Người Mỹ đổ xô đi phẫu thuật thẩm mỹ để chụp ảnh “tự sướng”

Theo dõi VGT trên

Trào lưu chụp ảnh tự sướng bùng nổ khiến nhiều người Mỹ đổ xô đi phẫu thuật thẩm mỹ để có những bức ảnh tự sướng (selfie) đẹp hơn khi ngoại hình được cải thiện.

Người Mỹ đổ xô đi phẫu thuật thẩm mỹ để chụp ảnh tự sướng - Hình 1

Nhiều người Mỹ đã quyết định phẫu thuật thẩm mỹ để chụp ảnh tự sướng đẹp hơn

Theo các bác sĩ, trào lưu này đã khiến nhu cầu phẫu thuật thẩm mỹ tại Mỹ tăng khoảng 25% trong năm 2013 so với năm 2012.

Một cuộc khảo sát của Viện Phẫu thuật Thẩm mỹ và Phẫu thuật Tạo hình Mỹ cho thấy, cứ một trong 3 bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ cho rằng việc gia tăng số lượng bệnh nhân đến phẫu thuật là do họ muốn hình ảnh của mình nổi bật hơn trên mạng xã hội.

Cuộc khảo sát trên 2.700 người cũng chỉ ra rằng, trong năm 2013, số lượng ca phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi tăng khoảng 10% so với năm 2012. Trong khi đó, phẫu thuật nâng mi mắt tăng 7% và cấy tóc tăng 6%.

Bác sĩ Sam Rizk, chuyên gia phẫu thuật thẩm mỹ hàng đầu New York, cho hay, nhiều bệnh nhân đến và cho ông xem những bức ảnh tự sướng họ chụp bằng iPhones. Họ phàn nàn rằng họ không hài lòng về những bức ảnh này và muốn cải thiện ngoại hình để chụp ảnh đẹp hơn.

Jennifer Reynolds, 34 tuổi, nhân viên của một phòng khám nha khoa ở New York, cho biết, cô luôn thiếu tự tin về ngoại hình nên không bao giờ chụp ảnh tự sướng và đặc biệt là rất ngại khi ai đó đăng hình cô trên mạng xã hội. Sau đó cô đã quyết định nâng mũi và giờ Reynolds đã hoàn toàn thoải mái khi chụp ảnh selfie.

Người Mỹ đổ xô đi phẫu thuật thẩm mỹ để chụp ảnh tự sướng - Hình 2

Ngôi sao truyền hình thực tế của Mỹ Kim Kardashian tung hàng trăm bức ảnh sefie nên mạng xã hội mỗi tuần

Triana Lavey, 38 tuổi, đã mạnh tay chi tới 8.900 bảng Anh cho việc phẫu thuật thẩm mỹ vì cô luôn bị ám ảnh về gương mặt của mình khi chụp ảnh selfie. Cô đã chỉnh sửa cằm, mũi và má để khuôn mặt trở nên ưa nhìn hơn.

Giờ đây, Lavey đã tự tin và có thể chụp ảnh tự sướng bất kỳ lúc nào. Cô đăng ảnh của mình trên mạng và cũng rất nhiệt tình tư vấn giúp bạn bè về phẫu thuật thẩm mỹ để chụp ảnh tự sướng, nhưng cô vẫn phải thường xuyên tiêm Botox để duy trì nhan sắc.

Tuy nhiên, bác sĩ Rizk nói rằng mọi người nên cân nhắc kỹ lưỡng khi tìm đến phẫu thuật thẩm mỹ chỉ vì muốn có những bức ảnh đẹp. Trên thực tế, những bức ảnh này thường làm thay đổi gương mặt của người chụp, chứ không phản ánh hình ảnh thật của họ.

Ông đã từng từ chối phẫu thuật cho khá nhiều bệnh nhân, những người sẵn sàng chịu dao kéo vì muốn đẹp hơn chỉ để chụp ảnh. Điều này, đã làm không ít bệnh nhân khó chịu và đi tìm bác sĩ khác.

Video đang HOT

“Nếu ai luôn nghĩ làm sao để chụp ảnh tự sướng cho đẹp thì người đó chắc chắn là bị ám ảnh rồi. Điều này có thể gây ra cho họ những nguy cơ khi mà hàng ngày có rất nhiều ảnh của họ được đăng trên Facebook và Instagram,” bác sĩ Rizk cảnh báo.

