Người mua dâm không là tội phạm nghiêm trọng nhất để công khai danh tính
Trong cuộc họp Tổng kết 10 năm thực hiện Pháp lệnh phòng, chống mại dâm, UBND TP. Hà Nội đã đề nghị tăng mức xử phạt hành chính đối với người mua dâm, công khai danh tính của người mua dâm đến các đoàn thể, chính quyền địa phương để kiểm điểm, giáo dục. Luật sư Nguyễn Anh Thơm, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho rằng, chúng ta không thể coi hành vi mua dâm là nghiêm trọng hơn hơn so với những hành vi vi phạm hành chính khác như: bán dâm, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng, tàng trữ vũ khí thô sơ,… để áp dụng thêm biện pháp công khai danh tính của người mua dâm.
UBND thành phố Hà Nội vừa đề nghị Quốc hội bổ sung điều 22 trong Pháp lệnh phòng, chống mại dâm với nội dung tăng mức xử phạt hành chính đối với người mua dâm, công khai danh tính của người mua dâm đến các đoàn thể, chính quyền địa phương để kiểm điểm, giáo dục. Dưới góc độ pháp luật, luật sư có đánh giá gì?
Luật sư Nguyễn Anh Thơm: Người mua dâm trước tiên không phải là tội phạm. Ngay cả tội phạm khi bị Tòa án xử phạt tù cho hưởng án treo và giao cho chính quyền địa phương quản lý giáo dục thì đa phần cũng không công khai đưa ra ra kiểm điểm giáo dục trước đoàn thể, chính quyền địa phương.
Hành vi mua dâm là hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý hành chính. Do đó những qui định xử lý người mua dâm phải tuân theo các qui định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội. Cụ thể là Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Nghi định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 qui định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy, phòng, chống bạo lực gia đình.
Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 qui định: Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính: “Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật”.
Chúng ta không thể coi hành vi mua dâm là nghiêm trọng hơn hơn so với những hành vi vi phạm hành chính khác như: bán dâm, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng, tàng trữ vũ khí thô sơ,…để áp dụng thêm biện pháp công khai danh tính của người mua dâm đến các đoàn thể, chính quyền địa phương để kiểm điểm, giáo dục sau khi đã bị xử phạt bằng tiền. Nếu áp dụng như vậy thì các hành vi vi phạm hành chính khác cũng cần thiết phải công khai danh tính đến các đoàn thể, chính quyền địa phương để kiểm điểm, giáo dục. Có làm được như vậy thì mới bảo tính công bằng trong việc xử lý các hành vi phạm hành chính.
Ảnh minh họa.
Như vậy, việc công khai danh tính người mua dâm là không cần thiết?
Luật sư Nguyễn Anh Thơm: Thực tế, từ trước đến nay, qua việc xử phạt vi phạm hành chính người mua dâm thì cơ quan công an cũng đã phải xác minh rõ người mua dâm qua chính quyền địa phương thì mới có thể xử phạt hành chính theo qui định. Như vậy về mặt quản lý nhà nước thì chính quyền địa phương cũng đã được cơ quan công an thông báo về người mua dâm. Có thể Chính quyền địa phương cũng đã có những biện pháp giáo dục, nhắc nhở công khai trong phạm vi đối tượng vi phạm. Nhưng nếu như áp dụng biện pháp công khai người mua dâm ra trước đoàn thể, chính quyền địa phương kiểm điểm giáo dục thì vô hình chung như là đưa người đó ra bêu rếu trước mọi người.
Mục đích của việc xử lý người vi phạm ngoài việc răn đe xử phạt ra còn có ý nghĩa giáo dục họ. Nhưng nếu đưa ra công khai như vậy thì việc cảm hóa, giáo dục người vi phạm là không đạt được mà ngược lại còn phát sinh ra rất nhiều những hệ quả khác còn lớn hơn như tiêu cực trong tâm lý dẫn tới vi phạm pháp luật về hình sự, hạnh phúc tan vỡ, con cái họ xấu hổ, mặc cảm, mọi người dè bỉu,..
