Người mua đất nền cần biết gì khi tiến hành hợp đồng đặt cọc?
Khá nhiều trường hợp người mua đất vì tin chủ nhà mà khi tiến hành hợp đồng đặt cọc đã không yêu cầu công chứng hợp đồng cọc. Đã không ít trường hợp trong số đó gặp phải chủ nhà làm ăn thất tín dẫn đến tiền cọc mất, đất chẳng thấy đâu.
Mới đây, tại Tp.HCM có một trường hợp vì quá tin người đã đặt cọc một số tiền lớn để mua mảnh đất nền gần 800m2 của đôi vợ chồng làm ăn thất tín. Kết quả, người mua này hiện đứng trên bờ vực mất tiền tỉ.
Được biết, sau khi tiến hành hợp đồng đặt cọc, người mua này chuyển cho chủ nhà số tiền 3 tỉ nhưng hơn 1 năm nay chủ nhà vẫn chưa hoàn thành xong các thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất và phân lô như đã cam kết trong hợp đồng cọc (cam kết 90 ngày), đồng thời thường xuyên né tránh người mua. Theo người mua này vì quá tin tưởng chủ nhà nên khi đặt cọc không yêu cầu công chứng hợp đồng cọc.
Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 về hợp đồng đặt cọc, đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Tuy nhiên, theo Luật sư Trần Đức Phượng, Đoàn Luật sư Tp.HCM thì trường hợp mất tiền vì đặt cọc này là rất phổ biến ở thị trường thời gian qua. Luật quy định đối với các dự án căn hộ chỉ được huy động vốn khi xây xong móng nhưng nhiều bên vẫn lách luật bằng việc ký các hợp đồng “giữ chỗ”, hợp đồng “cọc”.
Sau đó, không ít dự án vướng thanh tra hoặc xảy ra mâu thuẫn giữa chủ đầu tư với khách hàng thì quá trình đòi tiền rất nhiêu khê. Về nguyên tắc khách hàng có thể khởi kiện để đòi quyền lợi nhưng do việc kiện tụng tốn quá nhiều thời gian, chi phí, trong khi đó số tiền cọc không lớn nên nhiều người mệt mỏi bỏ cuộc.
Video đang HOT
Đặc biệt đó là những mâu thuẫn không thể ngồi lại giữa chủ nhà với khách hàng đã đẩy không ít nhà đầu tư rơi vào thế “cầm dao đằng lưỡi”. Trong trường hợp này, do đã đóng tiền cho chủ nhà nên khi xảy ra chuyện người mua thường sẽ khó khăn khi đòi lại tiền.
Cách đây không lâu, trường hợp của bà Nguyễn Thị B (ngụ Quận 12, Tp.HCM) là một ví dụ, bà B cho biết, vào tháng 10 năm 2019 đã đặt cọc cho ông M. (Quận Gò Vấp)100 triệu đồng. Hai bên thống nhất ngày 27/11/2019 sẽ ký hoàn tất thủ tục mua bán và bàn giao nhà, nếu bên nào vi phạm việc trên thì sẽ phải bồi thường cho bên kia 50 triệu đồng.
Tuy nhiên, khi quá hạn ngày bàn giao nhà nhưng ông M không thực hiện theo thỏa thuận mà tìm nhiều lý do xin hoãn. Bà B. còn biết thông tin ông M đang có ý định bán nhà cho người khác vì được giá cao hơn. Sau đó, bà B. nhiều lần nhờ luật sư can thiệp để khởi kiện nhưng quá trình đòi tiền rất nhiêu khê, qua nhiều bước vừa tốn thời gian vừa tốn chi phí đi lại. Cuối cùng, bà B. đành mệt mỏi từ bỏ.
Theo luật sư Lương Ngọc Đinh, Giám đốc Công ty Luật TNHH Thịnh Việt Trí, để phòng tránh những rủi ro khi giao dịch BĐS, người mua cần kiểm tra chủ sở hữu, thông tin thửa đất trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đối với BĐS đã có sổ hồng thì cần xem hiện trạng nhà ở, cập nhật về thay đổi chủ sở hữu, thế chấp.
Ở thời điểm đặt cọc, nhiều người thường không quan tâm đến chủ thể đứng tên trên giấy tờ pháp lý của BĐS là ai? Nếu trên giấy tờ chỉ có tên một người, ví dụ chồng hoặc vợ, thì người mua cần yêu cầu bên bán xác nhận BĐS đó là tài sản chung hay riêng và phải được lập bằng văn bản tại cơ quan công chứng. Với tài sản do nhận thừa kế, giấy chứng nhận thể hiện bao nhiêu chủ sở hữu thì bên mua phải yêu cầu tất cả cùng đứng tên ký vào hợp đồng cọc.
