Người nộp thuế được hưởng nhiều chính sách ưu đãi từ Luật Quản lý thuế mới
Ghi nhận từ phía người nộp thuế (NNT), các doanh nghiệp (DN) dịch vụ thuế, DN sản xuất đang phải nộp thuế theo quy định của nhà nước thì Luật Quản lý thuế năm 2019 (Luật QLT 2019) vừa chính thức có hiệu lực từ ngày 1-7 đã tạo điều kiện cho các cá nhân, DN được hưởng nhiều chính sách ưu đãi.
Người nộp thuế làm thủ tục tại Chi cục Thuế khu vực TP.Biên Hòa – Vĩnh Cửu. Ảnh:T. Mộc
Nhiều người cho rằng, Luật QLT 2019 khi có hiệu lực sẽ góp phần tạo môi trường công bằng, tăng nguồn thu ngân sách nhà nước, tạo tiền đề siết chặt quản lý, tránh tình trạng gian lận về lĩnh vực thuế.
* Thêm quyền lợi cho người nộp thuế
Là người làm công việc kế toán theo hợp đồng cung cấp dịch vụ cho 2 DN tư nhân trên địa bàn TP.Biên Hòa với công việc khá bận rộn, do đó mỗi khi đến kỳ quyết toán thuế thu nhập cá nhân, bà Trịnh Thị Kiều Loan (P.Tân Hạnh, TP.Biên Hòa) phải sắp xếp thời gian để vừa hoàn thành công việc của công ty vừa chuẩn bị hồ sơ cá nhân để gửi đến cơ quan thuế do thời hạn quy định phải nộp trong vòng 3 tháng đầu của năm.
Video đang HOT
Trong 6 tháng đầu năm 2020, theo chỉ đạo của ngành, công tác kê khai thuế qua mạng đạt 99,14% DN thực hiện. Theo thống kê của Cục Công nghệ thông tin thì tại Đồng Nai, số DN đã thực hiện đăng ký thành công nộp thuế điện tử với cơ quan thuế là 22.988 DN đang hoạt động, đạt 98,55%; thực hiện đăng ký nộp thuế điện tử thành công qua ngân hàng thương mại đạt 22.968 DN đang hoạt động, đạt 98,47%.
Khi Luật QLT 2019 có hiệu lực, thời gian nộp hồ sơ quyết toán thuế sẽ được gia hạn thêm 1 tháng. Bà Loan cho biết, việc gia hạn thêm thời gian nộp hồ sơ giúp bà có thêm thời gian để tính toán phần thuế của mình chính xác. Với dịch vụ đăng ký, khai báo và nộp thuế điện tử, bà Loan bớt được khá nhiều thời gian đi lại, năng suất lao động tăng lên đáng kể.
Ông Nguyễn Minh Phú, Giám đốc Công ty TNHH Phú Hưng Phát (H.Vĩnh Cửu) nhận định, những điểm mới tại Luật QLT 2019 giúp DN của ông Phú giảm chi phí, thời gian trong việc thực hiện các nghĩa vụ thuế và công tác kế toán bởi công ty của ông đang phải thuê dịch vụ ở cả hai lĩnh vực thuế và kế toán. Ông Phú chia sẻ: “Là DN nhỏ nên việc áp dụng cả hai dịch vụ trên vào cùng một DN sẽ giúp tôi có thể thuê một đại lý thuế kiêm luôn khâu kế toán. Tiện ích này không chỉ giảm chi phí mà còn tập trung được đầu mối trong việc phối hợp thực hiện”.
Một số NNT cũng cho rằng, với những quy định hướng đến sự hiện đại trong công tác quản lý sẽ giúp sự liên kết giữa NNT, cơ quan thuế, ngân hàng và DN là đại lý thuế được chặt chẽ. Bên cạnh đó, bản thân các DN đang sử dụng dịch vụ thuế do các đại lý thuế cung cấp có thể giám sát việc nộp thuế của mình qua hệ thống khai báo thuế điện tử được công khai, điều này bảo đảm được quyền lợi và nghĩa vụ cho các DN.
* Siết hành lang pháp lý trong quản lý thuế
Tại Luật QLT 2019, một số quy định đối với công tác quản lý thuế cũng được mở rộng, tạo hành lang pháp lý cho ngành Thuế. Cụ thể như các quy định về bổ sung dịch vụ kế toán cho DN nhỏ và vừa do đại lý thuế cung cấp; siết chặt quản lý hoạt động chuyển giá; quy định quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử…
Ông Nguyễn Duy Hưng, Phó chủ tịch Hội Xuất nhập khẩu tỉnh Đồng Nai, Giám đốc Công ty TNHH Hưng Thịnh Phát (TP.Biên Hòa) nhận định, hành vi trốn thuế thông qua chuyển giá ngày càng phổ biến, nhất là đối với DN có vốn đầu tư nước ngoài. Ông Hưng cho hay: “Tôi cho rằng, những chính sách mới này sẽ giúp cho thị trường có sự công bằng hơn giữa các DN, Nhà nước sẽ giám sát được tình trạng lợi dụng thị trường để trốn thuế như thời gian qua, việc chống chuyển giá để quản lý nguồn thu cho ngân sách sẽ được siết chặt, tạo môi trường công bằng, minh bạch trên lĩnh vực thuế”.
