Người Nhật Bản an tâm sau khi Hàn Quốc duy trì thỏa thuận quân sự chung
Theo kết quả cuộc khảo sát do hãng thông tấn Kyodo tiến hành được công bố ngày 24/11, khoảng 66% người Nhật Bản được hỏi cảm thấy an tâm bởi Hàn Quốc đã quyết định duy trì thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo quân sự với nước này.
Người Nhật Bản an tâm sau khi Hàn Quốc duy trì thỏa thuận quân sự chung. (Nguồn: Business Times)
Trước đó 2 ngày, Seoul tuyên bố trì hoãn quyết định hồi tháng 8 của nước này chấm dứt thỏa thuận song phương với Tokyo sau khi Tokyo thắt chặt những kiểm soát xuất khẩu với một số nguyên liệu được dùng trong ngành công nghiệp sản xuất vi mạch và loại Hàn Quốc khỏi danh sách các đối tác thương mại tin cậy của Nhật Bản.
Cuộc khảo sát được thực hiện trong 2 ngày 23-24/11 cũng cho thấy tỉ lệ tín nhiệm dành cho Nội các của Thủ tướng Shinzo Abe đã giảm xuống còn 48,7% so với kết quả 54,1% của cuộc khảo sát vào cuối tháng 10.
Theo baoquocte.vn/Kyodo
Video đang HOT
Vì sao Đài Loan cần hàng trăm xe tăng chủ lực Mỹ ngăn TQ chiếm đảo?
Liệu Đài Loan có phí tiền khi đặt mua hơn 100 xe tăng chiến đấu chủ lực của Mỹ để ngăn khả năng Trung Quốc thu hồi hòn đảo bằng vũ lực?
Xe tăng được coi như lớp phòng thủ cuối cùng trên đảo Đài Loan.
Tháng trước Đài Loan thông báo chi tiết kế hoạch mua 108 xe tăng chiến đấu chủ lực M-1A2T Abram của Mỹ, theo National Interest.
Đài Loan sẽ nhận những xe tăng đầu tiên vào năm 2022, nhưng chỉ được chuyển đến hòn đảo sớm nhất vào năm 2023. Giá trị đơn hàng không vượt quá 1,3 tỉ USD.
Tư lệnh quân đội Đài Loan, Yang Hai-ming cho rằng xe tăng mới có năng lực chiến đấu vượt trội so với các xe tăng Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đang sử dụng.
Nhưng liệu Đài Loan có cần tới 108 xe tăng chủ lực Mỹ để ngăn khả năng Trung Quốc đổ bộ chiếm đảo, chuyên gia Michael Peck đặt câu hỏi.
Đầu tiên, Đài Loan là một hòn đảo, nằm cách Trung Quốc bởi hai bờ eo biển. Để thu hồi Đài Loan bằng vũ lực, Trung Quốc cần dội bom làm tê liệt hòn đảo và đồng thời mở chiến dịch không vận, đổ bộ quy mô lớn.
Một khi Trung Quốc đưa được một lượng lớn khí tài và binh sĩ lên đảo, điều đó có nghĩa là hệ thống phòng không, phòng thủ trên biển của Đài Loan đã bị vô hiệu hóa.
Theo kế hoạch, 108 xe tăng M1A2 Abram và 500 xe tăng M60A3 và M48 đời cũ sẽ đón sẵn quân Trung Quốc ở bờ biển. Nhưng lực lượng trên mặt đất sẽ không dễ dàng hành động vì bên tấn công có lợi thế về vũ khí tầm xa và yếu tố bất ngờ.
Trung Quốc sở hữu một lượng lớn vũ khí chống tăng, bao gồm cả bom thông minh, trực thăng tấn công, lính thủy đánh bộ và lính dù với tên lửa vác vai chống tăng. Nếu chưa đủ, Trung Quốc đang phát triển thêm mẫu máy bay không người lái chuyên diệt xe tăng.
Nói cách khác, nếu Trung Quốc có thể đưa vài sư đoàn lên đảo Đài Loan thì Đài Loan sẽ gặp rắc rối lớn.
Hiện tại, Trung Quốc chưa có năng lực đổ bộ quy mô lớn. Nhưng điều đó đang thay đổi. Các mẫu tàu đổ bộ Type 075 mới của Trung Quốc có thể chở theo tới 900 lính thủy đánh bộ, với nhiều xe bọc thép, thậm chí là cả trực thăng.
Cán cân quân sự hiện tại chưa nghiêng hoàn toàn về phía Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh có nền kinh tế lớn, hoàn toàn có thể huy động một lượng lớn quân đội và khí tài quân sự cho cuộc đổ bộ chiếm đảo, nếu cần thiết.
Nói như vậy không có nghĩa là các xe tăng Đài Loan mua của Mỹ không có tác dụng, theo tác giả Michael Peck. 108 xe tăng tương đương một lữ đoàn bọc thép chiến đấu của Mỹ, sẽ tạo ra uy lực đáng kể nếu sử dụng hợp lý trong môi trường tác chiến trên đảo.
Số xe tăng này sẽ khiến cuộc đổ bộ chiếm đảo của Trung Quốc không diễn ra một cách dễ dàng. Dĩ nhiên, ngoài 108 xe tăng hiện đại, Đài Loan trong tương lai gần sẽ vẫn cần thêm nhiều vũ khí Mỹ.
Đó có thể là tên lửa chống hạm, tên lửa phòng không, tàu ngầm và máy bay quân sự, tác giả Michael Peck phân tích, trong đó tên lửa và mìn định hướng là hai loại vũ khí rẻ tiền nhưng hiệu quả nhất.
Từ trận đổ bộ Normandy trong Thế chiến 2 cho đến trận đánh ở Falkland, tác giả Michael Peck cho rằng tốt nhất là Đài Loan hãy ngăn Trung Quốc đặt chân lên các bãi biển ngay từ đầu.
Theo danviet.vn
Mỹ bỏ ngang đàm phán chia sẻ chi phí quốc phòng với Hàn Quốc Các nhà đàm phán của Mỹ đã bỏ ngang các cuộc đàm phán với Hàn Quốc về tăng phần đóng góp của Seoul trong việc duy trì binh lính Mỹ đồn trú trên bán đảo Triều Tiên. Trưởng nhóm đàm phán của Mỹ James DeHart Reuters cho biết, cuộc gặp giữa các quan chức Mỹ và Hàn Quốc tại Seoul, Hàn Quốc đã...