Người Mỹ tìm gì trên Google về sức khỏe? Chữa nấc cụt!
‘ Bác sĩ Google’ đã trở nên quen thuộc với người dùng, bất chấp tranh cãi và nguy cơ dính phải thông tin sai lệch về sức khỏe. Nhưng hạ huyết áp và nấc cụt vẫn nằm trong số những thông tin người Mỹ quan tâm nhất.
Giao diện trang web tìm kiếm Google – Ảnh: REUTERS
Vài năm nay, người dùng Internet thường xuyên tìm kiếm trên Google thông tin về y tế.
Xu hướng này từng bị một số luồng ý kiến cảnh báo, vì kết quả của Google được trích xuất từ rất nhiều nguồn, trong đó có cả những website tin tức không đáng tin cậy.
Nhưng trong năm 2019, người dùng vẫn tin “bác sĩ Google”. Khảo sát Parade/Cleveland Clinic Healthy Now cho biết 55% phụ nữ trong độ tuổi từ 25-49 thừa nhận đã tìm kiếm sự tư vấn về sức khỏe từ các phương tiện truyền thông xã hội.
Số liệu này khá gần với tỉ lệ phần trăm người Mỹ trưởng thành trong độ tuổi từ 18-44 đã gặp bác sĩ trong vòng 6 tháng qua.
Tại Mỹ, 10 từ khóa y tế được quan tâm nhất do Google thống kê gồm:
Keto là gì?
Video đang HOT
Làm thế nào để hết nấc cụt
Cúm kéo dài bao lâu?
Cái gì khiến ta bị nấc cụt?
Nguyên nhân gây sỏi thận?
HPV là gì?
Cách giảm cholesterol
Tôi nên ăn bao nhiêu calorie mỗi ngày?
Rượu tồn tại bao lâu trong cơ thể của bạn?
Trong thống kê trên, có thể thấy các câu hỏi đa phần tập trung vào dinh dưỡng cơ thể (cholesterol, calorie, rượu, chế độ ăn kiêng keto), và những phản ứng thông thường như nấc cụt (chiếm 2 vị trí). Người dùng Mỹ cũng tìm kiếm những thông tin sức khỏe phổ biến như vấn đề huyết áp và virút HPV.
Tuy vậy, đây chỉ là danh sách top 10, và việc “bác sĩ Google” vẫn phổ biến có thể khiến các chuyên gia tiếp tục lo ngại về nguy cơ người bệnh bị thông tin sai lệch dẫn hướng. Viết trên tạp chí Forbes, tiến sĩ Miriam Knoll kể rằng rất nhiều bệnh nhân đã sợ hãi phóng xạ, và nỗi sợ này bắt nguồn từ những thông tin sai lệch về xạ trị.
Một khảo sát năm 2018 với những bệnh nhân từng xạ trị ung thư vú cho thấy 81% người trả lời đồng ý rằng nếu bệnh nhân biết trước thông tin chính thống về xạ trị, họ sẽ bớt lo ngại về cách điều trị này.
Theo tuoitre
Chuyên gia chỉ rõ 3 dấu hiệu của bệnh trĩ, dấu hiệu cuối cùng nhiều người gặp nhưng chủ quan
Dù có dấu hiệu của bệnh trĩ nhưng nhiều người lại hay bỏ qua, đến khi có biến chứng nặng mới đến bệnh viện thăm khám thì đã quá muộn.
Có dấu hiệu này cần đến viện khám ngay
Tại Việt Nam, bệnh trĩ có tỷ lệ mắc rất cao, theo thống kê chưa đầy đủ có khoảng 50% dân số mắc căn bệnh này. Điều đáng nói, nhiều người khi có các triệu chứng của bệnh thường chủ quan không đi thăm khám, vì thế khi phát hiện ra bệnh thì đã ở giai đoạn nặng, có biến chứng nguy hiểm.
PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng - GĐ Trung tâm Phẫu thuật đại trực tràng - Tầng sinh môn (Bệnh viện Việt Đức) cho biết, dấu hiệu bệnh trĩ không quá khó để phát hiện. Theo đó, dù là trĩ nội hay trĩ ngoại thì đều có một số dấu hiệu sau:
- Đi ngoài ra máu: Đi ngoài ra máu, thường là máu đỏ tươi - là triệu chứng thường gặp nhất và là lý do khiến bệnh nhân phải đến các cơ sở y tế khám bệnh.