Theo Dan Ackerman, biên tập viên cao cấp của tạp chí công nghệ trực tuyến CNET, chuyên kiểm tra và đánh giá sản phẩm, bạn có thể dễ dàng tìm thấy sự tư vấn về làm thế nào để có những bức ảnh tự sướng ưng ý trên Internet. Thay vì chọn phẫu thuật thẩm mỹ, bạn có thể sử dụng những ứng dụng trên máy tính hay điện thoại như xóa nếp nhăn, làm mặt mịn hơn hay trang điểm cho mình nổi bật hơn.

Chụp ảnh selfie cũng thu hút đông đảo giới diễn viên, người mẫu. Ngôi sao truyền hình thực tế của Mỹ Kim Kardashian đã chụp tới 1.200 bức ảnh tự sướng trong một kỳ nghỉ tại Thái Lan đầu năm nay và hàng trăm bức ảnh trong số đó đã được tung lên mạng xã hội, thu hút sự chú ý của giới trẻ.

Bức ảnh selfie của diễn viên hài Ellen DeGeneres và các ngôi sao Hollywood tại lễ trao giải Oscar đã gây sốt trên Twitter với 3 triệu lượt chia sẻ.

Từ khóa “selfie” hay “ảnh tự sướng” đã được ban biên tập loạt từ điển tiếng Anh nổi tiếng thế giới – Oxford English Dictionary – bình chọn là “từ khóa của năm 2013″. Theo một thống kê của nhà xuất bản Oxford University Press, từ “selfie” được sử dụng trung bình khoảng 150 triệu lần trong vòng một tháng. Trước đây, chưa có từ khóa nào có thể trở thành một “hiện tượng từ vựng” phổ biến rộng rãi như “selfie” trong năm 2013.

Minh Việt

Theo Dantri/ DM

Bắc Kinh và kịch bản "lật đổ" đồng đôla

Có không ít "âm mưu" và toan tính loại bỏ USD vĩnh viễn để được thay bằng đơn vị tiền tệ khác. Một số kinh tế gia tên tuổi trong đó có Joseph E. Stiglitz (Nobel 2001) hoặc Barry Eichengreen (Giáo sư kinh tế Đại học California - Berkeley) thậm chí từng đề cập việc "chào tạm biệt" USD.

Vấn đề là nếu thế giới ngưng chọn USD như đơn vị tiền tệ chủ lực trong giao thương thì đồng tiền nào có thể thay thế và quan trọng hơn, liệu USD trong tương lai có thể bị quẳng vào thùng rác lịch sử?

Muốn hạ bệ USD, cần có gì?

Như Giáo sư Barry Eichengreen phân tích trên chuyên san Foreign Affairs, suy thoái kinh tế toàn cầu đang dẫn đến tình trạng phi toàn cầu hóa trong lĩnh vực tài chính (có nghĩa các nước bắt đầu ít liên kết hơn về mặt tài chính và thậm chí tiền tệ). Hiện tượng trên càng khiến người ta nôn nóng nghĩ đến việc từ bỏ USD, dù rằng USD thời điểm hiện tại vẫn gần như là sự chọn lựa duy nhất của hoạt động tài chính toàn cầu.

Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), hiện có đến 64% tất cả nguồn lưu giữ ngoại hối là USD. Và tính đến cuối năm 2008, khoảng 45% chứng khoán nợ (debt securities) quốc tế đều được quy bằng USD, so với 32% euro. Theo IMF, có đến 66 quốc gia dùng USD làm tỉ giá hối đoái chủ lực, so với 27% euro. Năm 2013, theo China Post (16-9-2014), giao dịch bằng NDT chỉ chiếm 2,2% lượng giao dịch toàn cầu trong khi USD là 87% và euro 39,1%.

