Người Mỹ giàu lên nhanh chóng: Khủng hoảng báo trước
Tài sản của các hộ gia đình Mỹ hiện đang vượt 100.000 tỷ USD nhưng báo hiệu một cuộc khủng hoảng mới.
Business Insider mới đây dẫn số liệu từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho biết, tổng tài sản của các hộ gia đình Mỹ tính đến hết quý I/2018 đạt 100.800 tỷ USD, cao kỷ lục.
Kịch bản tương tự như năm 2000 và năm 2007
ADVERTISEMENT
Nhưng tốc độ tăng trưởng đã chậm lại còn 3,3% so với 4,6% trong quý IV/2017 do khu vực phía Nam nước Mỹ đang phải khắc phục hậu quả của hàng loạt cơn bão, khiến những gia đình phải sửa chữa đồ dùng gia đình của họ.
Dẫu tin tức này là tin vui, các chuyên gia tài chính vẫn cảnh báo viễn cảnh không mấy tươi sáng.
Chuyên gia Russ Mould, Giám đốc đầu tư tại Công ty AJ Bell nhận định, trong lịch sử khủng hoảng kinh tế Mỹ đã chứng kiến những dấu hiệu tương tự vào năm 2000 và năm 2007.
Video đang HOT
Tài sản của các hộ gia đình Mỹ đang rất cao nhưng nếu so với thu nhập thực tế của người dân Mỹ thì nó đang cho thấy bất ổn, có thể là một bong bóng khủng hoảng mới.
Khối tài sản ròng này được tính bằng cách lấy giá trị của tổng tài sản như chứng khoán và bất động sản trừ đi các nghĩa vụ nợ như nợ vay thế chấp nhà và nợ thẻ tín dụng.
Sự đi lên của thị trường cổ phiếu và địa ốc được xem là những nhân tố chính đẩy tài sản của người Mỹ vượt qua mức đỉnh thiết lập trước thời kỳ suy thoái kinh tế. Trong năm 2017, các hộ gia đình Mỹ đã chứng kiến tài sản ròng của họ tăng lên mức lớn gấp 7 lần thu nhập khả dụng.
“ Giá trị tài sản hộ gia đình không thể phát triển nhanh hơn nhiều so với thu nhập… ” – ông Mould cho biết.
Khủng hoảng tài chính từ giá trị tài sản hộ gia đình tăng cao bất thường
Trong khi đó, các cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây ở Mỹ đều có một phần nguyên nhân từ giá trị tài sản gia tăng và tỷ lệ tiết kiệm thấp.
“Sự chênh lệch chủ yếu do sự gia tăng giá trị của các tài sản tài chính và tài sản khác như cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản, và thậm chí xe sang, rượu quý. Và đến một thời điểm một cuộc sụp đổ sẽ diễn ra trên các thị trường tài chính”, chuyên gia Mould nói.
Theo baodatviet.vn
Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới tiếp theo sẽ xảy ra vào năm 2020?
Đó là dự báo mới đây được đưa ra bởi ngân hàng hàng đầu nước Mỹ JPMorgan Chase & Co.
Ảnh Internet
Tròn một thập kỷ sau sự sụp đổ của ngân hàng đầu tư Lehman Brothers đã gây ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, các chiến lược gia tại JPMorgan Chase đã thiết lập mô hình dự báo về thời điểm và mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng tiếp theo. Và họ cho rằng các nhà đầu tư nên cảm thấy lo lắng vào năm 2020.
Mặc dù, theo JPMorgan Chase, cuộc khủng hoảng tiếp theo này có thể sẽ ít gây tác động tiêu cực hơn so với những cuộc khủng hoảng trước. Song sự suy giảm thanh khoản của thị trường kể từ sau cơn địa chấn tài chính 2008 đã trở thành một yếu tố khó lường.
Mô hình dự báo của JPMorgan Chase tính toán ra kết quả dựa trên quãng thời gian tăng trưởng kinh tế, độ dài dự báo của cuộc suy thoái tiếp theo, mức độ vay nợ, định giá tài sản, mức độ giảm điều tiết cũng như những bước tiến sáng tạo trong ngành tài chính.
Theo chiến lược gia Marko Kolanovic thuộc JPMorgan Chase, sự thay đổi lớn trong công cụ đầu tư, từ quản lý tài sản chủ động sang thụ động - thông qua sự gia tăng của các quỹ chỉ số, quỹ giao dịch hoán đổi và các chiến lược giao dịch dựa trên định lượng - đã khiến cho rủi ro thị trường bị gián đoạn tăng lên.
Các tài khoản đầu tư được quản lý chủ động hiện chỉ chiếm khoảng 1/3 lượng tài sản cổ phiếu đang trong tay các công ty quản lý tài sản, theo ước tính của JPMorgan Chase. Sự thay đổi này đã "loại bỏ một lượng thanh khoản lớn sẵn sàng được dùng để mua cổ phiếu giá rẻ và ngăn chặn sự gián đoạn của thị trường", JPMorgan Chase nhận định.
Điểm tích cực của đợi sụt giảm gần đây là tài sản tại các nước mới nổi đã rẻ đi trong năm nay, chính vì vậy nếu có khủng hoảng, chắc chắn những cú sốc giá trị tài sản sụt giảm sẽ ít đi, JPMorgan Chase cho hay.
Một số dự báo JPMorgan Chase đưa ra về cuộc khủng hoảng tài chính thế giới có thể xảy ra vào năm 2020:
- Thị trường chứng khoán Mỹ giảm khoảng 20%.
- Giá năng lượng giảm 35% và giá kim loại cơ bản giảm 29%.
- Các thị trường chứng khoán mới nổi giảm 48%, tỷ giá đồng tiền các quốc gia mới nổi giảm hơn 14%.
Hoàng Hải (Theo báo chí nước ngoài)
7 nền kinh tế mới nổi có thể đối mặt nguy cơ khủng hoảng tỷ giá Trong một phân tích mới được công bố, Tập đoàn tài chính Nhật Bản Nomura Holdings cho rằng hiện có 7 nền kinh tế mới nổi đối mặt với nguy cơ cao xảy ra khủng hoảng tỷ giá hối đoái. Đồng tiền của nhiều nền kinh tế mới nổi đã giảm giá mạnh trong năm nay. Nguồn: Internet Hãng tin Bloomberg dẫn báo...