Người nghi nhiễm virus Corona ở Gia Lai đã tiếp xúc với nhiều người
Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên cho biết, chiều nay (3/2) sẽ có kết quả xét nghiệm bệnh nhân nghi nhiễm virus Corona ở Gia Lai.
Ngày 3/2, ông Lê Thanh Hiền – Phó viện trưởng phụ trách Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên cho biết, dự kiến chiều cùng ngày sẽ có kết quả xét nghiệm đối với bệnh nhân nghi nhiễm virus Corona ở Gia Lai.
Ảnh minh họa.
Theo ông Hiền, nữ bệnh nhân này trước đó đã đi du lịch đến TP.Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc) 17 ngày kể từ ngày 4-21/1. Người này sau khi về nước đã di chuyển đến rất nhiều nơi, qua cửa khẩu Móng Cái, về Hà Nội, sau đó đã đi du lịch tại TP. Quy Nhơn (Bình Định).
Trong thời gian ở nhà, người này đã tổ chức sinh nhật vào ngày 1/2 và tiếp xúc với rất nhiều người. Hiện, người này đang được cách ly tại Bệnh viện đa khoa Gia Lai. Ngành Y tế đã tổ chức lấy mẫu để xét nghiệm, dự kiến, chiều nay (3/2) sẽ có kết quả.
Trước đó, trên mạng xã hội lan truyền thông tin về một người phụ nữ ở tỉnh Gia Lai đi du lịch từ Vũ Hán trở về đã về nhà ở TP. Quy Nhơn để tự cách ly, sau khi nghe thông tin có dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona gây ra.
Tuy nhiên, lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Bình Định khẳng định thông tin này không chính xác. Trên thực tế, người phụ nữ này vẫn ở Gia Lai nhưng khai dối qua điện thoại để tránh bị cách ly, theo dõi khả năng lây nhiễm virus Corona.
Theo ông Hiền, mặc dù đến nay, Tây Nguyên chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm virus Corona, nhưng các cơ quan chức năng phải luôn sẵn sàng để ứng phó, không thể chủ quan lơ là. “Đến thời điểm này, chúng ta có khả năng khống chế được nếu chúng ta tập huấn tốt kỹ năng, kiến thức cho mỗi người dân chủ động phòng chống”, ông Hiền nói.
Video đang HOT
Theo danviet.vn
Năm Canh Tý mong giá lợn hơi, giá cà phê tăng cao, bớt cảnh dội chợ
Năm 2019 qua đi với đầy rẫy khó khăn, bất lợi cho nhà nông bởi thời tiết diễn biến khó lường, thiên tai dịch bệnh phức tạp, đầu ra nông sản luôn bấp bênh...
Với những người nông dân quanh năm chân lấm tay bùn, ai cũng ước mong một năm mới Canh Tý 2020 mưa thuận gió hoà, sản xuất thuận lợi, tăng năng suất, chất lượng, ai cũng có cuộc sống ấm no với niềm vui được mùa, được giá.
Giá lợn hơi nhiều lần biến động mạnh trong năm 2019 và đạt đỉnh cao nhất trong lịch sử khi tăng lên tới 90.000 - 95.000 đồng/kg. Đây cũng là mặt hàng thực phẩm được quan tâm nhất trong năm qua. Ảnh minh hoạ: T.L
Ông Nguyễn Công Bắc, chủ trang trại ở Sơn La, nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2017: Mong giá lợn hơi ổn định, nông dân bớt gánh nặng
Mùng 4 Tết Nguyên đán, trang trại nhà tôi mở hàng khai xuân, bán cho thương lái 200 con lợn với giá 82.000 đồng/kg, trọng lượng bình quân từ 110 - 120kg/con. Mức giá này ổn định so với trước Tết nên ai cũng mừng.
Dịp trong tết, trang trại của tôi bán được tổng cộng 1.200 con lợn với giá bình quân 82.000 - 83.000 đồng/kg. Với mức giá này, sau khi trừ chi phí trang trại thu lãi từ 4 - 4,5 triệu đồng/con. Tính ra chỉ riêng dịp Tết, những trại lớn như của tôi có thể thu về 5-6 tỷ đồng.
Nhưng đáng tiếc là không có nhiều nông dân được hưởng lợi từ việc giá thịt lợn tăng cao. Từ năm 2017 đến nay, nghề chăn nuôi lợn liên tục gặp "bão" giá và "bão" dịch bệnh, khiến nhiều hộ chìm trong thua lỗ, có gia đình bị phá sản, phải bán hết chuồng trại, chuyển nghề hoặc đi làm ăn xa để trang trải nợ nần. Bản thân tôi hồi bão giá năm 2017 cũng phải cắt giảm đàn để cắt lỗ. May mắn là cuối năm 2018 và cuối năm 2019, giá lợn hơi tăng trở lại, giúp chúng tôi có động lực gắn bó với nghề.
