Người nhiễm biến thể Delta có thể lây lan virus 2 ngày trước khi có triệu chứng
Kết quả nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Nature mới đây cho thấy người nhiễm biến thể Delta có thể lây lan virus khoảng gần 2 ngày trước khi có triệu chứng.
Hình ảnh quét qua kính hiển vi điện tử virus SARS-COV-2 lấy từ mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân COVID-19 tại Viện Nghiên cứu Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia, Mỹ ngày 1/8/2021. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Đây được xem làm một trong những nguyên nhân khiến số ca mắc COVID-19 tăng vọt trong thời gian gần đây.
Sự lây nhiễm tiền triệu chứng là một đặc điểm của các biến thể trước đó khi nghiên cứu trên cho thấy khoảng cách từ lúc có kết quả dương tính tới lúc xuất hiện các triệu chứng là 0,8 ngày. Tuy nhiên, với biến thể Delta, khoảng thời gian này là 1,8 ngày. Do đó, gần 3/4 số ca nhiễm biến thể Delta xảy ra trong giai đoạn tiền triệu chứng.
Giám đốc y tế của Lực lượng chống dịch COVID-19 của DispatchHealth, một dịch vụ chăm sóc y tế theo yêu cầu, Stefen Ammon cho rằng “biến thể Delta dễ lây nhiễm hơn một phần là bởi những người mắc bệnh mang và làm bắn ra nhiều virus hơn so với các chủng trước đó”.
Video đang HOT
Theo chuyên gia này, trong khi các chủng virus trước đó có khả năng lây nhiễm giống như cảm lạnh thông thường thì biến thể Delta có mức độ lây nhiễm còn hơn cả cúm mùa, bệnh bại liệt, đậu mùa, Ebola, cúm gia cầm và có mức độ lây nhiễm tương đương bệnh thủy đậu.
Do mức độ lây nhiễm cao nên biến thể Delta đã trở thành biến thể lây lan chính trên thế giới hiện nay. Số người nhiễm biến thể này cũng chiếm hơn 90% số ca bệnh tại Mỹ. Trong khi vaccine vẫn có hiệu quả cao để ngăn ngừa các ca nhập viện và tử vong vì COVID-19 thì các nghiên cứu cho thấy những người được tiêm vaccine vẫn có thể nhiễm virus, còn gọi là “các ca lây nhiễm đột phá”, có thể có tải lượng virus cao ngang với những người chưa tiêm vaccine, điều đó tức là họ vẫn có thể lây lan dịch bệnh. Dù vậy, những nghiên cứu gần đây vẫn cho thấy tầm quan trọng của việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 với sức khỏe cá nhân và hạn chế sự lây nhiễm.
Trong khi đó, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Đại học Temple ở Philadelphia, Jason Gallagher, cho rằng thực tế là những người tiền triệu chứng lây lan virus không phải là thông tin mới. Theo chuyên gia này, hai nghiên cứu hiện nay cho thấy RNA của virus giảm nhanh hơn ở những người đã tiêm vaccine so với người chưa tiêm, cho thấy họ ít lây lan virus sang người khác hơn.
Những phát hiện mới cùng với sự gia tăng nhanh chóng số ca COVID-19 cũng khiến các nước trên thế giới quay lại các biện pháp y tế công cộng như đã áp dụng vào thời kỳ đầu đại dịch, trong đó có đeo khẩu trang và giữ khoảng cách. Nhà dịch tễ học tại cơ quan y tế cộng đồng bang Massachusetts, Elizabeth Beatriz nhận định tất cả mọi người, dù tiêm vaccine hay chưa đều nên đeo khẩu trang khi ở nơi công cộng hoặc đám đông.
Điều này đặc biệt cần thiết nếu sống ở khu vực có nhiều ca mắc COVID-19 hoặc sống cùng những người chưa được tiêm vaccine như trẻ em, hay những người bị suy giảm miễn dịch, hoặc những người có thể trải qua các triệu chứng nặng nếu họ mắc bệnh.
Nguyên nhân khiến số ca nhiễm mới ở Sydney (Australia) vẫn tăng cao sau hơn 2 tháng phong tỏa
Sau 9 tuần phong tỏa để ngăn chặn đợt bùng phát đại dịch COVID-19 thứ ba, bang New South Wales (NSW), nơi có thủ phủ là thành phố Sydney sầm uất nhất Australia, vẫn đang phải chứng kiến số ca mắc mới không ngừng tăng, với mức kỷ lục là 1.035 ca vào ngày 28/8.
Người dân được xét nghiệm COVID-19 tại Sydney, Australia ngày 27/6/2021. Ảnh: AAP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, trong năm nay, bang NSW với hơn 9 triệu dân, chiếm hơn 1/3 dân số Australia, đã ghi nhận hơn 18.000 trường hợp mắc COVID-19 tại địa phương, phần lớn được báo cáo trong đợt bùng phát mới nhất của bang, bắt đầu từ ngày 16/6. Trong khi khu vực Tây Nam và Tây Sydney là những vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất, dịch bệnh hiện đã lan về các vùng nông thôn rộng lớn ở NSW và tấn công các địa phương lân cận bao gồm Vùng lãnh thổ Thủ đô (ACT), bang Victoria và cả nước New Zealand, gây ra các ổ dịch lớn đang ngày càng lan rộng.
