Người nhóm máu A dễ bị biến chứng nặng khi mắc Covid-19
Công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Đức cho thấy, những người có nhóm máu A là đối tượng dễ xuất hiện các biến chứng nặng khi bị mắc Covid-19.
Một nhóm các nhà khoa học tại Châu Âu vừa tiến hành nghiên cứu bộ gien của hơn 1.600 bệnh nhân Covid-19 đã nhập viện tại Italy và Tây Ban Nha do cần sự trợ giúp trong việc thở. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khoảng 50% bệnh nhân có nhóm máu A là những người cần bổ sung oxy hoặc cần sử dụng máy trợ thở.
Hình ảnh virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 dưới kính hiển vi. Nguồn Sciencealert.
Nghiên cứu này đã củng cố thêm thông tin từ Trung Quốc cho thấy, nhóm máu được coi là một trong những yếu tố khiến cho một người có thể dễ bị Covid-19 và có thể có biến chứng nặng khi mắc căn bệnh này. Phát hiện của công ty di truyền 23andMe cũng ngụ ý rằng những người có nhóm máu O ít có khả năng mắc Covdid-19 hơn các nhóm máu khác.
Ông Andre Franke, giáo sư phân tử học tại Đại học Kiel Christian-Albrecht của Đức cho biết, giới khoa học quốc tế đã nói nhiều về sự liên hệ của bộ gen tới nhóm máu và bệnh Covid-19 song cho đến lúc này các nhà khoa học vẫn chưa tìm được bằng chứng lý giải tại sao nhóm máu lại liên quan đến việc cơ thể phản ứng với Covid-19.
Giáo sư Andre Franke cũng cho rằng, các nghiên cứu về mối liên hệ giữa bộ gien, nhóm máu với bệnh Covid-19 đều được tiến hành trên các nhóm nhỏ và thực hiện trong thời gian ngắn vì thế kết quả có thể chỉ chính xác tới 20%, 30% hoặc 50%.
Việc tìm ra mối liên hệ của gen với bệnh Covid-19 đang là một trong những chủ đề nghiên cứu mà các nhà khoa học trên thế giới rất quan tâm khi nó sẽ đưa ra những gợi ý về thuốc cũng như gợi ý cho các bác sỹ về những đối tượng cần được điều trị tích cực từ sớm.
Video đang HOT
Tuy vậy, giáo sư Andre Franke cũng cho rằng, những người nhóm máu A không nên quá lo lắng, “trong bệnh viện có các bệnh nhân nhóm máu A và cả các bệnh nhân nhóm máu O, điều đó cho thấy tất cả mọi người đều cần phải chú ý để không bị lây nhiễm”./.
Lần đầu ghi được chính xác thời điểm virus SARS- CoV-2 xâm nhập tế bào khỏe mạnh
Khoảnh khắc virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào bên trong một tế bào khỏe mạnh lần đầu tiên được kính hiển vi ghi nhận lại một cách chính xác.
Các nhà nghiên cứu từ tổ chức Oswaldo Cruz Foundation ở Brazil đã sử dụng một kính hiển vi tia electron cực mạnh để chụp lại chính xác thời điểm virus gây ra dịch Covid-19 tấn công các tế bào bình thường.
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã sử dụng mẫu tế bào được phân lập từ một cá thể khỉ xanh châu Phi, cùng với mẫu virus được thu thập từ mũi và cổ họng của một bệnh nhân Covid-19 để tiến hành thí nghiệm.
Nhóm nghiên cứu, được chỉ đạo bởi Giáo sư Débora Barreto, giải thích: "Các tế bào bị nhiễm trùng được đưa đến phòng thí nghiệm nơi chúng được kiểm tra dưới kính hiển vi electron - để ghi lại chính xác khoảnh khắc các tế bào bị virus tấn công."
Khoảnh khắc chính xác virus SARS-CoV-2 xâm nhập một tế bào khỏe mạnh (Ảnh: Oswaldo Cruz Foundation)
Các hình ảnh qua kính hiển vi cho thấy virus SARS-CoV-2 xâm nhập qua thành màng tế bào, trước khi ngấm vào tế bào chất - một loại dung dịch dày có chức năng lấp đầy từng tế bào trong cơ thể.
Từ đó, virus có thể đi qua nhân của tế bào nơi lưu trữ thông tin di truyền, và gây nhiễm trùng.
Ông Nick Routley từ Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), người không tham gia nghiên cứu, giải thích: "Cấu tạo di truyền chính của bất kỳ loại virus nào là tạo ra các bản sao của chính nó, và virus SARS-CoV-2 cũng không phải ngoại lệ.
Một khi RNA của virus xâm nhập vào một tế bào, các bản sao mới của nó sẽ được tạo ra và tế bào sẽ dần bị tiêu diệt trong quá trình này, khiến nhiều virus mới được giải phóng để tiếp tục lây nhiễm các tế bào lân cận trong phế nang.
Các hình ảnh kính hiển vi cho thấy virus xâm nhập qua thành màng tế bào, trước khi xâm nhập vào tế bào chất - dung dịch có chức năng dày lấp đầy từng tế bào trong cơ thể (Ảnh: Oswaldo Cruz Foundation)
Các quá trình xâm chiếm tế bào để sinh sản của virus sẽ gây viêm phổi, kích thích phản ứng miễn dịch. Khi quá trình này diễn ra, chất lỏng bắt đầu tích tụ trong phế nang, gây ho khan và khó thở.
Ở những trường hợp nghiêm trọng nhất, Hội chứng đáp ứng viêm hệ thống (SIRS) sẽ xảy ra do chất lỏng giàu protein từ phổi đi vào máu, dẫn đến sốc nhiễm khuẩn và suy đa tạng. Đây thường là nguyên chính nhân gây tử vong cho những người đã bị nhiễm Covid-19."
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Việt Anh
Phát hiện virus corona sao chép ngay trong cổ họng bệnh nhân Covid-19 Các nhà khoa học Đức phát hiện virus corona đã sao chép ngay trong cổ họng bệnh nhân Covid-19 và điều này khiến căn bệnh dễ lây lan từ người này sang người khác hơn rất nhiều, theo SCMP. Có khả năng sao chép ngay trong cổ họng bệnh nhân Covid-19 nên virus corona dễ lây từ người này sang người khác hơn...