Người Nhật chết ở Hà Nội nhiễm chủng nCoV mới lần đầu xuất hiện tại Việt Nam
Theo Bộ Y tế, giải trình gene của bệnh nhân người Nhật chết tại khách sạn thuộc nhóm lần đầu xuất hiện ở Việt Nam, lưu hành chủ yếu ở Hàn Quốc, Đài Loan, Ấn Độ.
Sáng 24/2, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ với Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống COVID-19, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, giải trình tự gene cho thấy BN2229 người Nhật Bản chết tại khách sạn quận Tây Hồ, Hà Nội và chùm ca bệnh liên quan thuộc nhóm lần đầu xuất hiện tại Việt Nam. Chủng này lưu hành chủ yếu ở Hàn Quốc, Sirilanca, Đài Loan, Ấn Độ.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long báo cáo tại phiên họp. (Ảnh: VGP)
Ông Long cho biết thêm, Nhật Bản là nơi xuất phát của chuyên gia cũng không có chủng virus này. Đây là chủng viurs có tốc độ lây nhiễm không cao, nhưng mức độ tăng nặng cũng chưa rõ ràng đối với chủng này. Tại Hải Dương, chủng virus SARS-CoV-2 được xác định có nguồn gốc từ Hoa Kỳ.
BN2229 nhập cảnh vào làm việc tại Việt Nam ngày 17/1 tại Sân bay Tân Sơn Nhất, cách ly tập trung tại phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM từ 17-31/1. Người này có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2 (vào các ngày 17 và 31/1). Ngày 1/2, bệnh nhân bay ra Hà Nội và trú tại khách sạn Somerset West Point Hanoi (phường Quảng An, Tây Hồ).
Trong khoảng thời gian từ ngày 1-13/2, bệnh nhân đi lại, làm việc giữa khách sạn và công ty. Khoảng 19h ngày 13/2, bệnh nhân được phát hiện chết trong phòng khách sạn. Kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm ngày 14/2 dương tính với SARS-CoV-2.
Video đang HOT
'Biến chủng lần này lây lan rất nhanh, phải chặn chứ không đuổi theo'
"Biến chủng lần này lây lan rất nhanh, phải chặn chứ không đuổi theo được, càng đuổi theo chúng ta sẽ càng đuối", Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết.
Sáng 19/2, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị Giao ban trực tuyến về công tác phòng, chống dịch COVID-19 với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Dịch ở Hải Dương còn phức tạp
Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng, cho hay đến nay, các ổ dịch lớn như Hà Nội, TP.HCM, Quảng Ninh cơ bản được kiểm soát. Các tỉnh, thành khác (Hải Phòng, Hòa Bình, Điện Biên, Hà Giang, Bình Dương, Hưng Yên, Bắc Giang và Gia Lai) không ghi nhận ca mắc trong 7 - 20 ngày qua.
Tuy nhiên, tình hình dịch tại Hải Dương vẫn còn phức tạp, có khả năng tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc trong thời gian tới.
Bộ Y tế tổ chức Hội nghị Giao ban trực tuyến về công tác phòng, chống dịch COVID-19 với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại 63 điểm cầu.
Tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, dự báo dịch COVID-19 chưa thể kết thúc trong 6 tháng đầu năm, thậm chí trong năm 2021. Vì vậy trước mắt trong quý I, chúng ta phải coi nhiệm vụ phòng chống dịch là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên trước mắt và lâu dài. Các địa phương phải tăng cường công tác chống dịch theo quan điểm người đứng đầu cấp uỷ tại các địa phương phải chịu trách nhiệm về công tác chống dịch trên địa bàn mình, chỉ đạo sát sao các hoạt động phòng chống dịch. Các địa phương phải chuẩn bị tất cả các tình huống, kịch bản, không lơ là, chủ quan; áp dụng biện pháp 4 tại chỗ để sẵn sàng ứng phó nếu có dịch xảy ra.
Ông Nguyễn Thanh Long cho rằng, kỳ nghỉ Tết vừa qua, nhìn chung người dân địa phương trong cả nước có cái Tết an toàn nhưng cũng có một số địa phương cũng phải căng mình chống dịch bệnh.
Đợt dịch thứ 3 tại Hải Dương được đánh giá tương đối phức tạp, với chủng virus lần này là chủng virus biến đổi của Anh nên tốc độ lây nhiễm cao hơn 70%, vì vậy trong thời gian ngắn rất nhiều ca. Bên cạnh đó, ổ dịch xảy ra dịch ở trong các khu công nghiệp và xảy ra trong dịp Tết Nguyên đán nên dịch vô cùng phức tạp.