Các dấu hiệu điển hình của bệnh trĩ.
- Đi ngoài thấy búi trĩ sa ra ngoài hậu môn: Búi trĩ có thể tự động thụt lên hoặc phải dùng tay đẩy lên, cũng có thể hoặc không thể đẩy vào bên trong ống hậu môn được... là những dấu hiệu rất rõ ràng của bệnh trĩ. Bởi vậy, khi có dấu hiệu này thì đến 90% là đã mắc bệnh trĩ và cần đến bệnh viện để thăm khám.
- Có cảm giác nặng tức ở hậu môn: Cảm giác này có thể chỉ xuất hiện cao điểm trong và sau khi đi vệ sinh, hoặc có thể âm ỉ suốt cả ngày, đặc biệt là khi ngồi, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt thường ngày của người bệnh.
"Khi thấy có ít nhất 3 biểu hiện này thì cần đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám kịp thời nhằm tránh biến chứng bệnh trĩ cũng như loại bỏ những căn bệnh khác nếu có ví dụ ung thư trực tràng", PGS Hùng chia sẻ.
Dấu hiệu bệnh trĩ sẽ xảy ra biến chứng nghiêm trọng
Trĩ là căn bệnh ở vùng kín nên nhiều người khi mắc bệnh thường rất hay giấu bệnh, nhất là chị em phụ nữ. PGS Hùng cho biết, việc giấu giếm bệnh tật nói chung và bệnh trĩ nói riêng rất nguy hiểm, bởi nó sẽ làm gia tăng tình trạng bệnh, khiến việc điều trị kéo dài và gặp khó khăn.
Về chẩn đoán bệnh trĩ, đây là vị trí giải phẫu thương tổn ở vùng nông, dễ chẩn đoán, người bệnh thường có các dấu hiệu như trên thì nên đi khám. Trĩ thường tiến triển theo từng đợt, có thể một đợt cấp, sau đó tự diễn biến khỏi. Hơn nữa đây là bệnh rất hay gặp nên nhiều người chủ quan, thường tự chẩn đoán và tự chữa bệnh. Điều này rất nguy hiểm.
Nhiều người chủ quan với những dấu hiệu ban đầu nên bị biến chứng nguy hiểm. (Ảnh minh họa)
PGS Hùng cho rằng, việc giấu bệnh hoặc tự chữa bệnh, chữa bệnh theo "bác sĩ Google" dẫn đến xuất hiện nhiều ca biến chứng nặng. "Bản thân tôi đã từng phải xử trí tạo hình lại hậu môn cho người bệnh, có người bệnh còn phải dùng hậu môn nhân tạo cả đời vì những biến chứng do giấu bệnh, chữa bệnh ở nơi không đảm bảo an toàn hoặc tự chữa bệnh", PGS Hùng cho hay.
Theo đó, các biến chứng thường gặp của bệnh trĩ là ra máu dẫn đến mất máu, hẹp hậu môn do phẫu thuât ở cơ sở y tế/phòng khám không đảm bảo điều kiện, hoại tử búi trĩ... Theo chia sẻ của bác sĩ, có không ít trường hợp trĩ biến chứng to như quả quýt, quả cam lòi ra ngoài, có biểu hiện hoại tử tím đen do tắc mạch, bệnh tái phát do điều trị không đúng cách hoặc không triệt để.
Các chuyên gia cho rằng, điều trị bệnh trĩ hiện nay không khó khăn, tùy những dạng trĩ khác nhau sẽ có những hướng điều trị khác nhau. Thông thường có 3 hướng điều trị là nội khoa, dùng thủ thuật và cuối cùng là phẫu thuật.
Lê Phương
Theo khampha
Ngủ dậy là tôi đói bụng liền, phải làm sao? Có cách nào 'lấp tạm' cái bụng đói trước khi tập thể dục mà không ảnh hưởng đến kết quả tập luyện cũng như sức khỏe? Nếu có thì đó là những thực phẩm nào, thời gian thích hợp để ăn trước khi tập thể dục? Tập thể dục kết hợp ăn uống đúng cách là vấn đề các bạn trẻ quan tâm...