Là người có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực thuế và kế toán cho các DN, bà Phạm Thị Thanh Mai, Trưởng phòng Tư vấn thuế, Công ty TNHH Thuế – kế toán Luật Việt Á cho rằng, các quy định về gia hạn quyết toán thuế thu nhập cá nhân, thủ tục hoàn thuế hoặc một số trường hợp được gia hạn nộp thuế sẽ có lợi cho NNT trong điều kiện bị thiệt hại về vật chất, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh do gặp trường hợp bất khả kháng, do thảm họa, dịch bệnh… Bà Mai cho biết thêm: “Ngoài những chính sách mới liên quan đến quản lý thuế, lần đầu tiên Luật QLT 2019 được nhiều người quan tâm đó là triển khai quản lý thuế đối với lĩnh vực thương mại điện tử, đây là tiền đề thể hiện sự công bằng, bảo đảm thu đủ chỉ tiêu ngân sách giao”.
Hồ sơ xóa nợ đối với người nộp thuế bị thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn bất ngờ
Ngày 15/7/2020, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 69/2020/TT-BTC quy định hồ sơ và trình tự, thủ tục xử lý nợ thuế theo Nghị quyết số 94/2019/QH14 của Quốc hội. Theo đó, người nộp thuế bị thiệt hại vật chất do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ cần lập đầy đủ hồ sơ xóa nợ theo quy định.
Người nộp thuế bị thiệt hại vật chất do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ cần lập đầy đủ hồ sơ xóa nợ theo quy định
Thông tư số 69/2020/TT-BTC quy định về hồ sơ và trình tự, thủ tục khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp (gọi chung là xử lý nợ) đối với người nộp thuế còn nợ phát sinh trước ngày 01/7/2020 mà không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước theo Nghị quyết số 94/2019/QH14 (do Quốc hội ban hành ngày 26/11/2019, có hiệu lực từ 01/7/2020).
Theo đó, hồ sơ xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế bị thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ (quy định tại khoản 6 Điều 4 Nghị quyết số 94/2019/QH14) gồm: Văn bản đề nghị xóa nợ của người nộp thuế gửi đến cơ quan quản lý thuế nơi người nộp thuế nợ tiền thuế (theo mẫu số 02/VBĐN-1 ban hành kèm theo Thông tư này); Văn bản đề nghị xóa nợ của cơ quan quản lý thuế nơi người nộp thuế nợ tiền thuế; Văn bản xác nhận người nộp thuế bị thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ và thời gian, địa điểm xảy ra của một trong các cơ quan, tổ chức sau: công an xã, phường, thị trấn; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; Ban quản lý Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu kinh tế nơi xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ; tổ chức cứu hộ, cứu nạn; cơ quan có thẩm quyền công bố dịch bệnh.
Bên cạnh đó, hồ sơ cần có đủ: Biên bản kiểm kê, đánh giá giá trị thiệt hại vật chất do người nộp thuế hoặc người đại diện hợp pháp của người nộp thuế lập; Biên bản xác định giá trị thiệt hại vật chất của cơ quan có thẩm quyền như: tổ chức kiểm toán độc lập hoặc cơ quan thẩm định giá hoặc cơ quan bảo hiểm; Thông báo tiền thuế nợ, tiền phạt và tiền chậm nộp hoặc văn bản xác nhận số tiền thuế, tiền phạt và tiền chậm nộp người nộp thuế đang nợ của cơ quan quản lý thuế tại thời điểm xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ và tại thời điểm đề nghị xóa nợ.
Ngoài ra, người nộp thuế nộp thêm hồ sơ bồi thường thiệt hại vật chất được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường theo quy định của pháp luật(nếu có); hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường theo quy định của pháp luật (nếu có); Các quyết định miễn tiền chậm nộp, quyết định gia hạn nộp thuế kể từ thời điểm Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 có hiệu lực thi hành đến thời điểm đề nghị xóa nợ (nếu có).
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị quyết số 94/2019/QH14 có hiệu lực thi hành và được tổ chức thực hiện trong thời hạn 03 năm kể từ ngày có hiệu lực thi hành.
Ngành Thuế quyết liệt kéo giảm nợ thuế Cùng với nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước, ngành Thuế đang nỗ lực để quản lý nợ thuế, quyết tâm giảm số tiền nợ xuống dưới 5% số thu ngân sách nhà nước năm 2020. Tổng số tiền nợ thuế tính đến cuối tháng 2 là 85.977 tỷ đồng. Ảnh TL. Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thuế, tính đến...