Bắc Kinh và kịch bản lật đổ đồng đôla - Hình 1

Người ta từng hoảng hốt trước sự mất giá của đồng USD nhưng USD vẫn là sự chọn lựa số một cho các giao dịch toàn cầu

Cần biết, chế độ tỉ giá mà một ngân hàng trung ương chọn sẽ ảnh hưởng cực kỳ quan trọng lên chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia đó, cũng như tỉ trọng nhiều ít của dự trữ ngoại tệ bằng một đơn vị tiền tệ nào đó (mà USD là đơn vị tiền tệ phổ biến nhất hiện nay đối với nhiều ngân hàng trung ương các nước, đặc biệt châu Á). Với chính sách dự trữ, người ta luôn chọn đồng tiền nào mà tính thanh khoản của nó cao, nôm na là dễ bán và dễ mua. Mà chẳng riêng gì dự trữ. Trong hoạt động mậu dịch, người ta cũng ưu tiên chọn loại tiền tệ có tính thanh khoản cao nhất, tức ít rủi ro nhất.

Nói cách khác, chỉ đơn vị tiền tệ nào đáp ứng được yêu cầu tối quan trọng là tính thanh khoản tốt mới có thể hạ bệ được USD. Trong quá khứ, đồng bảng Anh và franc Thụy Sĩ từng là những đơn vị tiền tệ có giá trị dự trữ quan trọng nhưng kinh tế Anh lẫn Thụy Sĩ hiện không đủ mạnh để đưa tiền tệ họ trở nên phổ quát trong hệ thống tài chính toàn cầu.

Tính đến cuối năm 2007, bảng Anh chiếm không đến 3% nguồn dự trữ thế giới và franc Thụy Sĩ không đến 1%. Kinh tế Nhật lớn hơn (thứ 3 thế giới) nhưng Tokyo vốn không mặn mà việc đưa đồng yen lên vị trí quốc tế bởi cho rằng điều đó có thể làm ảnh hưởng khả năng duy trì tỉ giá hối đoái thấp đầy tính cạnh tranh của Nhật cũng như gây thêm phức tạp trong điều hành chính sách công nghiệp. Hơn nữa, việc kinh tế Nhật dậm chân tại chỗ và tỷ lệ lãi suất bằng không khiến chẳng ai dại gì "ôm rơm nặng bụng" (đến cuối năm 2007, đồng yen chiếm khiêm tốn 3% trong tổng dự trữ ngoại hối quốc tế).

Nhìn tổng quát, đơn vị tiền tệ khả dĩ hiện nay có thể thay thế USD là euro, xét ở nhiều góc độ. Khu vực sử dụng euro (eurozone) với 18 nước thành viên là nơi duy nhất thế giới hiện có GDP tương đương Mỹ. Tầm quan trọng euro như một đơn vị tiền tệ dự trữ - đầu tư có thể tăng nhanh vài năm tới.

Thời điểm hiện tại, euro là đồng tiền chủ lực cho mậu dịch giữa các nước thành viên và EU thậm chí nỗ lực "xuất khẩu" euro đến các nước không thành viên, Nga chẳng hạn. Gần đây Moskva đã bổ sung thêm trọng lượng euro trong rổ các đơn vị tiền tệ mà họ dùng để hoạch định chính sách tỉ giá, cùng lúc đưa euro nhiều hơn vào kho dự trữ.

Tuy nhiên, việc thay thế hẳn USD bằng euro thật ra không dễ. Dù xài chung đồng euro nhưng (chính sách phát hành) trái phiếu của các chính phủ châu Âu vẫn chưa thống nhất, với các yếu tố rủi ro khác nhau, tỷ lệ lãi khác nhau và mức độ thanh khoản khác nhau. Hơn nữa, kinh tế châu Âu vẫn chưa bao giờ là một nền kinh tế đơn nhất, với những rắc rối tài chính riêng không nước nào giống nước nào.

Sự khác biệt giữa các quốc gia châu Âu khiến euro bị hạn chế ít nhiều ở tính thanh khoản và độ tin cậy. Nguồn lực euro chỉ có thể mạnh hơn một khi Anh chịu gia nhập eurozone; và thời điểm hiện tại, ý tưởng loại hẳn USD để thay bằng euro, thậm chí chỉ trong nội bộ khối EU vẫn được xem là một ý kiến hoang đường. Christian Noyer - thành viên hội đồng điều hành Ngân hàng Trung ương châu Âu, đương kim Thống đốc Ngân hàng Trung ương Pháp - phải thừa nhận: "USD vẫn là đơn vị tiền tệ dự trữ số một thế giới".

SDR có thể lật đổ USD?

