Người nối nghiệp danh ca cải lương Vũ Linh: Nỗi lòng cô cháu gái ‘ăn bám’ hào quang cậu ruột
Hồng Phượng là người duy nhất thuộc thế hệ sau tiếp nối nghề ca hát của gia đình nghệ sĩ Vũ Linh. Cô đào trẻ muốn tự đi một mình hơn là nhờ vào thanh thế gia đình.
Cô cháu gái ngoại đạo chưa từng được học ca diễn
Khi nói đến nghệ thuật cải lương Hồ Quảng là nhớ ngay đến NSƯT Vũ Linh. Những năm vàng son của thập niên 90, sân khấu cải lương còn sáng đèn tận hưởng thời hoàng kim, hầu như mọi nhà đều bật TV hay thuê băng video cải lương tuồng cổ để xem. Giọng ca Vũ Linh có mặt ở nhiều tụ điểm sân khấu lớn. Hàng nghìn khán giả xếp hàng mua vé để xem ông diễn, nghe ông hát. Thế nhưng, người nghệ sĩ tài danh ấy lại lận đận đường tình lẫn đường đời. Sau nhiều cuộc tình chóng vánh, ông chỉ có mỗi một cô con gái rượu. Con gái ông không theo nghề hát, tiếp nối truyền thống cải lương của gia đình. Đây không chỉ là nỗi buồn mà còn là sự hụt hẫng của “Ông hoàng cải lương Hồ Quảng” ngày nào.
Vòng xoay số phận lại một lần nữa đẩy đưa, đứa cháu gái gọi Vũ Linh bằng cậu lại âm thầm ươm mầm tình yêu với nghề hát, với sân khấu và tự lực đi trên đôi chân của mình để bước từng bước xây nghề, nối nghiệp gia đình.
Ca sĩ, diễn viên Hồng Phượng là con gái ruột của nghệ sĩ Hồng Nhung. Cô gọi Vũ Linh bằng cậu ruột. Dù là con nhà nòi, có ba mẹ đều là nghệ sĩ cải lương lừng danh, có cậu là cây đa cây đề của sân khấu nhưng Hồng Phượng hoạt động nghệ thuật khá muộn. Cô bắt đầu ca hát ở tuổi 22. Gần 10 năm làm nghề nhưng cái tên Hồng Phượng cũng chỉ được số ít người trong nghề và khán giả biết tới cho đến khi cô tham gia game show “ Sao nối ngôi”.
Nghệ sĩ Vũ Linh tâm sự, ông chưa từng dạy cho cháu gái ca vọng cổ. Bởi vậy, khi biết cô tham gia chương trình “Sao nối ngôi”, ông đã rất ngạc nhiên. Suốt thời gian thi, Hồng Phượng cũng không dám mở lời nhờ người cậu tài giỏi của mình hỗ trợ. Không phải cô ỷ giỏi nên kiêu mà cô muốn tự đi bằng chính sức lực của mình để cậu của cô thấy được cố gắng của cháu mình và tự hào về cô. Những nỗ lực của Hồng Phương đã được đền đáp. Sự xuất hiện của danh hài Hoài Linh và NSƯT Vũ Linh ở 2 vòng thi “Lội ngược dòng” và đêm chung kết “Sao nối ngôi” của Hồng Phượng đã khiến nhiều người chú ý. Hiện nay, Hồng Phượng cũng là cái tên được kỳ vọng nhiều ở game show “Tài tử tranh tài”.
Nghệ sĩ Vũ Linh tâm sự: “Bé Phượng từ nhỏ đã sống với cậu. Nhưng từ trước đến giờ bé Phương chưa bao giờ hát cải lương. Lần đầu tiên nghe Phượng hát vọng cổ trên sân khấu, tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Vậy là gia đình tôi có người kế nghiệp rồi. Bấy nhiều thôi tôi cũng đủ mãn nguyện”.
Nghệ sĩ Vũ Linh mãn nguyện khi cuối cùng cũng có người nối nghiệp.
