Người Myanmar xuống đường tưởng niệm cô gái trúng đạn khi biểu tình
Đám đông biểu tình tập trung về Yangon, bày tỏ sự thương tiếc trước cái chết của cô gái 20 tuổi vì trúng đạn khi phản đối quân đội kiểm soát chính phủ.
Hôm 20/2, hàng nghìn người tụ tập trên các giao lộ chính của Yangon. Họ tổ chức buổi cầu nguyện cho Mya Thwate Thwate Khaing, thắp nến và đặt hoa hồng bên cạnh biểu ngữ có in hình cô.
“Chúng tôi không thể chấp nhận các cuộc đàn áp của cảnh sát vì đây là hành vi vượt trên luật pháp. Tôi cảm thấy viên đạn bắn trúng đầu Mya Thwate Thwate Khaing cũng trúng đầu chúng tôi” , Win Zaw, 46 tuổi, cho biết.
Người dân ở Yangon tưởng niệm sự ra đi của Mya Thwate Thwate Khaing. (Ảnh: Reuters)
Mya Thwate Thwate Khaing qua đời hôm 19/2 sau khi bị trúng đạn vào đầu trong lúc cảnh sát giải tán đám đông biểu tình phản đối quân đội tiến hành chính biến ở nước này. Cô gái 20 tuổi là người biểu tình đầu tiên thiệt mạng kể từ khi các phong trào biểu tình phản đối đảo chính nổ ra.
Video đang HOT
“Tất cả hãy tham gia phong trào biểu tình này để nó thành công hơn. Đó là tất cả những gì tôi muốn nói” , Poh Poh – chị gái của Mya Thwate Thwate Khaing nói với các phóng viên.
Ngày 19/2 đánh dấu hai tuần liên tiếp các cuộc biểu tình diễn ra hằng ngày tại Myanmar phản đối quân đội chiếm quyền và giam giữ bà Suu Kyi.
Giới chức Myanmar khẳng định các biện pháp được sử dụng để giải tán đám đông biểu tình là đúng luật. Một phát ngôn viên quân đội hồi giữa tuần cho biết một cảnh sát đã thiệt mạng ở Mandalay sau các cuộc đụng độ với người biểu tình.
Hôm 19/2, quân đội Myanmar xác nhận đã bắt giữ gần 500 người tham gia các cuộc biểu tình.
Tại thành phố lớn thứ hai của Myanmar – Mandalay, lực lượng an ninh nổ súng bằng đạn cao su để kiểm soát tình hình khi các công nhân đường sắt đình công, dừng chạy các chuyến tàu.
Lực lượng cảnh sát ở nhiều khu vực tại Myanmar cũng nhiều lần sử dụng vòi rồng, đạn hơi cay trong nỗ lực giải tán đám đông biểu tình.
Quân đội Myanmar cam kết chuyển giao quyền lực: 'Quân đội sẽ không nắm quyền lâu'
Thiếu tướng Zaw Min Tun ngày 16-2 cho biết quân đội Myanmar sẽ tổ chức bầu cử để chuyển giao quyền lực cho bên chiến thắng và không nắm quyền lâu trong bối cảnh cảnh sát đang khởi tố nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi tội danh thứ hai.
Trong đêm 15-2, Myanmar lại rơi vào tình trạng bị cắt mạng Internet, phong trào biểu tình phản đối cuộc đảo chính quân sự vẫn đang tiếp diễn - Ảnh: REUTERS
Trong phát biểu mới nhất, quân đội Myanmar phủ nhận việc bất ngờ giành quyền vào ngày 1-2 là hành động đảo chính dù nhiều tuần qua, người dân nước này bất chấp nguy hiểm, rầm rộ xuống đường biểu tình để ủng hộ bà Suu Kyi và các nhà lãnh đạo bị bắt khác.
Tại cuộc họp báo đầu tiên sau khi quyền lực nhà nước tại Myanmar được chuyển giao cho Hội đồng Hành chính nhà nước do tư lệnh lực lượng vũ trang, tướng Min Aung Hlaing làm chủ tịch, người phát ngôn Hội đồng Hành chính nhà nước, thiếu tướng Zaw Min Tun cho biết quân đội sẽ không nắm quyền lâu.
"Mục tiêu của chúng tôi là tổ chức một cuộc bầu cử và trao quyền lực cho bên chiến thắng", ông nói.
Tuy nhiên, quân đội không công bố ngày nào sẽ tiến hành bầu cử mới và đã khẳng định sẽ áp đặt tình trạng khẩn cấp trong một năm.
Phía quân đội cũng xác nhận bà Suu Kyi và nhiều lãnh đạo chính quyền khác đang bị quản thúc tại gia để đảm bảo an ninh trong khi luật pháp thực hiện. Bà Suu Kyi bị khởi tố tội danh thứ hai là vi phạm luật quản lý thảm họa quốc gia bên cạnh tội tàng trữ thiết bị điện tử phi pháp trước đó.
Trong khi đó, đặc phái viên của Liên Hiệp Quốc nghi ngờ có thể bà đã bị đưa ra xét xửbí mật.
Theo AFP, Tom Andrews, đặc phái viên của Liên Hiệp Quốc về Myanmar, cảnh báo có khả năng sẽ có leo thang bạo lực ở nước này trong ngày 17-2 liên quan đến các cuộc biểu tình phản đối hành động được xem là "đảo chính" của quân đội Myanmar.
Nhóm NetBlocks có trụ sở tại Anh cho biết Myanmar liên tục bị mất điện, Internet trong đêm 16-2 trong khi các tướng lĩnh cố gắng trấn áp các cuộc biểu tình của người dân.
Theo Reuters, biểu tình diễn ra ở nhiều thành phố lớn cũng như ở làng quê và có vẻ tình hình đang vượt khỏi tầm kiểm soát. Ông Andrews cho biết: "Tôi lo rằng thứ tư, 17-2 có khả năng xảy ra bạo lực trên quy mô lớn hơn những gì chúng ta đã thấy kể từ khi quân đội tiếp quản bất hợp pháp vào ngày 1-2".
Ông cho biết đã "nhận được báo cáo về việc quân đội được huy động đến Yangon từ các vùng xa xôi".
Trước đây, những đợt chuyển quân như vậy thường xảy ra trước những vụ giết người, mất tích và giam giữ quy mô lớn.
Người biểu tình Myanmar tiếp tục đổ ra đường bất chấp bị trấn áp Đám đông người biểu tình phản đối đảo chính quân sự ở Myanmar vẫn đổ ra đường bất chấp lệnh cấm và các cuộc trấn áp bạo lực từ cảnh sát. Các nhân chứng ước tính có tới hàng chục nghìn người tuần hành ở Yangon và Mandalay, Myanmar. Biểu tình cũng diễn ra ở thủ đô Naypyitaw và nhiều nơi khác. Các...