Người Nga tại Bắc Cực thiếu thốn nhu yếu phẩm do lệnh trừng phạt của Na Uy
Olso viện dẫn các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) là nguyên do khiến các lô hàng chở nhu yếu phẩm đến thị trấn khai thác mỏ trên Quần đảo Svalbard của người Nga mắc kẹt tại cảng Storskog.
Hầu hết người dân sinh sống tại thị trấn khai thác mỏ Barentsburg là người Nga. Ảnh: AFP
Theo kênh truyền hình RT, những người sống tại thị trấn khai thác mỏ của Nga ở Quần đảo Sbalbard, Bắc Cực đang đối mặt với tình trạng thiếu thốn sau khi giới chức Na Uy thu giữ 20 tấn nhu yếu phẩm tại cảng Storskog. Bộ Ngoại giao Na Uy ngày 28/6 thừa nhận đơn xin miễn trừ nhân đạo của Nga đối với các lô hàng đã bị từ chối.
Trước đó, Đại sứ quán Nga và công ty khai thác mỏ Arktikugol đã nộp đơn xin miễn trừ đối với các lô hàng này song đơn đã bị khước từ vào ngày 15/6.
Arktikugol là đơn vị điều hành thị trấn mỏ Barentsburg. Phần lớn người dân sinh sống tại đây là công dân Nga. Quần đảo Sbalbard, nằm giữa nửa vòng Bắc Cực và cực Bắc, với chưa đến 3.000 dân, thuộc quyền tài phán của Na Uy trong khoảng một thế kỷ trở lại đây.
Mặc dù người dân mang quốc tịch Nga nhưng luật ở Barentsburg tuân thủ theo luật pháp của Na Uy. Chính vì vậy, những lô hàng được đưa tới Quần đảo Sbalbard đều bị coi là mục tiêu trừng phạt của EU nhằm vào Moskva.
Người dân Barentsburg phụ thuộc vào một con tàu chở hàng nhu yếu phẩm duy nhất cứ 10 ngày một lần khởi hành từ Troms. Sau khi được xe tải vận chuyển từ Murmansk, hàng nhu yếu phẩm của Nga được chất lên tàu. Na Uy đã giữ những lô hàng này ngay tại biên giới Storskog tiếp giáp với Nga.
Trong bức thư gửi đến các nhà chức trách Na Uy vào tháng trước, công ty Arktikugol đã bày tỏ nỗi lo ngại về một cuộc khủng hoảng nhân đạo tại Barentsburg nếu như hàng hoá không được đưa tới. Trả lời phỏng vấn đài phát thanh quốc gia Na Uy (NRK), Tổng lãnh sự Nga Sergey Gushchin cho hay hoa quả, rau củ, bột mì và sữa đã cạn kiệt song tình hình hiện tại vẫn được cho là “ổn định”. Tuy nhiên, các phụ tùng, thiết bị y tế và kỹ thuật hiện vẫn còn mắc kẹt ở biên giới.
Video đang HOT
“Tôi có thể đảm bảo với các bạn rằng không ai bị tổn hại miễn là Na Uy vẫn toàn quyền kiểm soát quần đảo”, Thống đốc Svalbard Lars Fause nói thêm rằng chính phủ đang “tiếp tục đối thoại” với công ty Arktikugol.
Svalbard từng là tâm điểm căng thẳng ngoại giao giữa Moskva và Oslo, khi Na Uy thắt chặt các quy định nhập cảnh vào năm 2015 theo lệnh trừng phạt của EU liên quan đến EU sau chuyến thăm của một quan chức cấp cao Nga. Nga đã lên tiếng phản đối, cho rằng hành vi như vậy vi phạm hiệp ước năm 1920 thiết lập quyền cai trị của Na Uy đối với quần đảo.
Được mất của Trung Quốc và Nga khi bắt tay thống trị Bắc Cực
Bối cảnh kinh tế - chính trị cũng như sự thay đổi về các tuyến hàng hải do quá trình băng tan đang tạo cơ hội để Trung Quốc hợp tác với Nga thống trị Bắc Cực, nhưng hai bên sẽ được mất như thế nào trong cuộc chơi này?
