Người Mỹ, EU thích ăn cá tra, vì sao người Việt ít mặn mà?
Với khoảng trên 6.200ha nuôi, mỗi năm chúng ta đạt sản lượng 1,72 triệu tấn cá tra với kim ngạch xuất khẩu đạt 2 tỷ USD. Đây là ngành hàng thủy sản có lợi thế cạnh tranh cao khi xuất khẩu đi 150 nước và được các thị trường khó tính như Mỹ, EU… tin dùng. Thế nhưng, người tiêu dùng trong nước lại chưa mặn mà, ít dùng.
Từ ngày 9-12/6, tại Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp, số 489 Hoàng Quốc Việt ( Cầu Giấy, Hà Nội) sẽ diễn ra Phiên chợ các sản phẩm thủy sản năm 2020 tại Hà Nội, trong đó có sự kiện “Kết nối sản xuất – tiêu thụ nội địa các sản phẩm cá tra”, diễn ra vào 15h ngày 9/6.
Từ cá tra hiện đã chế biến ra khoảng 85 sản phẩm, cho giá trị gia tăng cao.
Với nỗ lực đưa cá tra đến với người tiêu dùng nội địa, 3 năm qua, ông Lê Văn Việt, Giám đốc HTX Sản xuất và thương mại Xuyên Việt (Gia Lộc, Hải Dương) đã đưa cá tra từ Nam ra Bắc gây nuôi để bán cá tra tươi sống vào các chợ đầu mối và cá tra cắt khúc, cá tra nguyên con dạng ướp lạnh tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội và các địa phương lân cận.
“Thực ra cá tra có thể nuôi và bán ở thị trường nội địa được. Giống như cá rô phi ngày xưa không mấy người ăn, nhưng bây giờ ăn rất nhiều. Con cá tra có lợi thế hơn khi sử dụng linh hoạt, đặc biệt tốt cho trẻ nhỏ và người già về mặt dinh dưỡng cũng như chất lượng để chúng ta làm thương hiệu ở trong nước” – ông Việt chia sẻ.
Theo ông Việt, với thói quen dùng cá tươi sống và đặc biệt người dân ở miền Bắc chưa quan tâm và ít sử dụng cá tra, nên ông đã quyết định đưa cá tra ra Hải Dương nuôi. Cá nuôi phát triển bình thường, chỉ đến mùa đông thì cá chậm lớn hơn. Hiện tại, ông đang duy trì sản lượng cá tra khoảng 100-200 tấn.
Sản phẩm chế biến từ cá tra, có giá trị rất cao đang được nhiều nước khó tính như Mỹ, EU… tin dùng.
“Mới đầu mọi người không quan tâm nhiều và ít sử dụng. Khi tôi đưa cá vào thị trường, rồi các siêu thị thì phản ứng của người tiêu dùng đối với cá tra tốt dần lên, sản lượng tiêu thụ đẩy lên. Tính trung bình tất cả hệ thống tiêu thụ ở thị trường Hà Nội, 1 tháng có thể tiêu thụ 300-500 tấn cá tra” – ông Việt nói.
Theo Bộ NN&PTNT, trong năm 2019 và đặc biệt là những tháng đầu năm 2020, ngành hàng cá tra đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức khi sản lượng nuôi cá tra tăng nhanh từ năm 2018 dẫn đến dư nguồn cung, khiến giá cá tra nguyên liệu giảm mạnh từ cuối tháng 3/2019 đến nay.
Video đang HOT
Đặc biệt, theo VASEP, dịch Covid-19 gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh ngành thủy sản, khiến xuất khẩu thủy sản liên tục sụt giảm trong những tháng đầu năm. Theo đó giảm mạnh ở thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc trong 2 tháng đầu năm.
Từ tháng 3 dịch Covid bùng phát ở các nước EU và Mỹ khiến xuất khẩu sang những thị trường này bị đình trệ. Đến tháng 5, xuất khẩu cá tra đang hồi phục dần so với tháng 4, tuy nhiên so với cùng kỳ ngoái vẫn thấp hơn 15% và kết quả sau 5 tháng ước đạt gần 600 triệu USD, giảm 24%.