Để có ngân sách cho chương trình kích cầu khôi phục kinh tế, Washington liên tục phát hành trái phiếu bán cho nước ngoài. Người mua trái phiếu Mỹ nhiều nhất, tính đến nay là Trung Quốc. Nếu kinh tế Mỹ không lao đao, Trung Quốc hẳn chẳng có lý do gì để lo lắng với tư cách là chủ nợ lớn nhất của Mỹ khi ôm số trái phiếu (nhà nước Hoa Kỳ) khổng lồ trên (mà chính sách lãi suất gần như luôn ổn định).

Nhiều năm qua, Trung Quốc cũng đẩy cực nhanh tốc độ dự trữ USD trong kho bạc quốc gia (tổng cộng khoảng 2,1 ngàn tỉ USD). Kinh tế gia Brad Setser cho biết nguồn USD trong kho dự trữ Trung Quốc, tính đến tháng 5-2009, là gấp 8 lần so với Nga, với khoảng 60% là tài sản (chẳng hạn trái phiếu) định giá bằng USD.

Tuy nhiên, khi Mỹ suy thoái và USD mất giá, Bắc Kinh bắt đầu như đi trên lửa, bởi kho tài sản khổng lồ mình vô hình trung bị mất giá theo. Bây giờ, tất cả động tĩnh trong chính sách kinh tế trở nên quan trọng đặc biệt đối với Trung Quốc. Đó cũng là lý do khiến Trung Quốc đang thực hiện một chiến dịch toàn cầu kêu gọi thay thế USD để tránh lâm vào tình thế tiến thoái lưỡng nan hiện tại trong tương lai bởi ảnh hưởng USD.

Đúng như kinh tế gia John Maynard Keynes từng nói: "Nếu bạn nợ ông chủ ngân hàng một ngàn bảng, bạn nằm trong sự định đoạt của ông ấy; nhưng nếu bạn nợ một triệu bảng thì ông ấy nằm trong sự định đoạt của bạn". Quan hệ con nợ Mỹ với ông chủ nợ Trung Quốc bây giờ là như vậy. Nói hơi quá một chút là Mỹ sống thì Trung Quốc mới có thể sống (Mỹ "chết" thì ai trả nợ cho Trung Quốc!).

Bắc Kinh làm gì để giảm ảnh hưởng (thiệt hại) từ việc ôm giữ USD? Trước hết là tìm cách đưa nhân dân tệ (NDT) lên vai trò toàn cầu. Nói cách khác là quốc tế hóa NDT. Một trong những chiêu đang được thực hiện là kêu gọi thay USD bằng SDR (Special Drawing Rights). Cần mở ngoặc, SDR không là đơn vị tiền tệ mà chỉ là đơn vị kế toán (accounting unit), được lập từ năm 1969 mà IMF dùng để kết toán hoạt động giao dịch (các khoản vay mượn) giữa các thành viên.

Chỉ tồn tại trên sổ sách kế toán, nó là đồng tiền ảo bởi không có chính phủ nào đứng đằng sau nó và hầu như không được sử dụng trên thị trường tài chính quốc tế. Giá trị của nó được tính theo tỉ giá trung bình có trọng số của 4 đồng tiền lớn: USD, euro, bảng Anh và yen (hiện rổ SDR được chia theo tỷ lệ: USD 44%, euro 34%, yen và bảng Anh cùng 11%).

Nói theo Jeffrey Frankel, Giáo sư kinh tế Đại học Harvard, SDR chẳng khác gì Esperanto (ngôn ngữ quốc tế), một nỗ lực tạo ra một hình thức ngôn ngữ toàn cầu có thể có nhiều người biết nhưng chẳng ai dùng! Trung Quốc làm thế nào để có thể chen chân vào rổ SDR? Bắc Kinh cho rằng bởi sự lớn mạnh của các nền kinh tế mới nổi nên cần thiết phải nâng tỷ lệ các đơn vị tiền tệ trong rổ SDR với sự góp mặt của những đồng tiền thuộc các quốc gia mới nổi, từ 4 đơn vị tiền tệ hiện tại lên 10 chẳng hạn trong đó tất nhiên có NDT.

Cụ thể, euro và NDT sẽ chiếm tỉ trọng cao nhất với mỗi đơn vị tiền tệ hơn 20% trong khi USD chỉ 16%, yen 9%, đồng rúp cùng bảng Anh 5%... Sự có mặt NDT trong SDR giúp Trung Quốc hạn chế rủi ro thiệt hại từ việc mất giá USD. Không chỉ nói suông, Trung Quốc trong thực tế đã bắt đầu chiến dịch quốc tế hóa NDT.

