Người Mỹ tích lũy được 1.800 tỷ USD tiền tiết kiệm trong 11 tháng
Đại dịch COVID-19 đã thổi bay hàng triệu việc làm ở Mỹ, nhưng nó lại có tác động không ngờ tới là tăng tỷ lệ tiền tiết kiệm của người Mỹ, đặc biệt là những người giàu có khi họ buộc phải ở nhà và không thể đi du lịch hay vui chơi giải trí bên ngoài.
Người dân chọn mua hàng sale trong ngày Black Friday tại cửa hàng của hãng Macy ở New York, Mỹ ngày 27/11/2020. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Cùng với việc giảm đáng kể chi tiêu cho các hoạt động giải trí, những khoản trợ cấp từ gói kích thích kinh tế của chính phủ liên quan đến đại dịch COVID-19, trợ cấp thất nghiệp và việc được hoãn trả nợ vay hằng tháng đối với những người có thu nhập thấp đã giúp tài khoản ngân hàng của người dân rủng rỉnh hơn.
Theo số liệu được Barclays và Oxford Economics công bố trong tuần này, người Mỹ đã tích lũy được 1.800 tỷ USD tiền tiết kiệm trong 11 tháng kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát. Gregory Daco, nhà kinh tế trưởng tại Oxford Economics, cho rằng con số này có thể tăng lên 2.500 tỷ USD vào mùa Hè năm nay.
Tỷ lệ tiết kiệm của người Mỹ, ở mức trung bình khoảng 7-8% tổng thu nhập vào thời kỳ trước cuộc khủng hoảng COVID-19, đã tăng vọt lên mức kỷ lục 33% tổng thu nhập vào tháng 4/2020, nhờ gói cứu trợ khổng lồ trị giá 2.200 tỷ USD của chính phủ dành cho các hộ gia đình và doanh nghiệp. Tỷ lệ này được giữ ở mức 13,7% vào cuối tháng 12/2020, nhưng sau đó đã giảm xuống khi các chương trình cứu trợ hết hạn.
Tuy nhiên, tỷ lệ tiết kiệm này đã tăng vọt lên 20,5% vào tháng 1/2021, sau khi việc hỗ trợ 600 USD cho mỗi người dân nhằm xoa dịu những tác động của đại dịch được đưa vào kế hoạch kích thích kinh tế trị giá 900 tỷ USD được Quốc hội Mỹ thông qua vào cuối tháng 12/2020.
Video đang HOT
Theo giới phân tích, tỷ lệ tiền tiết kiệm của người dân Mỹ có thể tăng trở lại vào mùa Xuân này, khi các nhà lập pháp đang xem xét gói cứu trợ trị giá 1.900 tỷ USD của chính quyền Tổng thống Joe Biden.
Nhìn chung, xu hướng tiết kiệm đã làm nổi bật sự chênh lệch giàu nghèo ở Mỹ, khi các hộ gia đình giàu có tiết kiệm nhiều hơn so với các gia đình có thu nhập khiêm tốn, vốn lại là những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng COVID-19 do mất việc làm và chủ yếu sử dụng tiền cứu trợ của nhà nước để chi trả cho cuộc sống.
Những người Mỹ giàu có nói chung có thể duy trì công việc của họ thông qua việc làm từ xa, và thu nhập của họ không đổi trong khi chi tiêu giảm, dẫn đến số tiền tiết kiệm càng cao.
Theo một cuộc khảo sát trên 10.334 người Mỹ của Pew Research Center, công bố ngày 5/3, cứ 10 người Mỹ đươc hỏi thì bốn người (42%) nói rằng họ đã tiêu ít tiền hơn bình thường kể từ khi đại dịch bắt đầu, và điều đó đặc biệt thấy ở những người trưởng thành có thu nhập cao.
Câu hỏi cơ bản đặt ra là liệu tỷ lệ tiết kiệm cao kỷ lục có thúc đẩy hoạt động tiêu dùng ở Mỹ, vốn là động lực của nền kinh tế lớn nhất thế giới (chiếm 2/3 Tổng sản phẩm quốc nội) hay không.