Trước tình hình này, ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, theo kế hoạch tổ chức các sự kiện, hội chợ kết nối cung – cầu, tiêu thụ thủy sản hàng năm của Bộ NN&PTNT, từ ngày 9-12/6, tại Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp, số 489 Hoàng Quốc Việt (Cầu Giấy, Hà Nội) sẽ diễn ra Phiên chợ các sản phẩm thủy sản năm 2020 tại Hà Nội, trong đó có sự kiện “Kết nối sản xuất – tiêu thụ nội địa các sản phẩm cá tra”, diễn ra vào 15h ngày 9/6.
Đây là cơ hội để cho các mặt hàng thủy sản của Việt Nam được giới thiệu đến người tiêu dùng và đặc biệt là người tiêu dùng ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. “Ngay sau khi giãn cách xã hội do dịch Covid-19 đã hết, để đảm bảo chỉ đạo của Thủ tướng về duy trì phòng chống dịch bệnh nhưng vẫn đáp ứng được tăng trưởng, Bộ NN&PTNT trực tiếp Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đã làm việc với các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra, Hiệp hội Cá tra Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam để bàn giải pháp duy trì ổn định sản xuất và tăng cường thúc đẩy tiêu thụ trong nước và xuất khẩu” – ông Luân khẳng định.
Theo ông Luân, mục tiêu Bộ tổ chức sự kiện “Kết nối sản xuất – tiêu thụ nội địa các sản phẩm cá tra” là để các các nhà sản xuất, xuất khẩu cá tra chính hiện nay ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có cơ hội để giới thiệu hàng trăm các sản phẩm chế biến từ con cá tra hiện nay đến người tiêu dùng ở khu vực Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.
Dự kiến, trong dịp này sẽ có những ký kết hợp tác giữa Tập đoàn Sao Mai với Central Group, Vinmart với Tập đoàn Nam Việt; Công ty Hùng Cá với Công ty Thương mại Hapro; hợp tác tiêu thụ cá tra giữa HTX Sản xuất và thương mại Xuyên Việt với Tập đoàn Central Group; Ký kết giữa Công ty TNHH Hùng Cá và Hiệp hội nông nghiệp Bắc Ninh để đưa cá tra vào các KCN.
“Thông qua lễ ký kết này, chúng tôi hy vọng có những doanh nghiệp cùng với các cơ sở tiêu thụ chính ở phía Bắc, như Hapro, hệ thống Vinmart của Tập đoàn Masan, Central Group, những đơn vị hiện nay đang duy trì hệ thống siêu thị lớn trên cả nước, làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp để đưa các mặt hàng cá tra của chúng ta vào trong hệ thống siêu thị này.
Bên cạnh đó, chúng tôi có tổ chức kết nối giữa các doanh nghiệp sản xuất, chế biến cá tra ở ĐBSCL trực tiếp kết nối với các KCN ở các tỉnh phía Bắc để giới thiệu và đưa sản phẩm cá tra vào các KCN cũng như vào các bếp ăn trường học để thúc đẩy tiêu thụ trong nước để tất cả người Việt Nam đều được thưởng thức và tự hào về con cá tra của Việt Nam” – ông Luân chia sẻ.
Hiện nay, nói đến cá tra, giờ không chỉ là giá trị dinh dưỡng đơn thuần của miếng cá tra phile nữa, mà hiện đang có nhiều sản phẩm chế biến giá trị gia tăng, ví dụ cá giả lươn, cá tẩm bột, xúc xích…, tức là có rất nhiều sản phẩm từ cá tra đã được chế biến. Có doanh nghiệp chế biến hơn 50 sản phẩm; còn tính chung từ con cá tra đã làm ra khoảng 85 sản phẩm.
Ông Dương Quốc Nghĩa, Chủ tịch Hiệp hội cá tra Việt Nam cho rằng, về mặt dinh dưỡng, cá tra là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe với hàm lượng đạm và các loại dinh dưỡng, đặc biệt cá tra có Omega 3. Đặc biệt, giá bán các sản phẩm cá tra so với các loại thịt và cá ở mức giá rẻ. “Hàng ngon, đảm bảo dinh dưỡng, giá rẻ, có sao vướng mắc cái gì thị trường nội địa còn hạn chế? Khắc phục những hạn chế ở thị trường nội địa thì đây sẽ là kênh tiêu thụ vô cùng quan trọng và ổn định” – ông Nghĩa khẳng định.
