Người Myanmar chật vật rút tiền khỏi ngân hàng
Từ tờ mờ sáng, nhiều người xếp hàng trước một ngân hàng thuộc sở hữu của quân đội Myanmar ở Yangon chờ rút tiền do lo sợ thiếu tiền mặt.
Ngân hàng Myawaddy nằm trong số rất nhiều doanh nghiệp do quân đội Myanmar kiểm soát đang đối mặt áp lực tẩy chay sau cuộc đảo chính hôm 1/2. Người biểu tình trên toàn quốc kêu gọi nhân viên các doanh nghiệp này, bao gồm nhân viên ngân hàng, bỏ việc.
Tại Yangon, thành phố kinh tế tài chính lớn nhất Myanmar, hầu hết các ngân hàng tư nhân vẫn đóng cửa, trong khi các ngân hàng chính phủ mở cửa một phần. Việc rút tiền tại các cây ATM gặp nhiều khó khăn.
Người dân chờ rút tiền trước một cây ATM của ngân hàng Myawaddy tại Yangon hôm 23/2. Ảnh: AFP
Sau khi chính quyền quân sự ban lệnh giới hạn số tiền mặt được rút ra mỗi ngày, mối lo về tình trạng thiếu tiền sau đảo chính khiến những người như Tun Naing quyết định rút hết tiền trong tài khoản ATM. Suốt tuần qua, ngày nào doanh nhân 43 tuổi này cũng đi xếp hàng rút tiền. Ông đã rút 6 triệu kyat, tương đương 4.500 USD, từ tài khoản ngân hàng Myawaddy.
“Vì tin đồn ngân hàng thiếu tiền nên tôi đến để rút hết ra”, ông nói.
Dù là ngân hàng nội địa lớn thứ 6 ở Myanmar, Myawaddy chỉ cho phép 200 khách hàng đầu tiên của mỗi chi nhánh rút tối đa 500.000 kyat một ngày, tương đương 370 USD.
Chiếm được chỗ trước cây ATM vào buổi sáng cực kỳ quan trọng, bởi “nhiều người còn thuê khách sạn gần đó để ra xếp hàng từ sớm”, Tun Naing nói.
Video đang HOT
Nhiều người không gặp may như ông. Myint Myint, một giáo viên đã nghỉ hưu, ngày nào cũng tới xếp hàng suốt tuần qua nhưng vẫn không thể rút tiền.
“Tôi quá mệt mỏi”, người đàn ông 64 tuổi nó. “Họ nên thông báo qua truyền hình rằng tiền của chúng tôi vẫn an toàn. Tôi không có nhiều tiền tiết kiệm nhưng vẫn lo lắng trước những thông tin không rõ ràng như thế”.
Nhiều ngân hàng khắp Yangon mở cửa thất thường, nhưng báo nhà nước New Light of Myanmar vẫn tuyên bố các ngân hàng hoạt động bình thường.
“Người dân cần tham gia vào quá trình này để đảm bảo kinh tế đất nước ổn định”, trích thông báo của Ngân hàng Trung ương Myanmar.
Htwe Htwe Thein, chuyên gia về kinh tế quốc tế tại đại học Curtin của Australia, một người gốc Myanmar, cho rằng không thể đoán trước khi nào Myanmar rơi vào cảnh thiếu tiền mặt.
“Chính quyền quân sự trước đây từng thường xuyên in tiền và đẩy lạm phát tăng cao”, cô nói.
Kinh tế Myanmar trước đảo chính đang đối mặt khó khăn nghiêm trọng do đại dịch Covid-19 và các biện pháp phong tỏa. Tình hình có thể càng tệ hơn do phong trào bất tuân dân sự cổ vũ công nhân viên chức tẩy chay công việc.
Nhiều tướng quân đội Myanmar bị Mỹ, Anh, Canada và Liên minh châu Âu trừng phạt. Nền kinh tế đối mặt nguy cơ tổn hại danh tiếng và sụt giảm đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Fitch, cơ quan xếp hạng tín dụng quốc tế, đã thay đổi dự báo tăng trưởng GDP của Myanmar năm 2021 từ 5,6% xuống còn 2% vào ngày xảy ra đảo chính vì “rủi ro chính trị gia tăng”.
Việc dòng tiền nước ngoài tạm dừng chảy vào Myanmar làm dấy lên hồi chuông cảnh báo với nhóm Công lý cho Myanmar, tổ chức cho biết các tướng lĩnh quân đội có thể can thiệp vào khoản dự trữ ngoại hối 6,7 tỷ USD của nước này. Các biện pháp trừng phạt của Mỹ đã đóng băng số tài sản trị giá một tỷ USD ở Myanmar.
“Nếu các ngân hàng nước ngoài tiếp tục làm ăn với ngân hàng quân đội, họ sẽ trở thành đồng lõa với chế độ quân sự”, nhóm Công lý cho Myanmar nhận định.