Các nhà kinh tế của Barclays nhận định rằng, chi tiêu của hộ gia đình tại Mỹ sẽ tăng khá nhanh trong năm tới và các hộ gia đình sẽ giảm tiết kiệm tích lũy trong thời gian này.
Gần 90% người Mỹ coi Trung Quốc là 'đối thủ' hoặc 'kẻ thù'
89% người Mỹ trưởng thành coi Trung Quốc là "đối thủ" hoặc "kẻ thù" thay vì "đối tác", khảo sát mới của Pew cho thấy.
Cụ thể, 55% người Mỹ được hỏi mô tả Trung Quốc là đối thủ và 34% coi nước này là kẻ thù, theo kết quả khảo sát được Trung tâm Nghiên cứu Pew công bố hôm 4/3 trong cuộc thăm dò đầu tiên về quan hệ Mỹ - Trung dưới thời Tổng thống Joe Biden.
Chỉ 9% người được khảo sát coi Bắc Kinh là đối tác, tỷ lệ có thể ảnh hưởng đến những nỗ lực hợp tác Mỹ - Trung nhằm giải quyết một số vấn đề như biến đổi khí hậu.
Ngoài ra, 48% người tham gia khảo sát đánh giá việc kiềm chế sức mạnh toàn cầu và tầm ảnh hưởng của Trung Quốc nên là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Mỹ, trong khi tỷ lệ này hồi năm 2018 là 32%.
Quốc kỳ Mỹ và Trung Quốc bên ngoài một tòa nhà ở Bắc Kinh. Ảnh: Reuters .
Tuy nhiên, trong khi Biden tìm cách điều chỉnh mối quan hệ đang ngày càng hỗn loạn giữa hai nước, chỉ 53% người Mỹ tin tưởng ông sẽ đối phó hiệu quả với Trung Quốc, thấp nhất trong số 6 vấn đề chính sách đối ngoại được khảo sát.
Các đảng viên Dân chủ và Cộng hòa có ý kiến khá khác nhau về câu hỏi này. 83% đảng viên Dân chủ và những người độc lập thiên tả bày tỏ niềm tin vào Tổng thống Mỹ trong đối sách với Trung Quốc, cách biệt rõ rệt với 19% đảng viên và những người ủng hộ phe Cộng hòa.
Tổng cộng 2.596 người Mỹ trưởng thành đã tham gia cuộc khảo sát được tiến hành từ ngày 1/2 đến 7/2.
Kể từ khi nhậm chức, Biden đã dịu giọng với Trung Quốc hơn so với cựu tổng thống Donald Trump, nhưng phần lớn không thay đổi các chính sách với Bắc Kinh của người tiền nhiệm, như các đòn áp thuế, tăng cường hiện diện quân sự trên Biển Đông, tiếp tục lên án chính sách của Bắc Kinh với Đài Loan và Hong Kong.
Trong bài phát biểu quan trọng đầu tiên về chính sách đối ngoại trên cương vị mới hôm 3/3, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết việc xử lý mối quan hệ với Trung Quốc là "phép thử địa chính trị lớn nhất của thế kỷ 21".
Biden xây đội ngũ cứng rắn với Trung Quốc Bài toán ngân sách với kế hoạch 'chống Trung Quốc' của Mỹ 'Quà Tết' Biden tặng Tập Cận Bình
Mỹ đề xuất luật đánh thuế Jeff Bezos 5 tỷ USD/năm Dự luật Thuế Siêu giàu do các nghị sĩ Dân chủ đề xuất có thể khiến tỷ phú Jeff Bezos phải nộp cho chính phủ Mỹ 5,7 tỷ USD tiền thuế năm 2020. Một nhóm nghị sĩ Dân chủ ở Thượng viện và Hạ viện cùng thượng nghị sĩ độc lập Bernie Sanders hôm 1/3 đề xuất Đạo luật Thuế Siêu giàu, áp...