Ông Nguyễn Công Bắc tại kho chứa thức ăn chăn nuôi.
Hiện tôi có 2 trang trại tại TP.Sơn La với tổng đàn nái gần 1.000 con và khoảng 6.000 lợn thịt. Trên địa bàn Sơn La, người dân cũng đang đẩy mạnh chăn nuôi nhưng chủ yếu tái đàn lợn thịt, hầu hết bà con chưa có điều kiện tái đàn lợn bố mẹ, ông bà. Chỉ mong sang năm mới, mọi dịch bệnh được đẩy lùi, giá cả tiêu thụ ổn định, người nông dân bớt gánh nặng.
Xin kính chúc toàn thể bà con nông dân, bạn đọc của báo Nông thôn Ngày nay một năm mới sức khoẻ dồi dào, an khang thịnh vượng.
Ông Dương Văn Na, nông dân ở xã Yên Lâm, huyện Yên Mô (Ninh Bình): Mong mùa vụ bội thu
Năm Canh Tý là năm chẵn, thời tiết lại ủng hộ nên làng tôi tổ chức hội to, mọi người tham dự rất đông từ mùng 3 đến mùng 5 Tết nhưng tôi vẫn tranh thủ thời gian đưa máy làm đất ra đồng khai xuân sớm từ mùng 3 Tết, vừa làm đất ruộng nhà, tôi vừa giúp bà con. Đến giờ các khu đồng đã cơ bản làm xong, chỉ chờ ngày xuống giống vụ đông xuân.
Việc ra đồng sớm với bà con chúng tôi ngày đầu xuân rất quan trọng, không chỉ mang ý nghĩa về sản xuất mà nó còn là tục lệ hàng năm nhằm tri ân với đất đai, nguồn cội của mình.
Ông Na lái máy làm đất tại cánh đồng ở huyện Yên Mô (Ninh Bình).
So với trước đây, việc sản xuất của chúng tôi thuận lợi hơn vì có thêm máy móc, mọi thứ cũng dễ dàng, đơn giản và nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó, các loại giống cây trồng, giống lúa cũng nhiều, bà con thoải mái lựa chọn, thấy loại nào phù hợp với đất mình thì mua về trồng cấy nên ai cũng phấn khởi.
Đầu xuân năm mới chúng tôi chẳng ước gì nhiều, chỉ mong thời tiết cả năm mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi, bội thu. Khi thu hoạch xong dễ bán sản phẩm với giá cao.
Ông Nguyễn Ngọc Minh, nông dân xã Ia Phìn (Chư Prông, Gia Lai): Mong cà phê được mùa, giá tăng cao
Ia Phìn là một trong những xã có diện tích cà phê kinh doanh lớn nhất ở huyện Chư Prông. Từ sáng sớm mùng 4 Tết, người dân chúng tôi đã tấp nập vận chuyển máy móc, ống để bơm tưới nước đợt 1 cho cà phê.
Ông Nguyễn Ngọc Minh bên vườn cà phê 3ha của gia đình.
Khác với những năm trước người trồng cà phê thường phải tưới trước Tết, năm nay, do mùa mưa kết thúc muộn nên bây giờ tưới là vừa tầm. Nhờ đầu tư hệ thống tưới béc phun mưa nên gia đình tôi giảm được nguồn nhân công tưới cũng như các chi phí khác.
Trước tết tôi đã tưới xong 2ha cà phê kinh doanh, giờ đến mấy trăm gốc chanh dây đang bắt đầu cho thu hoạch. Sáng nay, tôi tranh thủ tưới sớm cho số chanh dây rồi tập trung tưới nốt 1ha cà phê còn lại. Thời điểm này tưới là vừa để cây cà phê ra hoa kết trái. Tôi hy vọng năm nay cà phê sẽ được mùa, giá cả tăng hơn năm ngoái.
Theo Danviet
"Ép" nhãn ra quả trái vụ chi chít, bỏ túi vài trăm triệu đồng Nhờ áp dụng thành công phương pháp ép nhãn ra trái vụ, vườn nhãn rộng gần 1,5 ha của gia đình ông Dương Công Lãm (thôn Phú Cường, xã Ia Pal, huyện Chư Sê, Gia Lai) cho thu nhập lên đến vài trăm triệu đồng/vụ. Dẫn chúng tôi đi thăm vườn nhãn trĩu quả đang hái bán Tết, ông Lãm cho biết, thực...