Người nghèo ở TP.HCM vui như tết vì được tiêm vắc xin
Đang thất nghiệp ở nhà mấy tháng nay buồn ơi là buồn, được UBND phường mời đi tiêm vắc xin mừng quá, vui như trúng số – chị Thu Thủy vui mừng chia sẻ khi được tiêm vắc xin tại Trung tâm Y tế quận 3, TP.HCM sáng 23-7.
Bà Nguyễn Thị Xuân, nội trợ, vui mừng khi được tiêm vắc xin – Ảnh: TỰ TRUNG
Không riêng gì chị Thủy, bà Nguyễn Thị Xuân lo lắng trước khi tiêm, sau đó chạy ra chạy vào báo với con cháu đã tiêm được rồi, mừng quá.
Trước đó, khi khám sàng lọc, bà Xuân lo lắng nên huyết áp tăng cao, phải chờ khám lại lần 2.
Bà Xuân chia sẻ: “Mừng quá, chứ hổng biết nói sao nữa, tụi nhỏ ở nhà chưa được tiêm mà thấy má nó được tiêm trước còn vui như tết. Tiêm xong rồi thấy vui lắm, hết áp lực lo lắng rồi”.
Chị Thu Thủy đang thất nghiệp, được mời đi tiêm vắc xin, nói chị “vui như tết” – Ảnh: TỰ TRUNG
Trong sáng 23-7, gần 100 người nghèo, người lớn tuổi được tiêm vắc xin đợt 5 tại Trung tâm Y tế quận 3. Không ồn ào, ai đến trước thì khai báo xếp hàng ngay ngắn, giữ khoảng cách. Hầu hết mọi người đều tuân thủ việc giãn cách, đeo khẩu trang.
Chú Mạnh Cường ở phường 2, quận 3 tâm sự: “Khâu tổ chức cho người dân, nhất là người lớn tuổi rất tốt, có ghế để sẵn, ai vào khai báo đến lượt là lên khám sàng lọc, rồi chích. Chích xong có người đưa qua chỗ nghỉ ngơi, chờ 30 phút không có biểu hiện gì thì về”.
Bác sĩ Lê Tư, giám đốc Trung tâm Y tế quận 3, cho biết trong hai ngày tiêm vắc xin cho người nghèo, người trên 65 tuổi được hơn 100 liều.
Video đang HOT
Dự kiến tiêm xong toàn bộ đối tượng trong đợt này khoảng 2-3 tuần. Tiêm cho người nghèo, người trên 65 tuổi thường có rất nhiều bệnh lý nên khâu khám sàng lọc rất kỹ và phải tư vấn cho các cụ yên tâm để khỏi lo lắng.
Không ồn ào, ai đến trước tiêm trước, giữ khoảng cách tại Trung tâm Y tế quận 3 – Ảnh: TỰ TRUNG
Tại điểm tiêm vắc xin Trường tiểu học Lương Thế Vinh (quận 1, TP.HCM), không chỉ người nghèo, người cao tuổi mà còn có những người khuyết tật cũng được tiêm đợt này.
Ông Nguyễn Tuấn, 50 tuổi, hành nghề xe ôm truyền thống, vui mừng nói: “Được tiêm vắc xin đợt này là một món quà lớn cho người nghèo. Đang rầu vì thất nghiệp, khi nghe được tiêm vắc xin thì vui quá”.
Hơn 11h, một gia đình hối hả đội mưa đưa con bị bại liệt đi tiêm nhưng đến nơi đã gần 12h, nhân viên y tế đang dọn dẹp, tổng kết cho đợt tiêm chủng buổi sáng.
Một nhân viên y tế động viên gia đình: khâu khám sàng lọc cho bệnh nhân khuyết tật rất quan trọng, phải chờ theo dõi sức khỏe, do vậy không nên vội vã và chuyển hồ sơ tiêm phòng lên trung tâm y tế để ngày mai tiêm.
Tương tự, anh Nguyễn Trung bị bại liệt từ nhỏ, nghe phường thông báo tiêm anh cũng vui mừng không kém. Anh chia sẻ: “Do mừng quá, phần hồi hộp nên khi đo huyết áp hai lần vẫn ở mức cao. Do vậy, các nhân viên y tế tư vấn chuyển hồ sơ lên trên trung tâm. Vậy cũng vui rồi, mai lại lên quận tiêm”.
