Người Myanmar đồng loạt vỗ tay phản đối đảo chính
Tiếng vỗ tay vang lên tại nhiều khu vực ở Yangon trong cuộc biểu tình mới nhất nhằm phản đối chính quyền quân sự.
Tiếng vỗ tay liên tục vang lên khắp thành phố Yangon, thủ phủ tài chính kinh tế của Myanmar lúc 17h hôm nay. Ei Thinzar Maung, một lãnh đạo biểu tình, cho biết hành động này để vinh danh “những người đang thay mặt chúng ta chiến đấu vì cách mạng” ở Myanmar và Yangon.
Ít nhất 564 người biểu tình thiệt mạng trong các cuộc đụng độ với lực lượng an ninh sau khi quân đội Myanmar bắt giữ Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và nhiều lãnh đạo dân cử hôm 1/2. Biểu tình nổ ra hàng ngày.
Người dân Yangon vỗ tay phản đối đảo chính hôm 4/4. Ảnh: AP
Video đang HOT
Phong trào biểu tình bao gồm các cuộc tuần hành trên đường phố, chiến dịch đình công và các hành động phản đối như gõ xoong nồi, vỗ tay, được kêu gọi thông qua mạng xã hội.
Chính quyền quân sự Myanmar cuối tuần qua công bố lệnh bắt 60 người nổi tiếng và có ảnh hưởng trên mạng xã hội, người mẫu và nhạc sĩ, với tội danh gây kích động. Theo Hiệp hội tù nhân chính trị (AAPP), một tổ chức quan sát nhân quyền ở Myanmar, ít nhất 2.667 người đã bị bắt giam.
Một người thiệt mạng khi lực lượng an ninh giải tán một cuộc biểu tình hôm nay ở Sagaing, miền trung đất nước. Trước đó, nhiều hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy người biểu tình cầm biểu ngữ và ảnh bà Suu Kyi, kêu gọi quốc tế can thiệp khi tuần hành qua Mandalay, thay phố lớn thứ hai Myanmar.
Brunei, chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm 10 thành viên, hôm nay ủng hộ mở cuộc thảo luận về tình hình Myanmar giữa các lãnh đạo khu vực.
Sau cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Malaysia và Quốc vương Brunei, Brunei cho hay cả hai nước đã yêu cầu các bộ trưởng và quan chức thực hiện “các bước cần thiết để chuẩn bị cho cuộc họp ban thư ký ASEAN ở Jakarta, Indonesia”, nhưng chưa đưa ra thời gian cụ thể.
Hạ viện Mỹ lên án đảo chính Myanmar
Hạ viện Mỹ thông qua nghị quyết lên án cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar, bất chấp sự phản đối của 14 nghị sĩ Cộng hòa.
Nghị quyết này phản đối các chiến thuật bạo lực trấn áp biểu tình, lên án việc quân đội Myanmar bắt giam các lãnh đạo dân sự, yêu cầu trả tự do cho tất cả những người bị bắt và để các nghị sĩ được bầu tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của họ.
Nghị quyết được thông qua hôm 19/3 với 398 phiếu thuận và 14 phiếu chống. Tất cả các phiếu chống đều là của các nghị sĩ đảng Cộng hòa. Các nghị sĩ này đều không nêu lý do phản đối nghị quyết lên án đảo chính Myanmar.
Hạ viện Mỹ hôm 18/3 cũng thông qua một dự luật liên quan đến Myanmar, yêu cầu chính quyền Tổng thống Joe Biden cung cấp báo cáo cho quốc hội về các sự kiện ở quốc gia này, cũng như phản ứng của Mỹ. Dự luật này cần được Thượng viện thông qua để trở thành luật.
Người biểu tình dựng rào chắn đối đầu với cảnh sát ở thành phố Yangon đầu tuần này. Ảnh: AFP.
Làn sóng biểu tình phản đối đảo chính ở Myanmar vẫn sôi sục trên khắp các thành phố, thị trấn ở Myanmar, sau khi quân đội nắm quyền bằng cuộc đảo chính hôm 1/2. Quân đội Myanmar cáo buộc đảng của bà Suu Kyi giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử tháng 11/2020 nhờ gian lận.
Người biểu tình yêu cầu quân đội trao trả quyền lực cho chính quyền dân sự, đồng thời trả tự do cho bà Suu Kyi cùng nhiều lãnh đạo khác. Nhiều nhóm dân tộc thiểu số của Myanmar, từ lâu đã xung đột với quân đội, cũng yêu cầu bãi bỏ hiến pháp năm 2008 do chính quyền quân sự soạn thảo và thiết lập nền dân chủ.
Hầu hết nhà lập pháp ở Đồi Capitol trước đó đã thẳng thắn lên án cuộc đảo chính quân sự và các biện pháp mạnh tay mà quân đội sử dụng để trấn áp biểu tình.
Theo Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị, tổng cộng 237 người đã bị bắn chết và hơn 2.000 người bị bắt giam kể từ sau đảo chính.
Những doanh nhân Trung Quốc hứng giận dữ ở Myanmar Đảo chính giáng đòn kinh tế Myanmar thế nào? EU sắp trừng phạt 11 quan chức quân đội Myanmar 'Thế giới đảo lộn' ở Myanmar
EU sắp trừng phạt 11 quan chức quân đội Myanmar Các ngoại trưởng EU sẽ phê duyệt biện pháp trừng phạt 11 quan chức quân đội Myanmar vào 22/3 để phản ứng với cuộc đảo chính. Động thái diễn ra sau khi 27 quốc gia Liên minh châu Âu (EU) tháng trước đồng ý nhắm mục tiêu trừng phạt vào quân đội Myanmar và các lợi ích kinh tế của họ. Một nhà...