Người Mỹ rệu rã vì nắng nóng kỷ lục
Các thành phố Portland, bang Oregon và Seattle, bang Washington đang trải qua đợt nắng nóng lịch sử, khiến nhiều người phải điều trị y tế.
Ba người phụ nữ mệt mỏi vì nắng nóng khi tham gia cuộc diễu hành Pride ủng hộ người đồng tính ở Seattle trong đợt nắng nóng kỷ lục.
Seattle hôm 26/6 ghi nhận mức 102 độ F (gần 39 độ C), nhiệt độ cao nhất từng được ghi nhận trong tháng 6 và cao thứ hai trong bất kỳ tháng nào tại thành phố này. Nhiệt độ được dự báo tăng từ 27/6 sang tuần này.
Hai thiếu niên giải nhiệt dưới lều phun sương tại hội chợ ở thành phố Anderson, bang California.
Cơ quan Thời tiết Quốc gia Mỹ (NWS) đã phát cảnh báo nắng nóng với các bang Washington và Oregon, cùng một số khu vực thuộc bang Idaho, Wyoming và California, do nhiệt độ tăng đột ngột trong ngày 26-27/6 và cả tuần này.
Người dân cắm trại làm nơi tránh nóng gần công viên Laurelhurst ở thành phố Portland. Họ liên tục phun nước lên mái lều để làm mát.
Portland hôm 26/6 tăng mức nhiệt lên cao nhất sau hơn 80 năm, lên 108 độ (42 độ C), phá vỡ kỷ lục 107 độ F năm 1981.
Một dãy lều tránh nóng xếp dọc đại lộ Wheeler khi nhiệt độ tăng ở Portland.
Video đang HOT
Nhân viên y tế điều trị cho người đàn ông bị sốc nhiệt ở thành phố Salem, bang Oregon.
Người dân đi tránh nóng tại trung tâm hội nghị Oregon ở thành phố Portland.
Người phụ nữ đắp khăn lạnh lên trán và ngực để làm mát cơ thể tại trung tâm cộng đồng Sunrise Center ở thành phố Gresham, bang Oregon.
Tình nguyện viện tại văn phòng về người vô gia cư ở Portland chuyển các chai nước lên xe, chuẩn bị đi phân phát trên đường phố.
Người dân ngồi trong một căn phòng làm mát ở thành phố Anderson, bang California.
Một quán cà phê ở Portland đóng cửa sớm vì nắng nóng.
Đợt nắng nóng diễn ra sau khi chính phủ Mỹ công bố số liệu cho thấy 88% diện tích miền tây nước này đang trong tình trạng hạn hán do biến đổi khí hậu ngày càng tồi tệ. Mực nước các hồ chứa ở mức thấp nhất lịch sử, giới chức toàn khu vực đã ban hành quy định hạn chế sử dụng nước.
Đồ uống trên kệ gần như trống rỗng tại một siêu thị ở Portland.
Giới chuyên gia lo ngại hạn hán do biến đổi khí hậu làm cạn các hồ chứa và góp phần khiến mùa cháy rừng diễn ra sớm hơn.
Cặp song sinh chơi đùa cùng vòi nước dưới cái nóng kỷ lục trong một công viên ở Seattle.
Người mẹ bên cạnh các con đang nghịch nước trong công viên ở Seattle.
Kristie Ebi, chuyên gia về hiện tượng nóng lên toàn cầu, cho biết hiệu ứng “vòm nhiệt” quy mô lớn sẽ thường xuyên xuất hiện tại khu vực tây bắc Thái Bình Dương trong tương lai, khi biến đổi khí hậu tái định hình các mô hình thời tiết trên toàn thế giới.
Biểu tình, đập phá trụ sở đảng Dân chủ
Người biểu tình đập phá cửa sổ trụ sở đảng Dân chủ tại Portland, đốt quốc kỳ ở Denver, phá hoại ở Seattle, vài giờ sau khi Biden nhậm chức.
Một nhóm biểu tình mang biểu ngữ chống tân Tổng thống Joe Biden và chống cảnh sát tuần hành ở Portland, bang Oregon, hôm 20/1 đã phá hoại trụ sở đảng Dân chủ tại Oregon.
"Chúng tôi không muốn Biden, chúng tôi muốn báo thù", là một trong số nhiều biểu ngữ như "cảnh sát giết người" và" chiến tranh đế quốc" mà nhóm biểu tình mang theo.
Người biểu tình ủng hộ phong trào Black Lives Matter đối đầu với cảnh sát sau lễ nhậm chức của Biden tại Portland, bang Oregon, hôm 20/1. Ảnh: Reuters
Nhóm người đập vỡ kính cửa sổ, phun sơn biểu tượng chủ nghĩa vô chính phủ tại trụ sở của đảng. Cảnh sát cho hay đây là một trong ít nhất 4 nhóm có kế hoạch tụ tập tại thành phố vào Ngày Nhậm chức. Lúc cao điểm, nhóm lên tới 200 người.