Vấn đề ở chỗ SDR vẫn chỉ là một đơn vị kế toán hơn là đơn vị tiền tệ có tính thanh khoản. Nó không thể được dùng để can thiệp các thị trường ngoại hối hoặc là đơn vị tiền tệ cho các giao dịch thuần túy.

Muốn SDR từ tiền ảo trở thành tiền thật, người ta phải tạo ra những thị trường riêng, trong đó SDR có thể được bán hoặc mua; phải tạo ra những thị trường có tính thanh khoản mà các chính phủ cũng như tập đoàn có thể phát hành trái phiếu SDR với giá cạnh tranh; và còn phải tái cấu trúc các thị trường ngoại hối sao cho giới kinh doanh tiền tệ giờ đây có thể mua bán dễ dàng thông qua đồng tiền trung gian SDR, theo cách USD như hiện nay (chẳng hạn bán đồng won Hàn Quốc mua baht Thái Lan qua trung gian USD).

Còn nữa, để SDR trở thành đơn vị tiền tệ quốc tế, IMF phải có khả năng phát hành SDR dự trữ phòng trường hợp hụt tiền, theo cách tương tự Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) phát hành thêm USD để bảo đảm tính thanh khoản của đồng tiền này vào nửa sau năm 2008. Theo luật hiện tại, SDR không thể được phát hành nếu không có sự đồng thuận của 85% thành viên IMF. Tất cả cho thấy việc "đời sống hóa" SDR là chuyện đầy thách thức (thập niên 70 của thế kỷ trước, người ta từng cố thực hiện tương tự nhưng thất bại).

Phần mình, trong thực tế, NDT còn quá yếu đến mức không thể cạnh tranh với euro, huống hồ USD. Thời điểm hiện tại, người nước ngoài chỉ có thể dùng NDT để mua hàng hóa từ Trung Quốc (hơn là bất kỳ quốc gia nào khác, như USD) hoặc trong các giao dịch xuyên biên giới với những láng giềng sát sườn Trung Quốc.

Thế cho nên, những thỏa thuận trao đổi giao dịch bằng NDT giữa Trung Quốc với một số nước như Argentina, Belarus, Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Hàn Quốc xem ra chẳng có giá trị thực tế; và nó chỉ cho thấy Bắc Kinh đang nỗ lực từng quốc tế hóa NDT trong khó khăn. Những nước trên vẫn không thể dùng NDT để can thiệp các thị trường ngoại hối; nhập khẩu hàng hóa từ một nước thứ ba; hoặc thanh toán cho một ngân hàng nước ngoài hoặc người đầu tư trái phiếu nước ngoài.

Cho đến nay, trái phiếu được tính bằng NDT chỉ được bán duy nhất ở Trung Quốc, bởi hệ thống ngân hàng Trung Quốc hoặc một số định chế tài chính đa phương chẳng hạn Ngân hàng Phát triển châu Á và Tổ chức Tài chính quốc tế (International Finance Corporation). Tóm lại, để có thể quốc tế hóa một đơn vị tiền tệ nói chung, trước hết người ta phải đặt nền móng để dựng lên những thị trường đủ lớn cho hoạt động giao dịch của đơn vị tiền tệ đó.

Một cách tổng quát, có ba trụ cột cho việc quốc tế hóa một đơn vị tiền tệ: Kích cỡ của nền kinh tế quốc gia cũng như khối lượng giao dịch kinh thương; độ rộng và độ sâu của tính thanh khoản đơn vị tiền tệ đó ở các thị trường tài chính toàn cầu; và tính ổn định cũng như khả năng chuyển đổi sang đơn vị tiền tệ khác.

"Con kiến leo cành đa"

Mỉa mai thay, trong thực tế, Bắc Kinh không thể chặt đứt mối liên kết với USD, dù họ luôn muốn. Ngay thời điểm hiện tại, Trung Quốc - hơn ai hết - luôn cầu nguyện cho USD đừng tiếp tục mất giá. Với tư cách người nắm giữ số tài sản USD lớn nhất thế giới ngoài nước Mỹ, Trung Quốc hoàn toàn có thể "đập một nhát" khiến Mỹ "chết tươi", bằng cách chuyển toàn bộ tài sản trên sang đơn vị tiền tệ khác nhưng làm thế chẳng khác gì tự sát bởi nó đồng nghĩa với việc tự thiêu hủy toàn bộ tài sản tích cóp lâu nay.

