đối tượng áp dụng theo Nghị định gồm:
- Lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam (gọi tắt là người lao động nước ngoài) theo các hình thức như: Thực hiện hợp đồng lao động; Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp; Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế; Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng; Chào bán dịch vụ; Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam; Tình nguyện viên; Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại; Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật; Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam.
- Người sử dụng người lao động nước ngoài.
Điều kiện cấp giấy phép lao động
Nghị định quy định việc cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài phải đảm bảo các điều kiện sau:
1- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật;
2- Có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc;
3- Là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật;
4- Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài;
5- Được chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng người lao động nước ngoài.
Thời hạn của giấy phép lao động
Thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của một trong các trường hợp sau nhưng không quá 02 năm:
1- Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết;
2- Thời hạn của bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam;
3- Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài;
4- Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài;
5- Thời gian nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ;
6- Thời hạn đã được xác định trong giấy chứng nhận của tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
7- Thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó;
8- Thời hạn trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.
Ngoài ra, Nghị định cũng quy định, trước ít nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc cho người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động đó phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc.
HUY LÂM
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Người nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam cần giấy tờ gì? Điều kiện để người nước ngoài có thể sở hữu căn hộ chung cư hoặc nhà ở riêng lẻ trong dự án nhà ở thương mại chỉ cần có hộ chiếu còn giá trị. Hỏi: Tôi là người nước ngoài muốn mua nhà ở tại Việt Nam thì có cần phải có những giấy tờ như là đăng ký kết hôn hay sổ...