Ngoài xác định tính chính chủ, người mua cần kiểm tra thông tin quy hoạch của BĐS cần mua; hiện trạng BĐS đó do ai đang sử dụng, người bán đang cho thuê, cho ở nhờ hay chính họ sử dụng, để đảm bảo khi xuống tiền rồi thì người mua sẽ nhận được BĐS ngay.
Doanh nghiệp xây dựng, địa ốc giảm kế hoạch kinh doanh, lợi nhuận sa sút vì Covid-19
Xây dựng Hòa Bình điều chỉnh kế hoạch kinh doanh năm 2020 vì Covid-19, với doanh thu 14.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 200 tỷ đồng. Nam Long giãn tiến độ bán hàng thêm 1 - 2 quý, tùy từng dự án. Nhiều doanh nghiệp bất động sản, xây dựng có kết quả kinh doanh giảm trong quý I, giải trình vì Covid-19.
Giảm kế hoạch kinh doanh, điều chỉnh tiến độ bán hàng
Ông Lê Viết Hải, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình ( HoSE: HBC ) đưa ra thông điệp trong báo cáo thường niên ngay từ đầu năm, HĐQT đã đề ra kế hoạch doanh thu 20.200 tỷ đồng, lợi nhuận 720 tỷ đồng. Tuy nhiên, do đại dịch Covid-19 đã tác động nghiêm trọng trực tiếp tới tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam từ đầu năm đến nay, mức độ ảnh hưởng, hệ lụy di chứng chắc chắn còn kéo dài. Ông Hải thừa nhận HĐQT đã hết sức khó khăn trong việc đề ra mục tiêu doanh thu và lợi nhuận năm 2020.
Ông Lê Viết Hải, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình. Ảnh: HBC
Trước tình hình này, HĐQT Tập đoàn Hòa Bình tạm thời đề ra kế hoạch 2020 với chỉ tiêu doanh thu 14.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 200 tỷ đồng với mục tiêu bảo toàn các nguồn lực khi vượt qua khủng hoảng Covid-19. Kế hoạch này tương đương giảm lần lượt 31% và 72% so với con số mục tiêu ban đầu, đồng thời thấp hơn 25% doanh thu và 52% lợi nhuận thực hiện năm trước. Hiện tại, công ty chưa tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên 2020.
Ban lãnh đạo công ty còn nhận định Covid-19 cũng khiến chiến lược mở rộng thị trường nước ngoài chắc chắn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, Hòa Bình sẽ tiếp tục củng cố và hoàn thiện đội ngũ, đặt mục tiêu trúng thầu 1.000 tỷ đồng với doanh thu dự kiến 300 tỷ đồng trong năm nay. Các thị trường phát triển trọng điểm như Đông Nam Á, Trung Đông và Đông Âu cùng các nước Mỹ, Canada, Australia.
Covid-19 còn ảnh hưởng tới tiến độ bán hàng của doanh nghiệp bất động sản, trong đó có Nam Long ( HoSE: NLG ). Trong phần trả lời cổ đông tại cuộc họp thường niên 2019, ông Chu Chee Kwang, Tổng giám đốc cho biết Covid-19 làm hoạt động bán hàng của Nam Long có thể dời lại tiến độ từ 1 đến 2 quý, tùy từng dự án. Trong năm nay, Nam Long dự kiến mở bán sản phẩm ở dự án Mizuki Park và SouthGate (thuộc Waterpoint) và dời lịch mở bán dự án ở Hải Phòng, Cần Thơ sang quý I/2021 thay vì trong 2020.
Làm rõ hơn, ông Nguyễn Minh Quang, Giám đốc Sales và Marketing nói, dự án Waterpoint có kế hoạch mở bán đợt mới vào tháng 3 nhưng do ảnh hưởng dịch bệnh đã dời sang tháng 6 - 7. Trong mỗi đợt mở bán, Nam Long cần chuẩn bị 2 - 3 tháng và bán khoảng 400 - 500 sản phẩm. Tuy nhiên trong năm 2020, do quy định giãn cách xã hội, không tụ tập đông người nên công ty đã phải cân nhắc tìm phương án tốt nhất, tạo điều kiện tối đa cho khách hàng mua như bán hàng trực tuyến. Dự kiến công ty sẽ tung khoảng 500 sản phẩm/quý, cả năm khoảng 1.200 - 1.500 sản phẩm.