Ngoài ra, như cây bút Friedrich Wu (Giáo sư Trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam thuộc Đại học Kỹ thuật Nanyang, Singapore) viết trên BusinessWeek: Kinh tế dường như hùng mạnh của Trung Quốc lại không đồng nghĩa với một nền kinh tế giàu có mang lại thịnh vượng trọn vẹn cho toàn xã hội. Trung Quốc hiện vẫn thua xa nhiều nền kinh tế ở tỷ lệ bình quân thu nhập đầu người. Ngay cả khi GDP đầu người Trung Quốc có thể vọt lên 49.650USD vào trước năm 2050 so với 2.430USD năm 2007 thì nó vẫn còn kém xa 91.683USD của Mỹ hiện tại, theo dự báo Goldman Sachs.

Kinh tế Trung Quốc vẫn còn nhiều bất cập và rủi ro, đặc biệt tình trạng chênh lệch rộng giữa khu vực thành thị và nông thôn. Thị trường vốn Trung Quốc vẫn còn ở giai đoạn sơ khai so với Mỹ hoặc Anh. Thời điểm trước mắt, ít ra cũng vài thập niên nữa, USD vẫn là sự chọn lựa không chỉ với mậu dịch giao thương nhiều nước thế giới mà với cả Trung Quốc. Để duy trì phát triển, Trung Quốc vẫn cần người tiêu dùng Mỹ mở hầu bao cho hàng xuất khẩu của họ.

Và chừng nào còn làm ăn với Mỹ và phụ thuộc thị trường Mỹ, người ta còn buộc phải đếm tiền bằng USD. Muốn hay không, sự thật vẫn cứ là như thế!

Theo Mạnh Kim

Petrotimes

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tỉ phú Elon Musk nhắm đến Microsoft trong đơn kiện OpenAI
08:53:26 17/11/2024
Loạt lựa chọn nội các gây tranh cãi mới nhất của ông Trump
18:43:51 17/11/2024
Tòa án Mỹ chấp thuận hoãn truy tố ông Trump vụ tài liệu mật
07:05:01 17/11/2024
Trung Quốc giảm thuế xuất khẩu 209 sản phẩm
20:02:52 17/11/2024
Lầu Năm Góc tiếp tục không thể giải trình đầy đủ các khoản ngân sách 824 tỷ USD
21:28:28 16/11/2024
Trung Quốc và Nhật Bản nhất trí giảm căng thẳng vì lợi ích quốc gia
04:52:35 17/11/2024
Hội người Việt Nam tại CH Séc kỷ niệm 25 năm thành lập
19:58:17 17/11/2024
Boeing sắp ban hành thông báo sa thải 10% nhân sự
06:25:00 17/11/2024

Tin đang nóng

NSƯT Kim Tiểu Long đau buồn báo tin con gái qua đời
13:14:49 18/11/2024
Sao nam hạng A có hơn 18000 tỷ đồng bỏ mặc chị gái sống như ăn mày?
10:24:29 18/11/2024
Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy về nước: Visual xinh bất bại qua cam thường, ghi điểm cực lớn bởi 1 chi tiết
13:24:49 18/11/2024
Hoài Linh: "Anh không vừa lòng thì xé hợp đồng, mẹ tôi tôi không bỏ được"
13:16:57 18/11/2024
Hoạt động của Thanh Thủy sau khi đăng quang Miss International
12:46:03 18/11/2024
Hi hữu nhưng đã xảy ra: Cô gái gặp được chú mèo có vết bớt trên mặt giống hệt mình, đem về nuôi và nhận được điều kì diệu
12:09:52 18/11/2024
Shipper giao hàng nhưng chủ không có nhà, hành động của chú chó gây choáng: "Sao khôn dữ vậy"
11:25:09 18/11/2024
Tình trạng của Hòa Minzy giữa nghi vấn mang thai lần 2
10:27:08 18/11/2024

Tin mới nhất

Australia phê duyệt vaccine tăng cường mới ngăn ngừa COVID-19

15:14:40 18/11/2024
Con người đã quen với việc tiêm vaccine cúm hàng năm trước mùa cúm. Tuy nhiên, khác với bệnh cúm, COVID-19 vẫn chưa ổn định theo mùa hàng năm, và dễ lây truyền hơn cúm.