Nhiều người lo lắng công ty sẽ trả lương thế nào cho nhân viên vào cuối tháng này, hay người cao tuổi nhận lương hưu như thế nào, trong bối cảnh hàng trăm nghìn người vẫn xuống đường biểu tình phản đối đảo chính nhiều ngày nay.
Aye Aye, 85 tuổi, cho hay không muốn đi rút lương hưu tới khi tình hình dịu đi, bởi ngân hàng mở cửa thất thường và người biểu tình tràn xuống đường phố.
“Tháng tới tôi mới đi rút”, bà nói, dù việc này có thể gây áp lực tài chính cho gia đình khi bà phải chăm sóc hai người thân bị ốm. “Tôi đã trải qua đủ khó khăn rồi. Tôi già rồi, chỉ lo được cho hôm nay thôi”.
Bên ngoài một chi nhánh ngân hàng Myawaddy hôm 23/2, một nhân viên bảo vệ đơn độc đang cố gắng trấn an đám đông đòi rút tiền. Anh hét lên rằng tài khoản của các công ty đang được ưu tiên để trả lương cho nhân viên.
“Chúng ta sẽ rút tiền mặt sau khi những công ty này đã rút xong tiền trả lương cho nhân viên”, người bảo vệ nói trước cổng ngân hàng, ngăn không cho đám đông ùa vào.
Hàng trăm người Myanmar ở Tokyo biểu tình phản đối đảo chính ở quê nhà
Hàng trăm người Myanmar cầm chân dung bà Aung San Suu Kyi tập trung ở Tokyo phản đối cuộc đảo chính bất ngờ của quân đội.
Người biểu tình đeo khẩu trang, cầm cờ tập trung bên ngoài Đại học Liên Hợp Quốc ở trung tâm thủ đô Tokyo của Nhật Bản hôm nay, kêu gọi tổ chức quốc tế này tiếp tục lên án hành động của quân đội Myanmar.
"Tôi lo lắng cho gia đình mình, nhưng hơn cả, tôi lo lắng cho bà Aung San Suu Kyi", Tin Htway, một nhân viên nhà hàng 22 tuổi người Myanmar, nói.
Than Swe, chủ tịch Hiệp hội Công dân Myanmar, cho biết ông muốn Cố vấn Nhà nước Suu Kyi và tất cả lãnh đạo đã được bầu một cách dân chủ khác phải được trả tự do ngay lập tức.
"Quân đội cần thừa nhận kết quả của cuộc bầu cử 2020 và dừng những gì họ đang làm ngay lúc này", ông Swe, 58 tuổi, nói.
Một trong những nhà tổ chức cho hay gần 800 người đã tham gia biểu tình.
Người Myanmar biểu tình bên ngoài Đại học Liên Hợp Quốc ở trung tâm Tokyo, Nhật Bản, hôm nay. Ảnh: Reuters .
Quân đội Myanmar sáng nay thông báo bắt Cố vấn Nhà nước Suu Kyi, Tổng thống Win Myint và một số lãnh đạo cấp cao trong đảng cầm quyền Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD), đồng thời tuyên bố tình trạng khẩn cấp để điều hành đất nước trong một năm. Động thái này diễn ra sau nhiều tuần căng thẳng giữa hai bên, liên quan đến cáo buộc gian lận bầu cử.
Nhiều nước phương Tây gọi đây là nỗ lực "đảo chính" của quân đội Myanmar, kêu gọi các chỉ huy lực lượng vũ trang nước này đảo ngược các động thái "đi ngược lại ý nguyện của người dân".
NLD cho biết bà Suu Kyi đã kêu gọi dân chúng không chấp nhận cuộc đảo chính của quân đội và thúc giục họ xuống đường biểu tình. "Tôi kêu gọi người dân không chấp nhận nó, phản ứng và toàn tâm toàn ý biểu tình chống lại cuộc đảo chính của quân đội", tuyên bố của NLD dẫn lời bà Suu Kyi.
Nhật Bản và Myanmar từ lâu đã có quan hệ thân thiết, trong đó Tokyo là nhà viện trợ lớn suốt nhiều năm và có hàng chục công ty đang hoạt động kinh doanh ở quốc gia Đông Nam Á này. Tính đến tháng 6/2020, khoảng 33.000 người Myanmar đang sinh sống ở Nhật Bản, gần một nửa trong đó sở hữu visa thực tập sinh kỹ thuật, cho phép họ làm việc tại Nhật Bản.
Chính phủ Nhật Bản đã kêu gọi quân đội Myanmar thả các lãnh đạo bị bắt, thêm rằng họ từ lâu ủng hộ nền dân chủ ở nước này và yêu cầu khôi phục dân chủ ngay lập tức.
Người Việt trong tâm điểm cuộc đảo chính ở Myanmar Anh Doãn Hưng chia sẻ với VTC News, cuộc chính biến ở Myanmar khiến tình hình trở nên bất ổn, ngân hàng, truyền hình tuyên bố đóng cửa do lỗi kỹ thuật. Sáng 1/2, đảo chính xảy ra ở Myanmar sau khi cố vấn nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi và các quan chức cấp cao khác của đảng cầm quyền đã...