Người nhiễm virus corona bình phục hiến huyết tương để chữa bệnh
Hàng chục bệnh nhân nhiễm virus corona được chữa khỏi đã tình nguyện hiến huyết tương để giúp điều trị cho những người bệnh khác.
20 bệnh nhân nhiễm virus corona chủng mới, còn gọi là Covid-19 được điều trị khỏi bệnh, đã tình nguyện hiến huyết tương của họ để chữa trị cho những người có triệu chứng nặng ở Vũ Hán, tâm bão dịch bệnh, nhóm nghiên cứu Covid-19 ở Hồ Bắc cho biết.
Những người tình nguyện là các bác sĩ, y tá nhiễm Covid-19 đã khỏi bệnh trong vòng 10 ngày tại Bệnh viện nhân dân số 1 và Bệnh viên Y học cổ truyền Trung Quốc, Tân Hoa Xã đưa tin.
12 bệnh nhân có các triệu chứng nghiêm trọng đã được điều trị bằng huyết tương. Một chuyên gia tại Bệnh viện nhân dân số 1 ở quận Giang Hạ, Vũ Hán, cho biết các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân đã được cải thiện sau 12-24 giờ được điều trị bằng huyết tương.
“Chúng tôi đang quan sát kết quả để có phương án cải thiện phác đồ điều trị”, vị chuyên gia nói. Người này cho biết thêm việc hiến tặng huyết tương sẽ không ảnh hưởng đến người hiến tặng, sau khi họ được chữa khỏi trong 10 ngày.
Huyết tương người nhiễm Covid-19 phục hồi có thể kháng virus corona một cách hiệu quả. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Zhang Dingyu, giám đốc Bệnh viện Jinyintan ở Vũ Hán, một bệnh viện lớn được chỉ định là nơi điều trị cho các ca nhiễm Covid-19, kêu gọi các bệnh nhân phục hồi hiến tặng huyết tương, vì các thử nghiệm cho thấy nó cho kết quả khả quan đối với các bệnh nhân có triệu chứng nặng và nguy kịch.
Tại Thượng Hải, số liệu chính thức từ cơ quan y tế cho thấy 124 bệnh nhân nhiễm Covid-19 đã phục hồi và xuất viện vào chiều 15/2, trong đó 14 người đã sẵn sàng hiến huyết tương để hỗ trợ nghiên cứu và trị virus corona.
Một số bệnh nhân phục hồi coi việc hiến tặng huyết tương là một cách để trả ơn cho xã hội, sau khi họ được điều trị kịp thời và hiệu quả.
“Trước khi xuất viện, tôi đã học được từ các y tá rằng tôi có thể hiến huyết tương, điều mà tôi nghĩ là rất hữu ích. Chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ từ những người khác và chúng tôi cũng muốn giúp những bệnh nhân khác”, Liu, một bệnh nhân phục hồi, người tình nguyện hiến tặng huyết tương nói.
Theo news.zing.vn
Lệnh phong tỏa Vũ Hán bị ví như 'búa tạ'
Việc Trung Quốc phong tỏa Vũ Hán để ngăn virus corona là quá mạnh tay và có thể khiến tình hình tệ hơn, theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền.
"Đã có những vấn đề lớn trong phản ứng của Trung Quốc đối với virus corona khiến dịch bệnh trở nên tồi tệ hơn", Giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) Kenneth Roth nói với các phóng viên ở Geneva, Thụy Sĩ hôm nay, dù ông cho rằng Trung Quốc đáng được ghi nhận vì đã chia sẻ thông tin về chuỗi ADN của loại virus này từ sớm.
Theo Roth, việc chính phủ Trung Quốc ra lệnh phong tỏa Vũ Hán và các thành phố trong tỉnh Hồ Bắc trong nỗ lực kiềm chế virus corona là cách làm kiểu "búa tạ" và khó phát huy hiệu quả.
Bệnh nhân nhiễm nCoV được điều trị tại bệnh viện dã chiến ở Vũ Hán hôm 5/2. Ảnh: AFP.
"Các biện pháp cách ly được giới y tế ủng hộ thường có mục tiêu cụ thể hơn nhiều. Chúng nhắm tới những người đã được xác định là nhiễm virus" thay vì cả một thành phố, Roth giải thích.
"Người dân ở đó cần được ăn, ở, điều trị, nhưng có những lỗ hổng lớn trong cách chính phủ Trung Quốc đáp ứng các nhu cầu cá nhân này. Đây không phải là cách tiếp cận hướng tới quyền lợi của cộng đồng, mà là điều trị y tế kiểu búa tạ", giám đốc HRW nói.
Roth cũng chỉ trích việc Trung Quốc không công khai thông tin trong những ngày đầu dịch bùng phát cũng như những nỗ lực sau đó của nhà chức trách nhằm dập tắt chỉ trích của dư luận trên mạng xã hội.
"Không có chỗ cho bí mật trong phòng chống dịch bệnh", Roth nói. "Đó là thời điểm để minh bạch hoàn toàn thông tin, ngay cả khi nó gây xấu mặt, bởi sức khỏe cộng đồng phải được "đặt lên trên hết".
Dịch viêm phổi cấp do chủng mới virus corona (nCoV) khởi phát từ Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc. Dịch đã lan ra 26 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, khiến 565 người chết và 28.276 người nhiễm bệnh trên toàn thế giới.
Tòa án Tối cao Trung Quốc tháng trước cho rằng việc cảnh sát truy quét quá mức các tin đồn trên mạng về dịch bệnh đã làm xói mòn niềm tin của công chúng. Trung Quốc thông báo dịch với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 31/12. Một ngày sau đó, 8 người bị cảnh sát bắt vì viết trên mạng xã hội rằng Vũ Hán đang chịu đợt dịch SARS (hội chứng hô hấp cấp tính nặng), đại dịch đã giết chết gần 800 người trên thế giới năm 2002-2003.
Nhà chức trách Vũ Hán cũng bị chỉ trích vì đã giữ kín thông tin về dịch bệnh suốt nhiều tuần trước khi công bố.
Các nước có bệnh nhân nhiễm virus corona. Bấm vào ảnh để xem đầy đủ.
Huyền Lê (Theo AFP)
Theo vnexpress.net
Chính quyền Vũ Hán quá tải, tổ dân phố trở thành tuyến đầu chống dịch Từ khi bùng phát dịch virus corona, các tổ dân phố ở Vũ Hán bỗng trở thành tiền tuyến chống dịch, khi số ca nghi nhiễm lớn làm chính quyền quá tải. Xiao Lifang, đảng viên của một chi bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Vũ Hán, đã làm việc gần như không ngừng nghỉ kể từ khi dịch virus corona bùng...