Từ khi được biết đến là cháu của nghệ sĩ ưu tú Vũ Linh, Hồng Phương được săn đón nhiều hơn. Báo chí cũng chăm chút quan tâm đến cô hơn. Cô đào mới của sân khấu cũng bắt đầu học cách mở lòng và chia sẻ với khán giả hơn. Hồng Phượng trải lòng về tuổi thơ không yên ả của mình: “Mẹ tôi là đào chánh của đoàn Huỳnh Long xưa. Ba tôi cũng là kép chánh được nhiều người biết đến. Khi tôi tròn 2 tuổi thì ba mẹ chia tay. Cậu năm (NSƯT Vũ Linh) luôn yêu thương đùm bọc hai mẹ con. Cậu dù khó tính nhưng sống rất trọng tình nghĩa và yêu thương người thân hết long hết dạ. Ấn tượng về ngày bé của tôi là nay sống ở nhà ông bà ngoại, mai ở nhà cậu năm. Cậu năm đón hai mẹ con tôi về nuôi, mẹ giúp cậu lo công việc trong ngoài gia đình vì cậu gần như đi diễn suốt ngày. Sáng sớm cậu đã đi, tới khuya mới về, lúc đó mấy chị em tôi đều ngủ cả. Tuy ở nhà cậu nhưng vì ít gần gũi nói chuyện nên tôi rất sợ cậu dù trong lòng luôn yêu quý, kính trọng”.
Cứ thế, thời gian trôi qua, đến năm 16 tuổi, Hồng Phượng mới chuyển về ở với ông bà ngoại. Lúc này, cô vẫn chưa định hình trong tâm tưởng sẽ theo nghề hát. Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, Hồng Phượng lại thi vào trường trung cấp Du lịch và Khách sạn Sài Gòn tourist. Chỉ nửa năm sau, cô đành bỏ nửa chừng vì cố học cố nhồi nhét cỡ nào cũng không vào. Hồng Phương đi làm nhân viên tư vấn ở một tiệm áo cưới và nhiều công việc khác để có thu nhập tự lo cho bản thân.
Nỗ lực cách mấy cũng không thoát khỏi hào quang của cậu
Video đang HOT
Cơ duyên đưa Hồng Phượng đến với nghệ thuật rất tình cờ. Trong một dịp ba của cô đi đóng phim, cô đã được ông cho theo chơi cho biết thế nào là một đoàn phim chuyên nghiệp. Trong lúc ngồi đợi ba làm việc thì có người tới xin số điện thoại và mời cô tham vài phân đoạn nhỏ. Từ đây, cô nhận được nhiều lời mời đóng phim hơn và các vai diễn cũng nhiều phân đoạn hơn. Hồng Phương nhớ nhất là phim truyền hình “Chàng mập nghĩa tình”. Bởi trong phim, cô có đến 70 phân đoạn. Khán giả yêu mến phim truyền hình hẳn sẽ nhớ nhiều vai diễn của cô trong các phim như: “Hai người cha”, “Yêu thuê”… Song song với việc đóng phim, Hồng Phượng dàn xin đi hát ở các tụ điểm lớn như sân khấu Trống Đồng, rạp Nam Quang, điểm hẹn Sài Gòn, phòng trà MTV…
Hồng Phượng tâm sự: “Gia đình tôi có truyền thống hát cải lương nhưng tôi chọn cho mình dòng nhạc dân ca. Tôi rất mê cải lương nhưng lại không tự tin để hát. Việc sinh ra trong một gia đình có nhiều nghệ sĩ cải lương nổi tiếng là niềm tự hào nhưng cũng là áp lực đối với tôi. Tôi sợ người khác nhìn mình theo kiểu “ cháu Vũ Linh sao lại phải đi đóng vai quần chúng, cháu Vũ Linh là phải ở một vị trí khác, cháu Vũ Linh phải tài giỏi hơn…”. Vì sợ nên suốt nhiều năm đi đóng phim, đi hát, lồng tiếng phim… tôi luôn giấu kín thân thế của mình. Ai biết thì biết, còn tôi không bao giờ khoe “tôi là cháu ruột nghệ sĩ Vũ Linh”.