Các nước Bắc Âu ban hành hướng dẫn mới về sinh tồn trong chiến tranh

14:29:03 18/11/2024
Tờ rơi của Thụy Điển có tiêu đề "Nếu khủng hoảng hoặc chiến tranh xảy ra" được cập nhật so với tài liệu tương tự phát hành 6 năm trước và cũng có kích thước gấp đôi.

Temu vấp rào cản ở Đông Nam Á dù giá rẻ không tưởng

14:27:43 18/11/2024
Nhờ thế mạnh hàng hóa giá rẻ thu hút người tiêu dùng, Temu thừa thắng xông lên chinh phục thêm nhiều thị trường. Tuy nhiên, khi đặt chân đến Đông Nam Á, trang mua sắm trực tuyến này gặp phải nhiều rào cản.

Mỹ ghi nhận ca tử vong liên quan đến vi khuẩn E.Coli từ cà rốt

14:25:09 18/11/2024
Trước đó, Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ cho biết Grimmway Farms đã ban hành lệnh thu hồi tự nguyện đối với các mặt hàng cà rốt, vốn cũng đã được vận chuyển đến nhiều cửa hàng ở Canada và Puerto Rico.

Triều Tiên kêu gọi tăng cường lực lượng hạt nhân không giới hạn

14:23:08 18/11/2024
Lãnh đạo Triều Tiên cũng kêu gọi các quan chức quân sự tập trung vào hoàn tất công tác chuẩn bị chiến tranh. Ông nhấn mạnh Bình Nhưỡng nên tiếp tục tăng cường lực lượng hạt nhân để hoàn thành sứ mệnh ngăn chặn chiến tranh.

Người dân Australia phản đối kế hoạch lưu trữ chất thải hạt nhân

14:20:56 18/11/2024
Ngoài ra, còn có những lo ngại về môi trường và sức khỏe cộng đồng. Việc lưu trữ chất thải hạt nhân gần khu dân cư và các tuyến đường thủy như sông Port làm dấy lên lo ngại về nguy cơ rò rỉ phóng xạ.

Các nước châu Âu tiếp tục mua khí đốt của Nga

14:19:04 18/11/2024
Hiện tại, khí đốt Nga vẫn được bán với khối lượng lớn cho Slovakia, Hungary và Cộng hòa Séc vốn là các quốc gia không có hợp đồng mua bán trực tiếp. Các khối lượng nhỏ hơn tiếp tục được cung cấp cho Italy và Serbia.

Jordan và Qatar cảnh báo về thảm họa nhân đạo tại Gaza và Liban

14:17:39 18/11/2024
Hai quan chức cấp cao bày tỏ sự đoàn kết với Liban và kêu gọi ngừng bắn lập tức và lâu dài, đồng thời thực hiện đầy đủ Nghị quyết 1701 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

IS đánh bom tại miền Bắc Iraq, nhiều binh sĩ thiệt mạng

14:13:39 18/11/2024
Chúng thường thực hiện các cuộc tấn công chớp nhoáng nhằm vào lực lượng chính phủ và dân thường, đặc biệt là ở những khu vực hẻo lánh như miền Bắc Iraq.

Goldman Sachs dự báo giá vàng trong năm 2025

14:11:12 18/11/2024
Hiện tại, giá vàng giao ngay đang là 2.589 USD/ounce, giảm nhẹ so với đỉnh 2.790 USD/ounce hồi tháng trước. Tuy nhiên, triển vọng dài hạn của vàng vẫn rất sáng sủa.

Đề cử Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ bị nghi từng có quan điểm ủng hộ Nga

12:53:46 18/11/2024
Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu cho rằng các phòng thí nghiệm kiểu này khá phổ biến, nằm trong nỗ lực quốc tế nhằm kiểm soát các đợt bùng phát dịch bệnh và ngăn chặn vũ khí sinh học.

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

12:50:20 18/11/2024
Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo APEC tái khẳng định cam kết tăng cường kết nối chuỗi cung ứng để thiết lập các chuỗi cung ứng an toàn, có khả năng phục hồi cao, bền vững và toàn diện.

