Người Nhật huấn luyện trẻ chịu lạnh như thế nào?
Rất nhiều người đến Nhật Bản vào mùa đông nhận ra rằng, trẻ em Nhật không hề sợ lạnh. Thậm chí, ở một số trường mẫu giáo, khi trời rất rét, các em chỉ mặc váy hoặc quần đùi.
Ảnh minh họa
Tại sao trẻ em Nhật Bản lại không sợ lạnh?
Theo trang Sohu, người Nhật đã huấn luyện khả năng chịu lạnh cho con em mình từ khi còn rất nhỏ. Các chuyên gia Nhật Bản cho rằng, trẻ em có thể phát triển cơ thể tốt bằng cách mặc ít quần áo hơn.
Bởi khi trẻ mặc ít quần áo, trẻ có xu hướng vận động nhiều hơn để làm ấm cơ thể, điều này giúp tăng cường vận động ở trẻ.
Theo các chuyên gia, da người có phản ứng phòng vệ với lạnh và nóng. Kích thích da bằng nhiệt độ, cụ thể là nhiệt độ lạnh có thể cải thiện khả năng này.
Nếu bạn cảm thấy nóng, các mạch máu trên da sẽ giãn nở, khiến lưu lượng máu tăng lên, làm tản nhiệt độ cơ thể. Nếu bạn cảm thấy lạnh, các mạch máu trên da sẽ co lại để ngăn cản quá trình tản nhiệt.
Sau khi da bị kích thích nhạy cảm bởi lạnh hoặc nóng, các mạch máu sẽ liên tục co lại và giãn nở, sau khi thực hiện động tác này thành thạo, thần kinh tự chủ của người sẽ rất mạnh, nhờ đó, khả năng miễn dịch cũng được tăng cường.
Người Nhật cho rằng, nếu trẻ luôn mặc quần áo quá nhiều, các cơ quan trên da cảm nhận sự thay đổi của nhiệt độ bên ngoài sẽ trở nên chai lì, các dây thần kinh tự chủ không còn hoạt động, khả năng miễn dịch của trẻ cũng suy giảm một cách tự nhiên.
Một số cư dân cho biết, thực tế Nhật Bản không quá lạnh, ví dụ như ở Tokyo, mùa đông lạnh nhất thường là dưới 0 độ. Hơn nữa, thiết bị sưởi ấm của Nhật Bản rất hoàn chỉnh. Hãy lấy Tokyo làm ví dụ. Khi bước vào các khu vực trong nhà, siêu thị, thư viện, văn phòng và những nơi công cộng khác, nhiệt độ ổn định về cơ bản là khoảng 22 độ trong suốt cả năm.
Ngoài ra, tàu hỏa của Nhật Bản cũng có thiết bị sưởi ấm, vì vậy ở Nhật Bản, thời gian trẻ ở bên ngoài thời tiết lạnh không quá nhiều.
Lương y đại sư bậc nhất Trung Quốc: Phơi nắng mỗi ngày 20 phút, mỗi tế bào đều khỏe lên
Một trong những đại sư nổi tiếng Trung Quốc đã chỉ ra những tác dụng của phơi nắng trong việc nuôi dưỡng những tế bào khỏe mạnh, đồng thời giảm sự hình thành của những khối u bướu ác tính.
Trong y học hiện đại cũng như y học cổ truyền, nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra những tác dụng của phơi nắng đối với sức khỏe con người. Đặc biệt trong y học cổ truyền, việc bỏ ra 20 phút mỗi ngày để phơi nắng sẽ giúp bổ sung dương khí, ngăn ngừa ung thư và nhiều tác dụng khác.
Với Đông y, ánh nắng là món quà của sự sống, cho nên việc tiếp xúc với ánh mặt trời sẽ giúp kích thích nuôi dưỡng những tế bào khỏe mạnh. Tuy nhiên, việc phơi nắng hàng ngày đối với người Việt chưa được chú trọng.
Một khảo sát do Life Times và Sina Health thực hiện cho thấy đa số người dân đều không phơi nắng đủ thời gian, thậm chí tại Trung Quốc chỉ có 30% người trưởng thành thường xuyên phơi nắng nhưng lại không biết thời điểm tốt nhất để tắm nắng.
Tác dụng của phơi nắng đối với sức khỏe con người
Hầu hết rất ít người biết đến tác dụng của phơi nắng đối với sức khỏe cụ thể ra sao. Theo Quốc y đại sư nổi tiếng Trung Quốc, một trong những danh y đương đại Dương Lực (Yang Li), là giáo sư tại Trường Cao học của Học viện Khoa học Y tế Trung Quốc thì ánh mặt trời tác động tới từng tế bào trong cơ thể, phơi nắng 20 phút có thể làm thay đổi đáng kể cơ thể.
Y học hiện đại và y học cổ truyền đánh giá cao những tác dụng của phơi nắng đối với sức khỏe con người. (Ảnh: Internet)
Mỗi ngày, bạn chỉ cần ở dưới ánh nắng từ 15-20 phút bất kể hoạt động nào, có thể nghỉ ngơi, lao động hoặc vui chơi. Việc phơi nắng 20 phút mỗi ngày mang lại rất nhiều lợi ích. Cụ thể:
1. Tăng cường khả năng miễn dịch
Theo Lương y Trung Quốc Dương Lực, việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có tác dụng trong việc bổ sung dương khí, thu nhận ánh sáng mặt trời để sinh ra dương quang.