Nông nghiệp chủ động "đón sóng" thị trường sau dịch Covid-19
Mặc dù gặp nhiều khó khăn do tác động của dịch Covid-19 nhưng ngành nông nghiệp vẫn đang nỗ lực từng ngày để vượt qua khó khăn, thể hiện vai trò trụ đỡ của nền kinh tế trong gian khó. Theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường (ảnh), đây cũng là lúc mỗi ngành, mỗi lĩnh vực phải tự đổi mới.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường.
Xin Bộ trưởng cho biết, tác động lớn nhất của dịch Covid - 19 đối với ngành nông nghiệp là gì?
- Dịch Covid-19 đã có những tác động đến nhiều mặt của đời sống và nền kinh tế, ngành nông nghiệp cũng không ngoại lệ. Sự đứt gãy trong chuỗi cung ứng do các nước tăng cường các biện pháp kiểm soát đã khiến việc tiêu thụ nhiều mặt hàng nông sản gặp khó khăn.
Theo thống kê, trong tháng 3/2020, kim ngạch xuất khẩu nông sản ước đạt 3,5 tỷ USD, giảm 3,2% so với tháng 3/2019 nhưng tăng 16,6% so với tháng 2/2020; trong đó, giá trị xuất khẩu nhóm nông sản chính đạt gần 1,6 tỷ USD, lâm sản chính đạt gần 1,1 tỷ USD, thủy sản đạt 549 triệu USD và chăn nuôi đạt 43 triệu USD...
Các địa phương đang tăng tốc phát triển nông nghiệp để phục vụ xuất khẩu khi thị trường phục hồi. (Ảnh: Nông dân Hưng Yên thu hoạch nhãn). Ảnh: K.L
Như vậy, tính chung, quý I/2020, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 9,06 tỷ USD, tương đương cùng kỳ năm 2019. Trong đó, nhóm nông sản chính ước đạt 4,2 tỷ USD, giảm 3,1%; lâm sản chính đạt 2,8 tỷ USD, tăng 16,13%; thủy sản ước đạt 1,5 tỷ USD, giảm 14,0%; chăn nuôi ước đạt 109 triệu USD, giảm 21,8%.
Bên cạnh nhiều mặt hàng xuất khẩu giảm kim ngạch, vẫn có một số loại nông sản vẫn giữ vững đà tăng trưởng trong quý I/2020 như xuất khẩu gạo đạt 1,7 triệu tấn (tăng 19,9%), giá trị đạt 774 triệu USD (tăng 27,8%); gỗ và sản phẩm gỗ đạt 2,62 tỷ USD (tăng 15,9%)...
Đáng chú ý, trong bối cảnh dịch Covid-19, thị phần xuất khẩu của Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể. Theo đó, Mỹ chiếm thị phần lớn nhất với kim ngạch xuất khẩu đạt 2,1 tỷ USD, tăng 18% và chiếm 23,2% thị phần; tiếp đến là Trung Quốc ước đạt 1,9 tỷ USD, giảm 19,4% so với cùng kỳ và chiếm 21,4% thị phần.
Bộ đã có những giải pháp gì để đạt được mục tiêu quan trọng vừa đảm bảo đủ lương thực thực phẩm cho 100 triệu dân, vừa chuẩn bị hàng hóa để đến khi có tín hiệu thị trường thì đẩy mạnh xuất khẩu, thưa Bộ trưởng?
- Trong bối cảnh hạn hán, xâm nhập mặn vô cùng nghiêm trọng, ranh mặn còn lớn hơn cả kỷ lục của vụ đông xuân 2015 - 2016, vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã có một vụ đông xuân thắng lợi, năng suất bình quân đạt 6,9 tấn/ha, thể hiện sự nỗ lực, sáng tạo của các doanh nghiệp và nông dân.