Mặc dù gặp phải khó khăn từ Covid-19 nhưng theo ông Quang, thông qua triển khai hệ thống bán hàng trực tuyến, sản phẩm của Nam Long vẫn được thị trường đón nhận tốt. Chỉ nửa cuối tháng 3, khoảng 80 - 100 sản phẩm căn hộ Akari City đã được đặt cọc, ký hợp đồng mua bán. Nam Long đánh giá các sản phẩm vừa túi tiền vẫn có sức hấp thu lớn từ thị trường, do đáp ứng nhu cầu cần thiết.
Kết quả kinh doanh quý I sụt giảm
Nhiều doanh nghiệp bất động sản đã đưa ra giải trình suy giảm lợi nhuận trong quý I do chịu tác động từ Covid-19. Đầu tư LDG ( HoSE: LDG ) có doanh thu giảm 79% còn 66 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chỉ 1,4 tỷ đồng, giảm 99% cùng kỳ. Mức lợi nhuận này thấp nhất kể từ quý IV/2016, do ảnh hưởng của Covid-19, doanh nghiệp lý giải.
Covid-19 ảnh hưởng tới kết quý I của nhiều doanh nghiệp. Ảnh: Khổng Chiêm
Công ty địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land - HoSE: SCR ) công bố doanh thu giảm 19% còn 139,4 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế giảm 47% còn 47,5 tỷ đồng. Doanh thu giảm do thời điểm ghi nhận bàn giao dự án Carillon 7 (quận Tân Phú) lùi lại vào các quý sau do chính sách giãn cách xã hội trong Covid-19.
Trong các quý tiếp theo của năm nay, TTC Land dự kiến sẽ bàn giao khoảng 90% dự án Carillon 7 và đẩy nhanh tiến độ bán hàng các dự án BĐS dân dụng trọng điểm như căn hộ cao cấp Panomax, Charmington Iris và Khu phức hợp cao cấp Charrmington Tân Sơn Nhất.
Công ty Nhà Từ Liêm (Lideco - HoSE: NTL ) có lợi nhuận quý I giảm 72% còn 10 tỷ đồng. Công ty cho biết lợi nhuận giảm do doanh thu giảm 69%, hoạt động bán hàng bị ảnh hưởng từ chính sách ngưng tụ tập đông người, hạn chế đi lại.
Trong bối cảnh đại dịch toàn cầu Covid-19 ảnh hưởng nặng nề đến mọi lĩnh vực kinh tế, Nhà Từ Liêm xác định là năm đối mặt với nhiều khó khăn không lường trước. Tuy nhiên, công ty vẫn đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 450 tỷ đồng, gấp 1,5 lần năm trước. Tổng doanh thu 1.050 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ kinh doanh nhà vườn tại dự án khu đô thị Lideco Hoài Đức khoảng 690 tỷ đồng, dự án khu đô thị tại phường Cao Thắng, Hà Khánh, Hà Lầm (TP Hạ Long, Quảng Ninh) khoảng 360 tỷ đồng.
Mặc dù không đưa ra giải trình nhưng một số doanh nghiệp xây dựng cũng có kết quả kinh doanh giảm sút trong quý I. Xây dựng Hòa Bình ( HoSE: HBC ) và Coteccons ( HoSE: CTD ) đều có kết quả lợi nhuận thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây. Lợi nhuận sau thuế Xây dựng Hòa Bình giảm 95% còn 5,5 tỷ đồng, thấp nhất 7 năm. Còn Coteccons có lợi nhuận thấp nhất 5 năm, giảm 35% cùng kỳ năm trước, đạt 123,5 tỷ đồng.
Đặc thù ngành xây dựng phụ thuộc vào việc thi công dự án, khi các doanh nghiệp BĐS gặp khó khăn trong tiến độ bán hàng, bàn giao vì Covid-19 thì đơn vị nhà thầu cũng bị ảnh hưởng theo. Đặc biệt, với lý do giãn cách xã hội trong thời kỳ dịch bệnh, nhiều công trường thi công đã phải dừng hoạt động để đảm bảo an toàn phòng tránh dịch.
Giao dịch BĐS khu vực nào ít bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19? Mặc dù không sôi động như thời điểm chưa dịch nhưng nhìn mặt bằng chung các khu vực ít chịu tác động của dịch Covid-19 vẫn diễn ra các giao dịch chứ không "bất động". Ghi nhận cho thấy, khu vực phía Đông Tp.HCM, bao gồm Q.9, Q.2, Q.Thủ Đức, huyện Nhơn Trạch và một phần huyện Long Thành được xem là những...