Theo báo cáo, đến nay, số ca mắc tại Hải Dương là 575 trường hợp, vượt xa so với tổng số ca mắc tại Đà Nẵng (389 trường hợp). Trong đó, số ca mắc trung bình trong 20 ngày đầu tiên của Hải Dương (20 ca/ngày) cao hơn so với Đà Nẵng (15 ca/ngày). Điều đó chứng tỏ chủng virus lần này tốc độ lây lan mạnh hơn, nhanh hơn.
Theo ông Nguyễn Thanh Long, 12/13 địa phương hiện nay cơ bản kiểm soát được dịch COVID-19. Trong thời gian tới, Hải Dương tới đây phải tăng cường các biện pháp chống dịch hơn nữa. Đồng thời, Bộ Y tế đang tiếp tục cử các đoàn hỗ trợ cho địa phương này.
Cách ly số lượng lớn, xét nghiệm rộng
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị, thời gian tới cần tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh đối với khu vực này. Bộ trưởng cũng lưu ý, thứ nhất, các địa phương tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, không được nghĩ rằng dịch không xảy ra trên khu vực mình. Trong tư tưởng, kế hoạch, hành động, luôn luôn xác định dịch có thể xảy ra ở bất cứ khu vực nào để không bị luống cuống, chủ động trong việc chống dịch; đồng thời chuẩn bị kịch bản trong vấn đề cách ly, giãn cách đối với tất cả các trường hợp. Quan điểm của Bộ Y tế, phải cách ly triệt để F1 để đưa mầm bệnh ra khỏi cộng đồng, như vậy mới ngăn chặn được dịch.
GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì cuộc họp.
"Ổ dịch Hải Dương, số lượng F1 ở Hải Dương vượt xa con số của Đà Nẵng. Đối với Đà Nẵng, khi xuất hiện ổ dịch, ngay lập tức đã cách ly toàn bộ F1. Hải Dương cũng tương tự như vậy. Ngay ban đầu, tỉnh cách ly 2.400 công nhân. Khi xảy ra ở bệnh viện, trường học, các địa phương phải có phương án cách ly có thể ngăn chặn được dịch, tránh lây nhiễm trong cộng đồng" - ông Nguyễn Thanh Long cho biết.
Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương kiểm tra khu vực nào có thể tiếp nhận các trường hợp cách ly và lên kịch bản cho việc chống dịch ở khu vực đó từ việc giám sát, điều hành cung cấp nhu yếu phẩm,...Từ đó, đưa ra phương án cách ly số lượng lớn người trong một thời điểm.
Đồng thời, Bộ trưởng cũng yêu cầu các địa phương cần phối hợp chặt chẽ với quân đội để thực hiện nghiêm việc cách ly.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng đề nghị các địa phương chuẩn bị các phương án xét nghiệm và kịch bản xét nghiệm nhiều hơn. Đưa ra kịch bản, trong trường hợp nào, góc độ nào xét nghiệm bao nhiêu, nâng công suất xét nghiệm trong thời gian rất ngắn.
"Mong muốn các đồng chí, các tỉnh quan tâm đặc biệt đến vấn đề việc xét nghiệm, lấy mẫu xét nghiệm, điều hành, điều phối trong lấy mẫu xét nghiệm. Tất cả các y tế cơ sở, lực lượng trên địa bàn phải được tập huấn về lấy mẫu, lấy mẫu tại gia đình, cộng đồng, tại các khu cách ly, trong trường hợp xảy ra sẽ dễ dàng ứng phó" , ông Nguyễn Thanh Long nêu rõ.
"Cần khoanh vùng rộng, lấy mẫu trên diện rộng, xét nghiệm nhanh, phong tỏa trên diện hẹp" để tránh tác động lớn đến người dân. Vai trò của việc xét nghiệm được đánh giá là 1 vấn đề mấu chốt trong chống dịch. Phải xét nghiệm trên diện rộng mới ngăn chặn được dịch. "Biến chủng lần này lây lan rất nhanh, phải chặn chứ không đuổi theo được, càng đuổi theo chúng ta sẽ càng đuối", Bộ trưởng cho biết.
Liên quan đến phương án điều trị, ông Nguyễn Thanh Long yêu cầu các cơ sở y tế cần liên tục sàng lọc, các địa phương đừng coi không có dịch, không có xét nghiệm, không làm sàng lọc, cần phải chủ động, nếu phát hiện càng sớm dập dịch càng nhanh hơn.
Bộ trưởng Bộ Y tế: Nỗ lực để người dân nào cũng được tiêm vắc xin Phát biểu tại phiên họp giao ban trực tuyến với 63 tỉnh thành ngày 29-2, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết đợt dịch ở Hải Dương lây lan nhanh nhất tính từ đầu 2020 đến nay. Bộ Y tế cũng đang nỗ lực để có vắc xin. Theo ông Nguyễn Thanh Long, qua phân tích cho thấy đợt dịch...