Cảnh sát thành phố thông báo trên Twitter, cho hay cảnh sát xe đạp đã đi vào đám đông, tìm kiếm kẻ mang vũ khí và thu giữ gậy gộc dán biểu ngữ có thể sử dụng làm vũ khí. Đám đông vây quanh các sĩ quan, ném đồ vật vào người họ, buộc cảnh sát phải sử dụng đạn khói để thoát ra ngoài.
Một nhóm khác khoảng 150 người tụ tập lúc 17h tại Đông bắc Portland, nghe diễn giả nói về sự tàn bạo của cảnh sát. Người biểu tình hô hào ủng hộ phong trào Black Lives Matter (BLM - Mạng người da màu quan trọng) trong khi kêu gọi chính quyền ban hành chính sách tiến bộ hơn.
"Hôm nay là một ngày lịch sử", một diễn giả nói. "Bởi hôm nay là ngày chúng ta đá đít Trump. Nhưng chúng ta cũng phải đối mặt sự phản kháng. Cuộc chiến chỉ mới bắt đầu".
Cách cuộc biểu tình một dãy phố, một chiếc xe bị lật ngược, chưa rõ ai thực hiện. Người biểu tình chạy tới hiện trường, kéo một bé gái cùng mẹ khỏi chiếc xe. Không ai bị thương nghiêm trọng.
Portland là nơi thường xuyên xảy ra biểu tình, nhiều cuộc bùng phát thành đụng độ bạo lực giữa cảnh sát và người biểu tình, từ sau vụ cảnh sát da trắng ghì chết George Floyd, người đàn ông da màu tại Minneapolis hồi tháng 5/2020. Mùa hè năm ngoái, nơi này ghi nhận hơn 100 ngày biểu tình liên tục.
Tại Denver, bang Colorado, khoảng 100 người biểu tình cánh tả và người ủng hộ phong trào BLM đã xuống đường và tụ tập gần Tòa nhà Đại hội bang Colorado để phản đối tân tổng thống, trong khi những người khác mang theo biểu ngữ chống phát xít lên án Biden và cựu tổng thống Donald Trump.
Ít nhất hai người đã bị bắt vì tội mang vũ khí khi đốt quốc kỳ Mỹ. Các cuộc biểu tình do một nhóm nhỏ chống phát xít tổ chức, tuần hành từ công viên Cheesman tới trụ sở chính quyền bang. Người biểu tình chỉ trích cả đảng Dân chủ và Cộng hòa, đồng thời chỉ trích tình trạng bạo lực ở cảnh sát và tình trạng phân biệt chủng tộc khắp nước Mỹ.
Người biểu tình cũng tuần hành và đốt quốc kỳ Mỹ ở Seattle, bang Washington, hôm 20/1. Thành phố này là nơi xảy ra các cuộc đụng độ ác liệt giữa cảnh sát và người biểu tình sau cái chết của Floyd năm ngoái. Nhóm biểu tình lần này không lớn, một số người bị bắt vì phá hoại tài sản và hành hung người.
Cảnh sát Seattle cho hay đang theo dõi nhóm khi người biểu tình tuần hành qua nhiều tuyến phố. Cảnh sát đã đăng ảnh chụp cửa sổ bị đập phá tại Tòa án liên bang William Kenzo Nakamura.
Cửa sổ trụ sở đảng Dân chủ tại Portland bị đập phá hôm 20/1. Ảnh: AP
Trong khi đó tại Sacramento, bang California, hàng chục thành viên nhóm chống phát xít Antifa, một số cầm gậy và khiên, diễu hành qua đường phố. Họ hô vang khẩu hiệu chỉ trích Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ (ICE), giơ biểu ngữ đòi "Loại bỏ ICE".
Trong thông báo đăng trên trang web của nhóm ở Sacramento, "việc thay một con bù nhìn khác vào ngày 20/1 không quan trọng với chúng tôi. Nó không có tác dụng chống lại chính quyền da trắng thượng đẳng mà Mỹ đã xây dựng, cũng không có tác dụng trong việc ngăn cản các dự án của người da trắng thượng đẳng".
"Dù không quan tâm tới thiệt hại xảy ra với Đồi Capitol ngày 6/1, nhưng chúng tôi nhận ra đó là sự bùng phát của cơn thịnh nộ phân biệt chủng tộc đã được xây dựng và hình thành có tổ chức suốt nhiều năm".
Đa số người biểu tình mặc đồ đen, trong khi một số khác mang theo biểu ngữ ủng hộ phong trào BLM. Cảnh sát Sacramento cho hay người biểu tình đã lật đổ hàng rào trước Văn phòng Biện lý quận Sacramento.
Canada coi nhóm cực hữu ủng hộ Trump là 'khủng bố' Canada thông báo liệt Proud Boys, nhóm cực hữu từng rất ủng hộ cựu tổng thống Trump, cùng 12 nhóm khác vào danh sách tổ chức khủng bố. "Các hành động và giọng điệu bạo lực của họ được thúc đẩy từ tư tưởng da trắng thượng đẳng, bài Do Thái, phân biệt chủng tộc, kỳ thị người đồng giới, thù ghét Hồi...