Tổ chức tư vấn của Civitas (Anh) vừa công bố báo cáo đặt ra khả năng Nga kết hợp sự hậu thuẫn từ Trung Quốc để thống trị Bắc Cực.
Thời cơ tiếp cận kho tài nguyên 30.000 tỉ USD
Theo đó, trong một thập kỷ vừa qua, Nga đã mở thêm 50 cơ sở quân sự ở Bắc Cực và đang ngày càng chuyển sức mạnh hạt nhân sang khu vực này. Báo cáo dẫn lại ý kiến của Tổng thống Nga Vladimir Putin từng cho rằng Bắc Cực là "nơi tập trung tất cả an ninh quốc gia thực tế" đối với Nga.
Vì thế, bằng cách xây dựng năng lực quân sự khổng lồ ở Bắc Cực, người Nga có thể kiểm soát các tuyến đường khu vực này, nhất là khi biến đổi khí hậu khiến băng tan nhanh nên việc điều động phương tiện đến đây cũng dễ dàng hơn. Thêm vào đó, Nga cũng tuyên bố chủ quyền rộng lớn tại Bắc Cực. Nên với sức mạnh quân sự và khu vực kiểm soát rộng lớn, Moscow có thể có được lợi ích khổng lồ tại Bắc Cực. Ước tính, trữ lượng khoáng sản, năng lượng ở vùng này có giá trị lên đến 30.000 tỉ USD. Trong đó, còn khoảng 1/3 trữ lượng khí đốt tự nhiên chưa được phát hiện đang nằm ở Bắc Cực.
Tổng thống Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình gặp nhau ngày 4.2 ở Bắc Kinh. Ảnh REUTERS
Tham vọng của Bắc Kinh
Cũng theo phân tích của báo cáo do Civitas công bố, sau khi tiến hành chiến dịch quân sự nhằm vào Ukraine dẫn đến việc Nga bị hàng loạt lệnh trừng phạt từ phương Tây khiến Moscow đối mặt nhiều thách thức về kinh tế. Giữa tình cảnh như vậy, nền kinh tế Nga ngày càng bị lệ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc. Điển hình là phải tăng cường xuất khẩu năng lượng cho Trung Quốc khi Nga bị hạn chế xuất khẩu sang nhiều nước khác do các lệnh trừng phạt.
Bắc Kinh và Moscow tăng cường hợp tác về năng lượng
Ngày 15.6, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc điện đàm với nhau. Trong cuộc gọi, ông Tập nhấn mạnh Bắc Kinh sẽ tiếp tục ủng hộ chủ quyền và an ninh của Moscow. "Trung Quốc sẵn sàng tiếp tục ủng hộ Nga về các vấn đề liên quan đến những lợi ích cốt lõi và lo ngại lớn như chủ quyền và an ninh", Đài truyền hình CCTV trích lời ông Tập.
Theo thông báo của Điện Kremlin, Tổng thống Putin đã đồng ý với Chủ tịch Tập về việc mở rộng hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, công nghiệp, giao thông vận tải và các ngành khác, "giữa lúc tình hình kinh tế toàn cầu trở nên phức tạp do chính sách cấm vận không chính thức của phương Tây".
Bên cạnh đó, Trung Quốc đang gia tăng nhanh chóng sự hiện diện ở Bắc Cực khi điều động tàu phá băng đến và thiết lập các trạm nghiên cứu và đài quan sát ở khu vực này, bao gồm cả mục đích dân sự lẫn quân sự. Bắc Kinh gần đây cũng tự mô tả Trung Quốc là một quốc gia "gần Bắc Cực" dù nước này xa Bắc Cực khi so với phần lớn châu Phi.
Cuối năm 2020, ông Tony Radakin, khi đó đang giữ chức Tư lệnh Hải quân Anh, cảnh báo biến đổi khí hậu mở ra các tuyến hàng hải mới trên khắp thế giới, giảm một nửa thời gian di chuyển bằng đường biển giữa châu Á và châu Âu.