Dương khí là yếu tố quyết định đến sự vận hành bình thường của các cơ quan nội tạng. Dương khí đầy đủ bao nhiêu, khả năng chống lại bệnh tật sẽ được cải thiện bấy nhiều. Dương khí thường được thu nhận từ bên ngoài, do đó ngoài việc tập luyện thì phơi nắng là cách rất tuyệt để rèn luyện thân thể, tăng cường hệ miễn dịch.
2. Tác dụng của phơi nắng trong việc kích hoạt vitamin D
Ánh nắng mặt trời không chỉ giúp sản sinh dương khí mà còn là một chất xúc tác giúp kích hoạt vitamin D, một trong những liều thuốc sức khỏe tự nhiên, rất tốt cho con người, đặc biệt là cho trẻ nhỏ.
Người thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời (không áp dụng cho trường hợp tiếp xúc vào khung thời gian có hại) sẽ tạo ra các thay đổi sinh lý. Một trong những thay đổi đó là giúp tăng tốc tuần hoàn máu, tăng khả năng sản xuất vitamin D, tăng hấp thụ canxi, tốt cho xương khớp, ngăn ngừa loãng xương ở người cao tuổi và hạn chế nguy cơ còi xương, thiếu vitamin D ở trẻ.
Trẻ nhỏ phơi nắng đúng cách sẽ rất tốt cho sự phát triển. (Ảnh: Internet)
3. Ngăn ngừa cận thị
Một nghiên cứu của Đại học Quốc gia Úc đã chỉ ra rằng, người ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có nguy cơ bị cận thị cao hơn so với người thường xuyên tiếp xúc.
Trong các nghiên cứu được thực hiện, các nhà khoa học đã chỉ ra tác dụng của phơi nắng đối với sức khỏe đôi mắt. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, ánh nắng mặt trời giúp kích thích sản sinh dopamine, đây là hoạt chất giúp ngăn trục của mắt dài ra, ngăn chặn ánh sáng đi vào mắt khi chúng ta tập trung nhìn.
Chính vì vậy, việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, hoạt động ngoài trời nhiều hơn có thể làm giảm nguy cơ cận thị.
4. Giảm cảm lạnh
Tác dụng của phơi nắng rất rõ vào thời điểm mùa Đông bởi một nghiên cứu của Đại học Yale, Mỹ cho thấy tiếp xúc với ánh mặt trời có thể giúp giảm tác hại của virus cúm và các bệnh thông thường khác.
Việc duy trì lượng vitamin D cũng giúp hạn chế các tác nhân gây bệnh đau họng, cảm lạnh thông thường và ngạt mũi. So với những người ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, những người sống ở những nơi có nắng ít bị nhiễm virus cúm hơn.
5. Làm cho các mạch máu khỏe mạnh hơn
Phơi nắng làm các mạch máu khỏe hơn bởi người có lượng vitamin D cao sẽ tránh được nguy cơ mắc bệnh tim, suy tim và đột quỵ do cấu trúc mạch máu khỏe và ổn định.
Thực tế cho thấy, số lượng bệnh nhân nhồi máu cơ tim tăng lên đáng kể vào mùa đông khi tia cực tím tương đối thiếu. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ở các khoảng thời gian nhất định sẽ làm mạch máu hoạt động tốt hơn, giúp giảm viêm trong cơ thể.
Tác dụng của phơi nắng đối với sức khỏe con người. (Ảnh: Internet)
6. Giảm nguy cơ ung thư
Trường Đại học San Diego đã thực hiện nghiên cứu về tỷ lệ mắc bệnh ung thư của những người phụ nữ sống ở vĩ độ thấp và cao. Cho thấy những phụ nữ sống ở vĩ độ thấp (thời gian nắng trong năm nhiều) có nguy cơ ung thư buồng trứng thấp hơn so với những người sống ở vĩ độ cao (ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời do vùng xích đạo. Do vậy, việc tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời có lợi hơn cho việc ngăn ngừa ung thư.
7. Giảm bệnh trầm cảm, suy nhược tinh thần
Sống trong môi trường ánh sáng mặt trời đầy đủ sẽ giúp giảm trầm cảm và suy nhược tinh thần. Điều này do sự tiết tiết adrenaline, thyroxine và các hormone tuyến sinh dục trong cơ thể tăng lên khi dành thời gian 10-15 phút để phơi nắng mỗi ngày.
Nhiều người bị mất ngủ, tức ngực và cáu kỉnh vào mùa đông và thời tiết mưa, trong khi đó vào mùa hè, nắng ấm thì các triệu chứng này lại giảm. Do vậy việc tiếp xúc với ánh nắng và dành thời gian hoạt động ngoài trời rất tốt cho những bệnh nhân bị trầm cảm hoặc trẻ tự kỷ.
Người Nga bơi trong hồ băng giữa mùa đông Hoạt động bơi mùa đông đã xuất hiện ở Nga từ lâu và tiềm ẩn một số rủi ro liên quan đến sức khỏe. Bơi mùa đông là một trong những hoạt động truyền thống ở Nga. Với một số nước khác, bơi mùa đông có thể đơn thuần chỉ là bơi trong hồ nước lạnh. Tại nước Nga, nơi nhiệt độ ở...