Có thể bạn quan tâm

Ca khúc mới của Jin (BTS) đứng đầu bảng xếp hạng iTunes tại 70 quốc gia

Nhạc quốc tế

15:45:30 18/11/2024
Những số liệu trên, theo BigHit Music - công ty quản lý của Jin, được tính đến thời điểm 9 giờ sáng ngày hôm sau kể từ lúc ca khúc Running Wild được phát hành.

Chị Đẹp toả sáng nhất Công diễn 1: Vượt qua sự cố nguy hiểm, trình diễn xuất sắc và giành chiến thắng thuyết phục

Tv show

15:35:42 18/11/2024
Ngày 16/11, Công diễn 1 của show Chị Đẹp Đạp Gió 2024 đã diễn ra thành công mỹ mãn, đem tới những màn trình diễn đỉnh cao tròng vòng thi đối kháng.

Từ 2 show Anh Trai: Concert nội địa lên ngôi, các nhạc hội Kpop bị "ghẻ lạnh"

Nhạc việt

15:27:36 18/11/2024
Sự cố huỷ loạt đêm nhạc Kpop tại Mỹ Đình cho thấy một sự thật về tình hình thị trường giải trí trong nước năm 2024.

Park Yoo Chun tiếp tục cuộc chiến pháp lý bất chấp phán quyết của toà án

Sao châu á

15:10:17 18/11/2024
Sau khi toà án đưa ra phán quyết bác bỏ khiếu nại của ông A - CEO của Recielo - trong vụ kiện chống lại Park Yoochun, ông A đã đệ đơn kháng cáo, từ chối chấp nhận phán quyết này.

"Cười xuyên biên giới" vượt mặt doanh thu của "Bỗng dưng trúng số"

Phim châu á

15:08:01 18/11/2024
Công chiếu chính thức từ 15/11, phim hài Cười xuyên biên giới đã thu về 32 tỷ đồng doanh thu với hơn 400.000 vé bán ra, bao gồm suất chiếu đặc biệt.

Mâu thuẫn khi ăn nhậu, 1 người đàn ông bị đâm chết ngay tại quán

Pháp luật

15:03:53 18/11/2024
Công an huyện Nhà Bè hôm nay (18/11) cho hay vừa bắt giữ được nghi can gây án và đang phối hợp cùng các phòng nghiệp vụ của Công an TPHCM để điều tra, xử lý vụ việc nói trên.

"Độc đạo" tập 34: Hồng và Diễm sắp phải nói lời chia tay

Phim việt

15:02:19 18/11/2024
Trong Độc đạo tập 34, Diễm gọi điện thoại trò chuyện với Hồng và nói rằng mình và con trai sắp phải rời khỏi bản Mây vì bị Quân già ép buộc.

Nhà một tầng thân thiện với môi trường của vợ chồng trẻ ở Phú Quốc

Netizen

14:52:53 18/11/2024
Thiết kế của ngôi nhà ở Phú Quốc (Kiên Giang) lấy cảm hứng từ đôi vợ chồng trẻ sống trên đảo. Họ lo ngại nguồn cung cấp nước ngọt không ổn định do du lịch phát triển, nguồn nước ngầm cạn kiệt.

Sao Việt 18/11: Kỳ Duyên lên tiếng sau khi trượt top 12 Miss Universe 2024

Sao việt

14:10:24 18/11/2024
Kỳ Duyên nói giấc mơ của cô đã hoàn thành trọn vẹn khi lọt top 30 Miss Universe 2024. Người đẹp tự hào về bản thân vì đã đóng góp một phần nhỏ cho đất nước Việt Nam.

Nữ sinh 19 tuổi tử vong sau khi ăn 2 miếng bánh

Sức khỏe

14:08:05 18/11/2024
Khi vào viện, các bác sĩ đã cho nữ bệnh nhân thở máy ngay để tim hoạt động trở lại khi các xét nghiệm cho thấy não của cô sưng nghiêm trọng.

Sao nam bị 150 đoàn phim từ chối vì quá xấu, giờ là bậc thầy diễn xuất đóng phim nào cũng hot điên đảo

Hậu trường phim

14:01:29 18/11/2024
Nam diễn viên từng trải qua thời kỳ khó khăn trong sự nghiệp, nhưng giờ đây anh đã đạt được những thành công không tưởng.