Tự đi lên bằng chính năng lực của mình không phải là con đường nhanh nhất và bằng phẳng nhất. Nhưng đó lại là con đường mà Hồng Phượng cảm thấy tự tin nhất. Dẫu lắm lúc gặp phải nhiều cám dỗ, cạm bẫy, Hồng Phương vẫn chưa từng nản lòng. Cô kể, nhiều đạo diễn, phó đạo diễn nghĩ cô là con bé đóng vai quần chúng thì chỉ cần dụ dỗ vài câu hay bằng vài phân đoạn nhỏ là đã có thể khiến cô xiêu lòng. Họ tỉnh rụi đưa ra những lời đề nghị khiếm nhã mà không sợ cô buồn như: “Em chịu anh đi, anh sẽ cho em vai diễn mấy chục phân đoạn”. Hồng Phương không tự cao khi xuất thân trong một gia đình danh giá nhưng nó giúp cô có được lòng tự trọng, sự kiên cường, bản lĩnh vững vàng của môt người nghệ sĩ chân chính như cậu năm Vũ Linh của cô. Từ đó, cô có dũng khí đạp lên mọi chông gai để tiến về phía trước.
Nói là đi bằng đôi chân của chính mình, nhưng Hồng Phượng hiểu và hơi chạnh lòng khi phải chấp nhận sự thật rằng, khán giả yêu thương và chú ý đến cô một phần vì họ thương mến và ngưỡng mộ cậu năm Vũ Linh của cô: “Tôi được hưởng hào quang của cậu. Dù muốn đi bằng năng lực và đôi chân mình thì tôi cũng không bao giờ thoát được cái bóng của cậu và gia đình”.
Hồng Phượng tâm sự, cô là hậu duệ duy nhất theo nghề hát của gia đình. Cậu Vũ Linh của cô vui lắm nhưng chưa bao giờ thể hiện niềm vui đó trước mặt cô. Khi ngồi cà phê với bạn bè, cậu năm của cô mới khoe về cô cháu gái của mình: “Cậu năm của tôi không thích game show, nhiều lời mời cậu làm giám khảo nhưng cậu đều từ chối hết. Vậy mà khi tôi tham gia “Sao nối ngôi”, cậu lại không bỏ sót tập nào, thậm chí kêu gọi bạn bè mở TV lên xem và ủng hộ cho tôi. Trong suốt thời gian diễn ra cuộc thi, cậu luôn tư vấn, chỉ bảo từng tiết mục cho tôi, còn mẹ lúc nào cũng bên cạnh hỗ trợ”.
Tuy thương và quan tâm cháu gái nhưng trước mặt Hồng Phượng thì cậu Vũ Linh bảo: “Chừng nào con vô được vòng chung kết thì hẵng nói chuyện với cậu”. Điều này khiến cô vô cùng áp lực. Cũng từ câu nói đó, Hồng Phượng mới nhận ra, cuộc thi không còn mang tính chất cá nhân của riêng mình mà là danh dự của cả gia đình, dòng tộc: “Cái tên của cậu quá lớn, tôi không được phép sai phạm để ảnh hưởng tới cậu và gia đình. Ở vòng thi Lội ngược dòng, tôi phải nhờ cậu Hoài Linh trợ diễn. Khi đó, cậu năm của tôi mới nghĩ: “Mình là cậu ruột mà chưa giúp cho cháu, trong khi Hoài Linh chỉ là anh em trong nghề nhưng vì tình nghĩa mà lên trợ diễn cho cháu mình”. Và cậu đã chịu giúp tôi ở vòng chung kết. Tôi thật sự xúc động khi nghe cậu nói cậu hạnh phúc vì gia đình đã có người nối nghề”.
