Người Mỹ mua lại số khẩu trang Trung Quốc dành cho Pháp với giá đắt gấp 3 lần
Ở Trung Quốc, ngay trước lúc hàng được xếp lên máy bay, người Mỹ đã giành mua một lượng lớn khẩu trang dành cho các bệnh viện và viện dưỡng lão ở Pháp, ông Renaud Muselier, Chủ tịch Hội đồng vùng Provence-Alpes-Côte d’Azur của Pháp cho biết.
Ông Muselier giải thích rằng chính quyền địa phương đã trả tiền đặt mua vài triệu khẩu trang từ các nhà sản xuất Trung Quốc, hàng đã sẵn sàng để chuyển đi, nhưng vào giây phút cuối cùng lại có chuyện xảy ra.
“Sáng nay, tại một bến bốc xếp hàng ở Trung Quốc, một đơn đặt hàng của Pháp đã bị mua lại bằng đô la Mỹ tiền mặt và chiếc máy bay lẽ ra phải bay đến Pháp đã bay thẳng đến Mỹ”, chính trị gia nói trên sóng truyền hình RT France.
tiết lộ chi tiết về những gì đã xảy ra. Tuy nhiên các nguồn tin của báo đã xác nhận thông tin và cho biết thêm rằng người Mỹ đang mua vét khẩu trang trên khắp thế giới với bất kỳ giá tiền nào.
“Họ trả gấp đôi và bằng tiền mặt, thậm chí không cần xem hàng. Chúng tôi không thể cho phép mình làm điều ấy”, một trong những nguồn tin cho biết, sau khi nói thêm rằng người Pháp thường thanh toán đơn đặt hàng khi nhận được hàng.
Video đang HOT
Nguồn tin từ hội đồng vùng Nouvelle-Aquitaine mô tả sự việc xảy ra ở Trung Quốc giống như “một sự hỗn loạn về logistic”. Ông phàn nàn rằng đã vài lần ông phải chuyển số hàng đã đặt tới những thành phố khác nhau ở Trung Quốc, bởi vì các sân bay vận tải hàng hóa đã chật cứng.
Ngoài ra, ông cho biết Mỹ mua hàng tỷ chiếc khẩu trang, đó là lý do vì sao các đơn đặt hàng tương đối nhỏ từ châu Âu luôn xếp ở cuối hàng.
Theo Liberation, chính quyền các vùng không hài lòng với chính sách của chính phủ về việc cung cấp trang thiết bị bảo hộ cho các địa phương, vì vậy nhiều nơi buộc phải tự cung cấp. Tổng cộng, các địa phương của Pháp đã đặt hàng khoảng 60 triệu khẩu trang.
Nguồn tin từ Hội đồng vùng Nouvelle-Aquitaine cho biết các địa phương thường xuyên trao đổi cho nhau mối liên lạc với các nhà cung cấp, tuy nhiên vẫn có nguy cơ gặp phải những kẻ lừa đảo, cũng như các công ty đáng ngờ có tài khoản ngoại biên (offshore).
Văn Giang
Mỹ cảnh báo hai cuộc chiến thương mại tiếp theo
Thuế kỹ thuật số của Pháp đã làm thổi bùng lên sự tức giận của người Mỹ, cảnh báo cuộc chiến thương mại mới.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Stephen Mnuchin mới đây đã cảnh báo các quốc gia châu Âu đang chuẩn bị áp thuế kỹ thuật số sẽ có thể trở thành nạn nhân của cuộc chiến tranh thương mại mới.
Pháp đã định đánh thuế kỹ thuật số nhưng đối mặt chiến tranh thương mại với Mỹ và buộc phải trì hoãn.
Cụ thể, ông Mnuchin ca ngợi việc Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đồng ý hoãn ban hành thuế kỹ thuật số - một động thái được cho là nhằm đến các công ty công nghệ Mỹ - cho đến cuối năm nay. Bộ trưởng Mỹ đồng thời kêu gọi Ý và Anh cũng nên noi gương Pháp trước khi thực sự có một cuộc chiến thương mại nổ ra.