Khi người nghèo, người lớn tuổi được tiêm vắc xin đợt này cũng là liều thuốc tinh thần giúp họ vượt qua khó khăn do dịch bệnh COVID-19.
Một gia đình đội mưa đưa con đi tiêm vắc xin trưa 23-7 – Ảnh: TỰ TRUNG
Ông Nguyễn Tuấn (50 tuổi): Vui lắm, vơi đi nỗi buồn thất nghiệp – Ảnh: TỰ TRUNG
Cụ Trịnh Bạch Liên, 85 tuổi, vui mừng khi hoàn thành tiêm vắc xin – Ảnh: TỰ TRUNG
Khâu khám sàng lọc cho người cao tuổi được các bác sĩ thăm khám rất chi tiết – Ảnh: TỰ TRUNG
Tiêm vắc xin Moderna cho người lớn tuổi tại Trung tâm Y tế quận 3 – Ảnh: TỰ TRUNG
Nhân viên y tế chỉ cho người dân thông tin về vắc xin Moderna tại Trung tâm Y tế quận 3 – Ảnh: TỰ TRUNG
5 ngày 2 vụ cháy khiến 9 người chết, Công an TP.HCM ra khuyến cáo khẩn
Công an TP.HCM vừa ra khuyến cáo khẩn, vì chỉ sau 5 ngày, thành phố xảy ra 2 vụ cháy lớn khiến 9 người chết thương tâm.
Ngày 30/3, Phòng PC07 Công an TP.HCM cho biết, đơn vị vừa phát đi khuyến cáo khẩn đến người dân về công tác phòng chống cháy nổ.
Theo PC07, tình hình cháy, nổ ở hộ gia đình kết hợp kinh doanh luôn chiếm tỷ lệ cao và thường gây thiệt hại nhiều hơn về người. Chỉ trong 5 ngày, TP.HCM xảy 2 vụ cháy nghiêm trọng làm 9 người chết.
Hiện trường vụ cháy khiến 6 người chết thương tâm ở TP Thủ Đức sáng 30/3.
Để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân, PC07 khuyến cáo không để nhiều đồ dùng, hàng hóa dễ cháy nơi đun nấu.
Đối với ô tô, xe máy, các phương tiện dụng cụ có xăng dầu, chất lỏng dễ cháy để trong nhà ở phải cách xa bếp đun nấu, nguồn sinh nhiệt.
Hạn chế sử dụng gỗ, tấm nhựa, mút xốp...Không sạc điện thoại, thiết bị tiêu thụ điện ban đêm. Phải lắp đặt thiết bị tự ngắt cho hệ thống điện chung toàn nhà, từng tầng, từng nhánh từng thiết bị điện tiêu thụ công suất lớn.
Khi sử dụng các thiết bị điện phải có người trông coi, không để trẻ nhỏ, người già mắt kém, người tàn tật, người tâm thần sử dụng các thiết bị điện.
Bố trí nơi thờ cúng hợp lý, tường phía đặt bàn thờ, trần phía trên bàn thờ phải bằng vật liệu không cháy. Nơi đun nấu phải có vách ngăn bằng vật liệu không cháy. Trước khi rời khỏi và trước khi đi ngủ phải kiểm tra nơi đun nấu.
Không lắp lồng sắt, lưới sắt ở lan can nhà cao tầng. Nhà có trẻ nhỏ, người già, người tàn tật thì phải có biện pháp thoát nạn, cứu người phù hợp và không được khóa cửa phòng của những người nêu trên.
Khi xảy ra cháy tìm mọi cách báo cháy nhanh nhất cho mọi người xung quanh biết, gọi điện cho PCCC 114 hoặc đội dân phòng chính quyền, công an xã, phường gần nhất, đồng thời sử dụng phương tiện để chữa cháy.
Chen nhau bay ra Côn Đảo, giá đắt đỏ vẫn liên tục 'cháy' vé Từ nay đến giữa tháng 4, các đường bay đến Côn Đảo và ngược lại lúc nào cũng nhộn nhịp phục vụ du khách đi lễ đầu năm. Giá vé đắt đỏ, thậm chí có chặng đã hết sạch. Giá vé máy bay chặng Hà Nội/TP.HCM đi Côn Đảo luôn đắt đỏ nhất trong các đường bay nội địa. Thời điểm này, khảo...