Hiện tại, Hồng Phượng vẫn đang mò mẫn, bước từng bước nặng nhọc với nghề. Cô biết cải lương không còn thời hoàng kim như xưa và bản thân muốn toả sáng cũng cần thời gian dài kiên trì rèn luyện. Hồng Phượng chọn tham gia các gameshow có hơi hướng cải lương như “Tài tử tranh tài” để khẳng định tên tuổi và năng lực của bản thân. Với cô, mong ước duy nhất là được mài giũa, được cọ xát với nghề, với nhiều vai diễn có tính cách, có số phận để khán giả đón nhận cô với tư cách là nghệ sĩ Hồng Phương hơn là cháu gái ruột của Vũ Linh.
Theo GĐVN
NSƯT Công Ninh: Chuyện đổi tình lấy vai diễn là 'thuận mua vừa bán'
"Tôi không thể nói họ làm thế là đúng hay sai bởi đó là sự 'thuận mua vừa bán, có qua có lại", NSƯT Công Ninh bày tỏ quan điểm về vấn nạn đổi tình lấy vai diễn trong showbiz Việt.
Showbiz đang khủng hoảng thừa
Hào quang của giới showbiz quá kinh khủng. Ngày xưa tôi thi vào trường sân khấu phải giấu cha mẹ vì họ mong muốn tôi học Đại học Bách Khoa.
Hồi đó ai cũng nghĩ rằng diễn viên là nghề "xướng ca vô loài", con làm nghệ sĩ cha mẹ la làng. Ai cũng muốn con cái trở thành kỹ sư, bác sĩ. Còn bây giờ phụ huynh thậm chí còn định hướng, khuyến khích con cái họ vào showbiz từ nhỏ.
Nhưng nghề này rất cực, hào quang cũng chỉ là ảo. Nhiều phụ huynh nhìn vào dàn sao hạng A, thu nhập khủng, đi siêu xe, ở biệt thự mà tưởng ai làm nghề này cũng được vậy.
Họ không biết rằng, chỉ sao hạng A mới có đời sống ổn định vì một năm họ làm rất nhiều việc. Không đi phim, không diễn sân khấu thì làm video phim hài, phim ngắn, clip ca nhạc, game show... Mỗi thứ một chút cộng vào thì cuộc sống mới thoải mái.
Các phụ huynh chỉ nhìn nghệ sĩ hạng A mỗi năm kiếm bao nhiêu tỉ - con số này đếm trên đầu ngón tay - mà quên mất những người chìm lấp phía sau. Có hàng ngàn diễn viên khác, những người không được công chúng nhớ mặt nhớ tên thì họ sống thế nào, không ai hay.
Vài năm gần đây phim truyền hình bị thoái trào, các diễn viên cũng ít vai hẳn. Những người không được mời phim thì sống lây lắt nhờ bạn bè, gia đình, hoặc làm công việc khác như buôn bán online vì không đủ sống.
NSƯT Công Ninh.
Mọi người thấy những hot boy, hot girl đóng phim truyền hình thì nghĩ là ổn lắm nhưng một năm họ đóng được bao nhiêu phim? Chưa kể, trai xinh gái đẹp thời nay rất nhiều. Ra đường một lúc có thể gặp hàng trăm người như thế.
Trường sân khấu mỗi năm đào tạo ra 50 diễn viên. Đầu vào rất khó hẳn nhiên diễn viên cũng rất đẹp. Chưa kể các câu lạc bộ, nhà hát tư nhân, các game show truyền hình... cứ 3 tháng cho ra lò 1 nhóm chuyên đóng các vai nhỏ, vai quần chúng.
Rồi những diễn viên không chuyên sau khi tham gia game show được công chúng biết tới cũng dấn thân vào showbiz. Nếu gom hết, 1 năm TP. HCM đào tạo ra không dưới 300 diễn viên.
Lễ cúng Tổ nghề Sân khấu hàng năm, số người đi cúng Tổ càng ngày càng đông. 90% số đó không ai biết mặt biết tên. Một số tự phát. Một số từ các câu lạc bộ chuyên đóng quần chúng... nhưng họ nghĩ mình là nghệ sĩ nên vẫn đi cúng Tổ hàng năm.
Nguồn cung ứng nghệ sĩ hiện nay quá nhiều, showbiz đang ở tình trạng khủng hoảng thừa.