Theo ông Mnuchin, việc trì hoãn thuế kỹ thuật số ở Pháp như là việc khởi đầu của giai đoạn giải quyết tranh chấp thương mại.
Ngoài Ý và Anh được đề cập trực tiếp bởi ông Mnuchin, Cộng hòa Séc cũng được cho là nằm trong tầm ngắm của Washington. Theo tờ báo địa phương Hospodá"5;ské noviny, Chính phủ nước này đang có kế hoạch phê duyệt một loại thuế tương tự thuế kỹ thuật số của Pháp từ cuối năm 2019. Các quan chức Mỹ đã cảnh báo Cộng hòa Séc về những thiệt hại nghiêm trọng, sẽ mất hàng tỷ USD nếu thực hiện động thái như vậy.
Hơn nữa, việc áp thuế kỹ thuật số có thể sẽ được áp dụng ở toàn châu Âu chứ không phải ở một nước đơn lẻ. Điều này sẽ khiến các nỗ lực đe dọa, gây sức ép của Mỹ với từng thành viên EU không còn giá trị.
Mới đây, Cao ủy châu Âu về vấn đề thị trường nội địa Thierry Breton khẳng định rằng thuế kỹ thuật số sẽ sớm áp dụng không phải ở từng nước đơn lẻ mà ở cấp độ toàn châu Âu. Dẫu vậy, ông Breton không tiết lộ thời điểm thuế này được ban hành.
Thuế kỹ thuật số được cho sẽ trở thành xu hướng trên thế giới do tính phức tạp từ loại hình cung cấp Internet hiện tại. Tại Pháp, loại thuế này được gọi là GAFA - viết tắt từ tên các tập đoàn Google, Apple, Facebook và Amazon. Đây là những tập đoàn Mỹ lớn nhất về vốn hóa, chỉ đứng sau mỗi Tập đoàn dầu mỏ Saudi Aramco của Saudi Arabia dẫn đầu thế giới. Pháp quyết định áp thuế 3% đối với doanh thu từ các dịch vụ kỹ thuật số của các công ty ở Pháp.
Sau các đe dọa đánh thuế hàng nhập khẩu Pháp vào Mỹ trị giá 2,4 tỷ USD, hôm 20/1, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Tổng thống Mỹ Donald Trump nhất trí hoãn cuộc chiến thuế quan đến cuối năm 2020 và tiếp tục đàm phán tại Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) về thuế dịch vụ kỹ thuật số trong giai đoạn tới.
Một quan chức ngoại giao Pháp ngày 20/1 chia sẻ với hãng tin Reuters: "Họ đã nhất trí cho các cuộc đàm phán một cơ hội đến cuối năm nay. Trong thời gian đó, sẽ không có các đòn thuế ăn miếng trả miếng".
Nhà Trắng cũng xác nhận thông tin trên trong thông báo cùng ngày.
Việc trì hoãn thuế kỹ thuật số với Pháp chưa rõ có thể tác động đến các nước châu Âu khác hay không song Washington vẫn gửi đi cảnh báo trước. Ý, Anh, Cộng hòa Séc hay bất cứ quốc gia châu Âu nào cũng đều có thể nằm trong tầm ngắm.
Hải Lâm
Theo baodatviet.vn
Tổng thống Rouhani: Đòn trừng phạt của Mỹ chỉ khiến Iran 'hùng mạnh hơn' Tổng thống Iran Hassan Rouhani ngày 16/1 nhấn mạnh rằng Tehran đang nỗ lực hàng ngày "nhằm ngăn chặn đối đầu quân sự hoặc chiến tranh" và "Chúng tôi đang làm giàu urani nhiều hơn trước khi đạt thỏa thuận (bất chấp) sức ép gia tăng". Tổng thống Iran Hassan Rouhani cho biết nước này đang làm giàu urani ở mức nhiều hơn...