Người Myanmar đeo hoa mừng sinh nhật bà Suu Kyi
Người biểu tình Myanmar cùng cài hoa lên tóc để kỷ niệm sinh nhật của Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi.
Kiểu tóc búi cài hoa là nét đặc trưng của Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi, người bước sang tuổi 76 vào hôm nay. Nhiều người dân Myanmar, trong đó có hoa hậu hoàn vũ Myanmar Thuzar Wint Lwin, đã bới kiểu tóc trên và đăng lên mạng xã hội để mừng sinh nhật bà Suu Kyi.
Tại phía bắc Yangon, người biểu tình Myanmar cũng treo đầy áp phích và biểu ngữ chúc mừng sinh nhật Cố vấn Nhà nước. “Chúc mừng sinh nhật mẹ Suu. Chúng con luôn ở sau người”, một biểu ngữ có đoạn viết.
Người Myanmar búi tóc cài hoa mừng sinh nhật Cố vấn Nhà nước Suu Kyi hôm nay. Ảnh: AFP.
Tại khu vực biên giới bang Karen, một số tay súng nổi dậy cũng chụp ảnh cầm súng và gài những bông hoa đủ màu sắc phía sau tai, mô phỏng kiểu tóc đặc trưng của bà Suu Kyi.
Video đang HOT
Đám đông biểu tình chống đảo chính ở thành phố Dawei, đông nam Myanmar, còn làm một chiếc bánh sinh nhật khổng lồ màu hồng và đem nó đi khắp các đường phố.
Myanmar rơi vào tình trạng hỗn loạn từ khi quân đội bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và tiếp quản quyền lực hồi tháng 2. Văn phòng nhân quyền Liên Hợp Quốc ngày 11/6 cho biết ít nhất 860 dân thường thiệt mạng trong các vụ đụng độ giữa lực lượng Myanmar và người biểu tình.
Bà Suu Kyi hôm 15/6 xuất hiện trước tòa ở thủ đô Naypyidaw với các cáo buộc phản loạn và vi phạm quy định phòng chống Covid-19. Min Min Soe, luật sư đại diện cho Suu Kyi, cho biết bà “có vẻ vẫn giữ sức khỏe tốt”.
Chính quyền quân sự còn cáo buộc bà vi phạm luật xuất nhập khẩu khi mua bộ đàm từ nước ngoài và nhận vàng trái pháp luật. Nếu tòa án kết luận Suu Kyi có tội với mọi cáo trạng, bà có thể phải ngồi tù hơn 10 năm.
Đánh bom tại thành phố lớn nhất Myanmar Bà Suu Kyi bị xét xử tội phản loạn LHQ: Bạo lực leo thang gây thảm họa nhân quyền ở Myanmar Bà Suu Kyi bị truy tố thêm tội tham nhũng Myanmar chuyển bà Suu Kyi tới nơi quản thúc mới
Mỹ cho dân Myanmar lánh nạn
Chính phủ Mỹ cho biết công dân Myanmar không thể về nước do tình trạng bạo lực có thể ở lại theo diện "bảo vệ có thời hạn".
"Do cuộc đảo chính quân sự và hành vi bạo lực của lực lượng an ninh nhằm vào dân thường, người Myanmar đang chịu cuộc khủng hoảng nhân đạo phức tạp và tồi tệ ở nhiều nơi trên toàn quốc", Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ Alejandro Mayorkas cho biết trong thông cáo ngày 12/3.
"Sau khi xem xét kỹ lưỡng tình trạng thảm khốc này, tôi chỉ định tình trạng bảo vệ có thời hạn đối với Myanmar để công dân và thường trú nhân của nước này có thể ở lại Mỹ trong một thời gian", thông cáo cho biết.
Mỹ cấp quyền bảo vệ có thời hạn cho công dân một số quốc gia bị ảnh hưởng bởi biến động chính trị hoặc thiên tai khiến việc họ quay về nước trở nên khó khăn. Việc bảo vệ có thể được gia hạn nếu những khó khăn hoặc mối đe dọa vẫn còn.
Cảnh sát Myanmar bắt một người biểu tình tại Yangon, ngày 6/3. Ảnh: AFP .
Bộ An ninh Nội địa Mỹ cho rằng việc quân đội Myanmar tiếp quản quyền lực hôm 1/2 gây ra khủng hoảng kinh tế cùng thiếu hụt viện trợ nhân đạo và y tế. Cơ quan này cho biết những người phản đối cuộc đảo chính "phải đối mặt với tình trạng bị giam tùy tiện, bị đe dọa hoặc chịu bạo lực chết người từ phía quân đội".
"Những điều kiện như vậy ngăn cản công dân và thường trú nhân Myanmar trở về nước an toàn", Bộ An ninh Nội địa Mỹ cho biết. Khoảng 1.600 người Myanmar tại Mỹ đủ điều kiện cho chương trình bảo vệ, dự kiến kéo dài 18 tháng.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price ngày 12/3 chỉ trích chính quyền Myanmar vì liên tục tấn công người biểu tình. "Chúng tôi nhắc lại lời kêu gọi quân đội và cảnh sát ngừng bạo lực lẫn bắt giam tùy tiện, trả tự do cho những người bị giam bất công và khôi phục lại chính quyền dân sự được bầu một cách dân chủ", Price nói.
Biểu tình tại Myanmar bùng phát sau khi quân đội bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và tiếp quản quyền lực, khiến lực lượng an ninh dùng vũ lực trấn áp. Ít nhất 70 người Myanmar thiệt mạng và hàng nghìn người bị bắt.
Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc hôm 10/3 thông qua tuyên bố chung về tình hình ở Myanmar, trong đó lên án bạo lực, ủng hộ tiến trình dân chủ và kêu gọi các bên đối thoại hòa bình. Tuyên bố chung trước đó đã được sửa đổi theo yêu cầu của Nga và một quốc gia khác, trong đó đề nghị không nhắc tới đảo chính và không đe dọa áp đặt biện pháp mạnh tay với chính quyền Myanmar.
Trước áp lực quốc tế ngày một tăng, chính quyền quân sự Myanmar xác nhận đã trả hai triệu USD để thuê chuyên gia vận động hành lang giải quyết "hiểu lầm quốc tế" về tình hình tại nước này.
Thêm nhiều người Myanmar vượt biên sang Ấn Độ Giới chức Ấn Độ cho biết hàng chục người Myanmar tập trung tại biên giới, cùng khoảng 50 người vượt biên trước đó, trong bối cảnh khủng hoảng chính trị. "Ít nhất 85 dân thường từ Myanmar đang chờ đợi ở biên giới để vào Ấn Độ", sĩ quan cấp cao giấu tên trong lực lượng bán quân sự Assam Rifles của Ấn...