Đổi tình lấy vai diễn là thuận mua vừa bán
Bởi thế, sự cạnh tranh vai diễn rất căng thẳng. Điều đó dẫn tới một hậu quả khác. Những gia đình kinh tế ổn định thì các em có điều kiện làm nghề. Những em gia đình khó khăn, lâu dần đuối sức mà bỏ - dù trước đó có thể có những vai diễn ấn tượng nhưng nghề không nuôi được thì họ phải bỏ.
Nó còn dẫn tới một hệ lụy rất xấu là người có tiền thì bỏ tiền mua vai, người không có thì lấy thân xác ra trao đổi. Chuyện này tôi không bàn sâu vì đã có quá nhiều người nói.
Cát Phượng từng chia sẻ, thời trẻ chị từng bị dụ đổi tình lấy vai diễn nhưng chị không chịu.
Nó cũng là một khía cạnh của xã hội. Tôi không thể nói họ làm thế đúng hay sai bởi đó là sự "thuận mua vừa bán, có qua có lại".
Bản thân người sử dụng cũng đã tính hết nước, bản thân người đáp ứng nhu cầu đó cũng suy tính kỹ rồi mới đáp ứng. Thẳng thắn thì cả hai bên phải có lợi gì đó thì họ mới làm vậy.
Ở showbiz này, thân ai nấy lo, cuộc đời ai người đó sống. Mỗi người phải tự chịu trách nhiệm với chính hình ảnh và cuộc sống của mình.
Tôi hiểu rằng, nhiều người vì quá ham mê làm nghề nhưng không có cơ hội nên chấp nhận đánh đổi để chứng tỏ khả năng, để mong được tỏa sáng.
Ai cũng được quyền đam mê và thực hiện đam mê của mình nhưng thực hiện bằng cách nào thì phải chịu trách nhiệm về cách đó.
Tôi chỉ muốn nói rằng, nghề này quan trọng nhất vẫn phải là có thực tài. Dù có tạo ra hàng tỉ cơ hội nhưng không có thực tài thì mãi mãi cũng không thể vươn lên hàng sao, không mang tới danh vọng mà chỉ khiến họ tự bôi xấu hình ảnh của mình.
Và hệ lụy này khiến hình ảnh showbiz, hình ảnh người nghệ sĩ trở nên tồi tệ trong mắt công chúng.
NSƯT Công Ninh tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Đạo diễn ở Nga năm 1990. Ông đã dựng gần trăm vở diễn, trong đó nổi tiếng nhất là vở "Dạ cổ Hoài lang" ở sân khấu nhỏ 5B Võ Văn Tần. Vở được diễn hơn 10 năm với trên 500 suất diễn. NSƯT Công Ninh vừa là trưởng khoa Diễn viên, dạy bộ môn Kỹ thuật biểu diễn vừa là chủ nhiệm của rất nhiều khóa học tại trường Đại học Sân khấu Điện ảnh TPHCM. Rất nhiều thế hệ học trò của NSƯT Công Ninh đều nổi tiếng như Thanh Thúy, Ngọc Trinh, Hòa Hiệp, Lê Khánh, Tiết Cương... Trên truyền hình, NSƯT Công Ninh từng gây dấu ấn với phim "Mẹ con Đậu Đũa", "Đời cát", "Người học trò đất Gia Định", "Blouse trắng", "Dưới cờ đại nghĩa", "Sóng đời'...
* Ghi theo chia sẻ của NSƯT Công Ninh
Theo Thời Đại
Mẹ ruột NSƯT Quốc Khánh qua đời Theo thông tin từ nhà hát Kịch Việt Nam, mẹ của nghệ sĩ qua đời ở tuổi 80 do tuổi cao sức yếu. NSƯT Quốc Khánh hiện đang làm việc tại nhà hát Kịch Việt Nam. Ngoài ra, anh cũng là một trong những diễn viên kỳ cựu của chương trình Gặp nhau cuối năm - Táo quân 2017. Mới đây, nhà hát...