Cụ thể, tuyến hàng hải chạy theo vùng biển ngoài khơi nước Nga, xuyên qua Bắc Băng Dương thì tàu biển có thể đến châu Âu mà không cần tàu phá băng suốt nhiều tháng trong năm. Từ đó, ông Darakin đặt ra rủi ro Trung Quốc với lực lượng tàu chiến ngày càng hùng hậu có thể dễ dàng tiếp cận châu Âu bằng nhiều hướng. Tuyến hàng hải phía bắc, vượt qua Bắc Băng Dương, rút ngắn thời gian từ 10 - 12 ngày so với tuyến hàng hải phía nam truyền thống (từ Trung Quốc đi đến Biển Đông, lần lượt qua eo biển Malacca, Ấn Độ Dương rồi đến châu Âu). Qua đó, Bắc Kinh cũng dễ dàng tiếp cận Bắc Cực hơn.
Từ những yếu tố trên, cùng tham vọng của Nga và Trung Quốc, hai bên có thể kết hợp để thống lĩnh Bắc Cực.
Tàu chiến của Trung Quốc và Nga trong cuộc tập trận chung cuối năm 2021. Ảnh REUTERS
Sự phụ thuộc bất cân xứng
Trả lời Thanh Niên ngày 16.6, ông Carl O.Schuster (cựu Giám đốc bộ phận điều hành của Trung tâm tình báo hỗn hợp - Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của hải quân Mỹ và đang giảng dạy tại Đại học Hawaii về quan hệ quốc tế, lịch sử) nhận định: "Sự hợp tác Nga - Trung đặt ra mối quan tâm chiến lược lâu dài tiềm tàng cho cả châu Âu lẫn châu Á. Trước sự đối đầu của Trung Quốc và Nga với phương Tây cũng như trật tự thế giới dựa trên luật lệ quốc tế, sự kết hợp giữa tiền đầu tư của Trung Quốc với các nguồn năng lượng của Nga ở Bắc Cực sẽ thúc đẩy các kế hoạch tạo dựng ảnh hưởng của Bắc Kinh và Moscow trong tương lai".
Tuy nhiên, theo cựu đại tá Schuster, để điều đó trở thành hiện thực, hợp tác Trung - Nga ở Bắc Cực phải được duy trì trong ít nhất một thập kỷ. "Đây là thách thức lớn vì hai bên không có nhiều lòng tin vào nhau. Nguy cơ và nỗi lo lắng về sự thống trị kinh tế và chính trị của Trung Quốc có thể khiến Nga hạn chế mức độ và tốc độ hợp tác. Nhiều người Nga đã lo lắng về ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở Nga và sẽ tìm cách hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc đối với nỗ lực ở Bắc Cực", ông Schuster phân tích.
Vị chuyên gia này nhận định thêm: "Trung Quốc đã gây ảnh hưởng lớn nền kinh tế vùng Siberia (Nga). Nên khi 2 bên hợp tác ở Bắc Cực sẽ tiếp tục xu hướng đó, mang lại cho Bắc Kinh một vị trí quan trọng, thậm chí là kiểm soát ngành năng lượng Nga. Xét về khía cạnh kinh tế, tình hình hiện tại đang khiến Nga trở thành đối tác cấp dưới trong quan hệ với Trung Quốc. Hơn nữa, nếu các xu hướng kinh tế và quân sự hiện tại tiếp tục, Trung Quốc sẽ thống trị nền kinh tế Nga ở mức độ gần như không thể đảo ngược trong những năm 2030, khiến Moscow trở nên phụ thuộc vào Bắc Kinh".
Tham vọng khí đốt của Nga tại Bắc Cực bị ảnh hưởng vì phương Tây cấm vận Tham vọng khai thác khí đốt của Nga tại Bắc Cực đang đứng trước thách thức nghiêm trọng khi cách lệnh trừng phạt của phương Tây làm xấu đi triển vọng giao các tàu hàng chuyên dụng để chở nhiên liệu từ các dự án quy mô tại khu vực đầy băng tuyết này. Dự án khai Yamal LNG của Nga tại vùng...