Người nước ngoài chê tiếng Việt dễ lắm, chỉ cần thêm dấu cho chữ “a” là xong, ai ngờ bị phản dame mạnh thế này
Tiếng Việt chưa bao giờ là dễ dàng!
Tiếng Việt là ngôn ngữ giàu tính nhạc nhờ hệ thống nguyên âm, phụ âm hết sức đa dạng, phong phú, đồng thời lại rất nhiều thanh điệu. Với những ai chưa từng tiếp xúc hoặc chưa tìm hiểu sâu về thứ tiếng này sẽ cho rằng đây là ngôn ngữ dễ tiếp thu, song bẵng đi một thời gian, người ta mới chợt nhận ra “phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Tiếng Việt sẽ là thử thách lớn đối với người nước ngoài nếu thứ tiếng bản địa của họ không có thanh điệu như chúng ta.
Một người nước ngoài review về tiếng Việt cho những người khác sau một thời gian tiếp xúc rằng ngôn ngữ này rất dễ. Người này nói với chữ a, chỉ cần thêm các dấu thôi là được, ví dụ: a, ă, â, á, à, ả, ạ, ã.
Tuy nhiên, hồi sau một dân mạng khác đã “phản dame” ngay với màn xem thường độ khó tiếng Việt này. Bởi không chỉ có mỗi chữ “a” là nguyên âm trong tiếng Việt, chúng ta còn có ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y. Mỗi chữ cái này thêm các thanh sắc, hỏi, ngã, nặng thì đã ra một cách phát âm khác rồi. Comment của netizen này đã liệt kê đầy đủ các nguyên âm trong tiếng Việt khi kết hợp với các thanh khác để chứng minh quan điểm tiếng Việt dễ là sai lầm.
Video đang HOT
Thế mới thấy, để học được ngôn ngữ mẹ đẻ của chúng ta phải mất rất nhiều thời gian. Nhiều người nước ngoài dù nắm chắc ngữ pháp, từ vựng song lại gặp vấn đề trong cách phát âm vì không thể tạo ra độ trầm bổng cho âm thanh từ các thanh ngang, sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng được. Đây cũng là đặc điểm tạo nên sự độc đáo riêng của tiếng Việt mà ít ngôn ngữ nào trên thế giới có được. Một số bình luận của người nước ngoài khi nghe người Việt Nam nói chuyện:
“Tôi thấy họ nói chuyện với nhau líu lo như chim hót, từ thấp từ cao, nghe hay ho làm sao ấy!”
“ Học tiếng Việt 2 năm nhưng vẫn không thể nào phân biệt được cách phát âm khi nói những từ có dấu hỏi, dấu ngã”
“Tiếng Việt là thứ tiếng thực sự kỳ diệu, tôi chưa từng nghĩ có ngôn ngữ nào thú vị đến như vậy!”
Anh Tây được dạy 1 câu Tiếng Việt ngắn: Mới đầu chẹp miệng tưởng vô nghĩa, hóa ra "bậc thầy ngôn ngữ" mới hiểu!
Bên dưới bài đăng của anh Tây, cư dân mạng đã góp thêm nhiều câu Tiếng Việt còn khó nhằn hơn!
Câu chuyện người nước ngoài học Tiếng Việt luôn là đề tài thú vị mỗi khi được nhắc tới trên mạng xã hội. Lần đầu tiên tiếp xúc với một ngôn ngữ có nhiều sự riêng biệt, các anh bạn nước ngoài không khỏi ngỡ ngàng, ngơ ngác. Chỉ riêng việc đọc được đúng bộ dấu "sắc, huyền, ngã, hỏi, nặng" của Tiếng Việt thôi đã đủ khiến nhiều anh Tây sợ toát mồ hôi hột. Cũng vì vậy cả nghìn tình huống hài hước đã xảy ra, khiến dân tình cười sái quai hàm.
Mới đây, một anh Tây đã chia sẻ lại câu chuyện học tiếng đầy hài hước của mình. Chẳng là trong giờ học Tiếng Việt, anh Tây được dạy nói một câu, nghe có vẻ khá vô nghĩa! Tuy nhiên khi được học, anh chàng mới ngơ ngác, bật ngửa: Hóa ra câu nói này chứa cả tinh hoa của Tiếng Việt. Nếu chỉ mới có vốn từ vựng Tiếng Việt lèo tèo thì sẽ chẳng thể nào hiểu nổi.
"Today in my Vietnamese lesson, I learned how to say "to eat Indian food", anh Tây kể lại. (Tạm dịch: "Hôm nay trong tiết học Tiếng Việt, tôi học cách nói "ăn đồ ăn Ấn Độ"). Nào, bạn đã thấy sự phức tạp chưa!
Tâm sự của anh Tây.
"Ăn đồ ăn Ấn Độ" - nếu là một thanh niên người nước ngoài, lần đầu tiếp xúc với Tiếng Việt ắt hẳn sẽ hoảng hốt lắm lắm! Bởi câu gì mà các từ giống hệt nhau lại còn như lặp đi lặp lại. Nếu viết theo kiểu không dấu thì các anh Tây còn hoảng nữa, bởi nó sẽ thành ra như này: "an do an An Do". Trông có hoang mang, rối bời không cơ chứ! Đó, phải học hết bộ dấu của Tiếng Việt thì mới hiểu được. Cái hay và thú vị là ở chỗ đó.
Tuy nhiên, câu "ăn đồ ăn Ấn Độ" vẫn chưa nhằm nhò gì. Bên dưới bài đăng của anh Tây, cư dân mạng đã góp thêm nhiều câu còn khó nhằn hơn nhiều! Nick Facebook N.L bình luận: "Thế này chưa khó. Mấy nữa bạn sẽ học thêm các câu kiểu: "Đỗ Ân ăn đồ ăn Ấn Độ".
Nick Facebook P.D cũng góp thêm 1 câu: "Đô đố Ân ăn đồ ăn Ấn Độ. Ân đâu ăn được, Đô đem đồ ăn Ấn Độ đi đổ, đổi đồ ăn In-Đô". Ngay lập tức, anh Tây bình luận đầy ai oán: "Giết tôi luôn đi". Còn cư dân mạng hài hước cho rằng, nếu vừa mới học đã "đụng độ" những câu cao siêu như này thì không chỉ người nước ngoài mà cả người Việt cũng trầm cảm mất!
Anh Tây ngất xỉu với 1 từ Tiếng Việt: Từ gì mà có cả nghìn nghĩa, nghe xong muốn trầm cảm Chắc mẩm vốn Tiếng Việt của mình cũng đủ để giao tiếp cơ bản và hiểu người Việt nói gì nên anh Tây rất tự tin khi ra đường. Ai ngờ... Để nói về sự phong phú, linh hoạt của Tiếng Việt thì một, hai câu khó mà miêu tả hết được. Ngôn ngữ của chúng ta có rất nhiều điểm thú vị,...