Người nhiễm HIV sinh con an toàn nếu duy trì tải lượng virut dưới ngưỡng phát hiện
Người sống chung với HIV điều trị ARV sớm, duy trì điều trị và tải lượng virút dưới ngưỡng phát hiện, có thể sống lâu hơn, sinh con an toàn và không sợ lây truyền HIV cho bạn tình.
Đây là thông điệp được đưa ra tại diễn đàn K=K (Không phát hiện = Không lây truyền), do Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS TP.HCM, Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ tại Việt Nam phối hợp cùng các đơn vị tổ chức vào hôm qua, 8-8, tại TP.HCM.
Theo Báo Tuổi Trẻ
Lây truyền HIV qua đường tình dục đang tăng nhanh
Tại Hà Nội, hiện nay, lây truyền HIV qua đường tình dục đang tăng nhanh, từ 34,4% năm 2015 lên 65,6% năm 2018, trở thành phương thức lây truyền chủ yếu. Dù vậy, với thông điệp K=K, đường lây truyền HIV này hoàn toàn có thể kiểm soát được.
Hà Nội đang tập trung triển khai thông điệp K=K nhằm ngăn chặn đường lây HIV qua quan hệ tình dục
Thông tin đến báo chí, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội cho biết, tính đến hết năm 2018, Hà Nội có hơn 21.000 người nhiễm HIV còn sống (chiếm 10% tổng số người nhiễm trên toàn quốc). Riêng trong năm 2018, Hà Nội phát hiện mới khoảng 1.290 trường hợp nhiễm HIV.
Điều đáng chú ý là đường lây truyền HIV đang có sự thay đổi mạnh, trong đó lây nhiễm qua đường tình dục tăng nhanh, trở thành phương thức lây truyền HIV chủ yếu (tăng từ 34,4% năm 2015 lên 65,6% năm 2018).
Hà Nội đang đang tích cực triển khai hoàn thành kế hoạch phòng chống HIV, hướng tới mục tiêu mang tên 90 - 90 - 90 vào năm 2020. Cụ thể là: 90% tổng số người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm của bản thân; 90% số người biết được tình trạng nhiễm của bản thân được điều trị kháng HIV và 90% số người được điều trị ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế, giảm nguy cơ lây truyền...
Để đạt được mục tiêu này, từ tháng 5-2019, Hà Nội bắt đầu triển khai chiến dịch truyền thông "K=K" (Không phát hiện = Không lây nhiễm). Thông điệp này dựa trên bằng chứng khoa học rằng một người có HIV nếu được điều trị bằng thuốc kháng virus ARV và khi đạt tải lượng virus ở ngưỡng không phát hiện được trong máu thì không có nguy cơ lây truyền HIV sang người khác qua đường tình dục.
TS Lã Thị Lan, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội cho biết, nghiên cứu K=K được thực hiện ở 5 châu lục và 24 quốc gia, trong đó có Việt Nam, với phạm vi nghiên cứu trải rộng và ở tất cả lứa tuổi, các cặp bạn tình.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Trong 130.000 lần quan hệ tình dục không dùng bao cao su giữa các cặp đôi cả đồng giới và khác giới, có 0 (KHÔNG) trường hợp lây truyền HIV. Nói cách khác, người HIV dương tính khi duy trì tải lượng virus ở mức "không phát hiện" (dưới 200 bản sao/ml) thì không thể lây truyền HIV cho người khác qua quan hệ tình dục.
Tuy nhiên, thực tế còn nhiều người không biết điều này, hoặc vì tâm lý e ngại sự phán xét của cộng đồng nên giấu giếm, không đi xét nghiệm HIV cũng như bắt đầu điều trị ARV khá muộn. Cũng vì thế, các mục tiêu 90-90-90 còn là một thách thức rất lớn.
Theo Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền, Hà Nội chỉ còn hơn một năm để hoàn thành các mục tiêu 90-90-90 nhưng đến thời điểm này, Hà Nội mới chỉ đạt được mục tiêu 90 thứ ba. Còn ở mục tiêu 90 thứ nhất và mục tiêu 90% thứ 2 - 90% người chẩn đoán nhiễm HIV được tham gia điều trị ARV - thì hiện Hà Nội mới chỉ đạt được khoảng trên 60%, còn khoảng cách rất lớn so với mục tiêu đã đề ra.
Trước thực trạng đó, hiện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội đang thực hiện việc tăng cường xét nghiệm, phát hiện và hỗ trợ người nhiễm HIV trong cộng đồng để đưa vào điều trị; đẩy mạnh kiểm soát tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế; đồng thời tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các quy định của pháp luật và tích cực tham gia các hoạt động phòng chống HIV/AIDS.
Theo anninhthudo
Ca hiến thận đầu tiên trên thế giới giữa những người dương tính HIV Nina Martinez ((Mỹ) trở thành người nhiễm HIV còn sống đầu tiên hiến thận, người nhận ẩn danh cũng dương tính với virus. Năm 1983, Nina Martinez nhiễm HIV khi mới 6 tuần tuổi do truyền máu. Khi ấy, các ngân hàng máu tại Mỹ chưa quy định xét nghiệm virus trong máu. 36 năm trôi qua, Martinez trở thành chuyên gia tư...