Bên cạnh đó, năng suất của 310.000ha lúa khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên cũng rất tốt, 7 tấn/ha; khu vực Đông Nam Bộ năng suất lúa bình quân đạt 5,9 tấn/ha. Diện tích lúa đông xuân từ Thừa Thiên - Huế trở ra với khoảng 1,2 triệu ha cũng đang trong giai đoạn làm đòng, tuy vài nơi xuất hiện sâu bệnh nhưng nhìn chung lúa phát triển tốt.
Chúng ta đã có những thắng lợi trong vụ 1, với sản lượng thóc khoảng 20 triệu tấn, giờ là lúc dồn lực cho vụ đông xuân ở các tỉnh phía Bắc, vụ hè thu, thu đông ở các tỉnh phía Nam để làm sao đạt được 2 mục tiêu song song, vừa đảm bảo lương thực cho 100 triệu dân, vừa có dư 6,5 - 6,7 triệu tấn gạo để phục vụ xuất khẩu.
Hiện, chúng tôi đang dồn trọng tâm cho vụ lúa đông xuân ở các tỉnh phía Bắc bởi đây là vụ quyết định 60% sản lượng, trong đó 80% phục vụ nhu cầu tại chỗ, trong bối cảnh dịch Covid-19 thì nhiệm vụ đảm bảo sản lượng lúa vụ đông xuân ở miền Bắc càng quan trọng.
Bộ trưởng đánh giá như thế nào về việc cung ứng lương thực, thực phẩm cho người dân và phương án để đảm bảo mục tiêu xuất khẩu?
-Trong đại dịch Covid-19, việc tác động đến nền kinh tế là khó tránh khỏi, nhưng nếu làm tốt, nông nghiệp sẽ cung ứng đủ 2 loại lương thực thực phẩm cho người dân, những thứ mà lúc nào người dân cũng cần. Do đó, các địa phương, nông dân phải nỗ lực sản xuất để duy trì dòng chảy của hàng hóa, đồng thời chuẩn bị đủ hàng để sau dịch khi có tín hiệu thị trường tốt, chúng ta sẽ đón sóng để đẩy mạnh xuất khẩu. Chúng tôi cũng xác định, dịch Covid-19 là cơ hội để tái cơ cấu ngành, đẩy mạnh chế biến sâu để đảm bảo phát triển bền vững.
Các giải pháp ưu tiên của Bộ trong thời gian tới để gỡ khó cho xuất khẩu nông sản là gì, thưa Bộ trưởng?
- Chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện các phương án, kịch bản xuất khẩu nông sản đáp ứng nhu cầu tăng cao khi Trung Quốc hết dịch. Tập trung giải quyết các rào cản kỹ thuật, đàm phán mở rộng thị trường.
Thường xuyên cập nhật diễn biến, tình hình tại các thị trường trọng điểm bị ảnh hưởng bởi dịch, kịp thời tham mưu, báo cáo, đề xuất giải pháp ứng phó. Theo dõi sát tình hình xuất khẩu nông sản qua các cửa khẩu biên giới với Trung Quốc; làm việc với phía bạn để xác định cụ thể các biện pháp bảo đảm thông quan hàng hóa, kiểm soát tốt dịch bệnh; thúc đẩy tái cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu theo hướng bền vững.
Phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương, các cơ quan, doanh nghiệp theo dõi sát sao diễn biến giá cả, cung cầu các mặt hàng nông sản thiết yếu trong nước để cân đối cung cầu, đảm bảo an ninh lương thực trong nước và duy trì xuất khẩu nông sản; nâng cao chất lượng dự báo thị trường và kịp thời thông tin để có kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp.
Xin cảm ơn Bộ trưởng!
Xuất khẩu nông lâm thủy sản 4 tháng chỉ giảm 4,9% do Covid-19 Theo Bộ NNPTNT, tính chung trong 4 tháng đầu, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 11,9 tỷ USD, giảm 4,9% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, nhóm nông sản chính ước đạt gần 5,8 tỷ USD, giảm 4,5%; lâm sản chính đạt 3,4 tỷ USD, tăng 3,9%; thủy sản ước đạt 2,2 tỷ USD, giảm 10%; chăn...