Thủ hiến bang NSW Gladys Berejiklian cho biết tỷ lệ lây nhiễm thực tế (Reff) ở bang đang ở mức 1,3. Điều này có nghĩa là cứ 10 người có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19, sẽ có khoảng 13 người khác bị nhiễm bệnh. Một khi Reff duy trì trên 1, số ca mắc hằng ngày sẽ vẫn tiếp tục tăng.
Phát biểu với đài ABC, Giáo sư Catherine Bennett, Chủ nhiệm khoa dịch tễ học tại Đại học Deakin, cho biết lệnh phong tỏa và các biện pháp hạn chế xã hội được áp dụng nhằm giảm thiểu sự lây lan của virus và giảm Reff xuống dưới 1 nhưng mục đích này chưa đạt được do biến thể Delta được cho là có khả năng lây lan cao hơn ít nhất hai lần so với các biến chủng trước đó, khiến khó kiểm soát dịch bệnh hơn. Ngoài việc dễ lây lan hơn và lây lan nhanh hơn, Giáo sư Bennett còn cho rằng nhiều người nhiễm virus lại không có triệu chứng trong vài ngày trước khi biết mình đang lây nhiễm cho người khác. Điều này làm cho nhiệm vụ truy vết người tiếp xúc trở nên vô cùng khó khăn.
Bên cạnh những thách thức mà biến thể Delta gây ra, một số chuyên gia cho rằng số ca mắc cao ở bang NSW là do việc áp dụng quá chậm các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt. Đài ABC dẫn ý kiến của chuyên gia dịch tễ Tony Blakely của Đại học Melbourne cho rằng các biện pháp phong tỏa "cứng" chỉ được áp dụng sau 6 tuần kể từ khi xuất hiện các ca mắc biến thể Delta đầu tiên là quá muộn. Theo Giáo sư Blakely, các đợt bùng phát vừa qua ở thành phố Melbourne (bang Victoria), và Auckland, New Zealand, là bằng chứng cho thấy ngay cả việc ngắt "cầu dao điện" nhanh chóng, như cả 2 thành phố đã áp dụng trong vòng vài ngày sau khi COVID-19 được phát hiện, cũng chưa đảm bảo thành công.
Ngay cả với "phản ứng có tổ chức", Giáo sư Bennett cho rằng biến thể Delta không phải lúc nào cũng có thể được ngăn chặn, đặc biệt nếu virus đã phát tán trong cộng đồng và mối liên hệ giữa các ca nhiễm không rõ ràng. Mặc dù số ca mắc cao và việc áp dụng chậm các hạn chế, Giáo sư Bennett nhận định lệnh phong tỏa bang NSW vẫn có tác dụng, đó là giúp duy trì Reff ở mức 1,3, và giúp bang có khoảng thời gian quý báu để đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng. Hiện có những số liệu cho thấy tiêm chủng vaccine đã có tác động ở NSW. Mặc dù nhiều người dân ở đây mắc bệnh nhưng tỷ lệ nhập viện và tử vong lại thấp hơn nhiều so với các đợt bùng phát trước đó, với tổng số 82 ca tử vong trong hơn 2 tháng qua. Thủ hiến bang NSW Berejiklian mới đây đã tuyên bố, một khi 70% dân số ở bang được tiêm chủng đầy đủ, dự kiến sẽ đạt được trong tháng 10, chính quyền bang sẽ nới lỏng các hạn chế phòng chống COVID-19.
*Trong khi đó, tại Nga, Cơ quan thống kê liên bang Rosstat ngày 27/8 cho biết nước này ghi nhận 50.421 ca tử vong vì COVID-19 trong tháng 7 vừa qua, cao hơn gấp đôi con số chính thức mà chính phủ đưa ra (với 23.349 ca)
Chuyển bệnh nhân COVID-19 từ xe cứu thương vào một bệnh viện ở Moskva, Nga ngày 9/10/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Nguyên nhân khiến con số chênh lệch như vậy là vì Chính phủ Nga chỉ tính những trường hợp tử vong do COVID-19 sau khi khám nghiệm tử thi, trong khi Rosstat công bố số liệu tổng hợp hơn về số ca tử vong liên quan đến virus SARS-CoV-2. Theo đó, số liệu của Rosstat cho thấy đến nay, Nga có tổng cộng hơn 350.000 người không qua khỏi vì dịch bệnh này, trong khi con số của chính phủ thấp hơn nhiều với 180.041 ca.
Nga là quốc gia đứng thứ 4 trên thế giới về số ca bệnh và hiện đang chật vật ngăn chặn sự lây lan của biến thể Delta trong khi tốc độ tiêm chủng chậm chạp.
Nhật Bản dùng 13 tỷ USD quỹ dự phòng để mua vaccine và thuốc điều trị Nội các Nhật Bản ngày 27/8 đã quyết định sử dụng 1.400 tỷ yen (13 tỷ USD) trong quỹ dự trữ của tài khóa 2021 để mua thêm vaccine ngừa COVID-19, cũng như đảm bảo nguồn thuốc điều trị cho bệnh nhân. Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho nhân viên y tế tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Kyodo/TTXVN Trong số tiền trên, chính phủ...