Video đang HOT
Có một thực tế là sau khi Nghị quyết 24/2012/QH13 của Quốc hội có hiệu lực (Nghị quyết về việc thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính), tình hình mại dâm ở nơi công cộng có xu hướng công khai và gia tăng. Bởi, Luật xử lý vi phạm hành chính quy định: người bán dâm chỉ bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đến 300.000 đồng nên họ ngầm hiểu là “phạt để tồn tại”. Việc xử phạt như quy định hiện nay hiệu quả răn đe không cao, hầu hết người bán dâm vẫn tái phạm. Ông có ý kiến gì về điều này không?
Luật sư Nguyễn Anh Thơm: Hiện nay theo qui định hiện hành thì người bán dâm cũng chỉ bị xử phạt hành chính mà không bị áp dụng thêm biện pháp đưa vào Trại phục hồi nhân phẩm. Do đó, nếu chúng ta áp dụng thêm các biện pháp xử lý người mua dâm thì có phần đi ngược lại xu hướng hiện nay.
Tệ nạn mại dâm hình thành và phát triển một cách khách quan trong xã hội. Một số nước trên thế giới còn coi là một nghề để quản lý. Ở Việt Nam mặc dù bị coi là hành vi cấm nhưng thực tế nó vẫn luôn tồn và hiện nay đang phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau và đặc biệt qua mạng Internet.
Để góp phần giảm tệ nạn mại dâm thì việc tăng tiền phạt người mua dâm cũng không thể là giải pháp hữu hiệu vì đa phần người mua dâm là người có điều kiện về tiền bạc. Công khai danh tính về địa phương giáo dục, kiểm điểm thì cần phải đánh giá những hệ quả mang lại trong mục đích giáo dục cảm hóa người vi phạm, đảm bảo sự bình đẳng xử lý các hành vi vi phạm hành chính khác theo đúng qui định của pháp luật.
Xin cám ơn luật sư!
Theo_VnMedia
Vì sao thi hành án tử Nguyễn Đức Nghĩa kéo dài tới 4 năm?
Người bị tuyên phạt án tử hình thì trong thời gian bao lâu bản án được thi hành, việc thi hành như thế nào, chôn cất tử tù ra sao...?
Tử tù Nguyễn Đức Nghĩa đã bị thi hành án tử hình bằng phương thức tiêm thuốc độc hôm 22/7. Bên cạnh việc tiếc cho số phận một con người có tuổi trẻ, có tri thức nhưng vì những việc làm sai lầm của mình mà phải trả giá, nhiều người cũng thắc mắc không hiểu sao việc thi hành án tử đối với Nguyễn Đức Nghĩa lại kéo dài tới 4 năm.
Vậy, người bị tuyên phạt án tử hình thì trong thời gian bao lâu bản án được thi hành? Án tử hình được thi hành như thế nào? Sau khi thi hành án, việc chôn cất tử tù được thực hiện như thế nào, do ai...? Xin trích dẫn luật và ý kiến luật sư về vấn đề này.
Tử tù Nguyễn Đức Nghĩa đã bị thi hành án tử hình bằng phương thức tiêm thuốc độc hôm 22/7.
Theo quy định của Luật Thi hành án hình sự số 53/2010/QH12 thì:
Điều 59. Hình thức và trình tự thi hành án tử hình
1. Thi hành án tử hình được thực hiện bằng tiêm thuốc độc. Quy trình thực hiện việc tiêm thuốc độc do Chính phủ quy định.
2. Trước khi thi hành án, Hội đồng thi hành án tử hình phải kiểm tra danh bản, chỉ bản, hồ sơ lý lịch của người chấp hành án tử hình; trường hợp người chấp hành án là nữ thì Hội đồng phải kiểm tra các tài liệu liên quan đến điều kiện không thi hành án tử hình theo quy định của Bộ luật hình sự.
3. Trước khi bị đưa ra thi hành án tử hình, người chấp hành án được ăn, uống, viết thư, ghi âm lời nói gửi lại thân nhân.
4. Trình tự thi hành án tử hình được thực hiện như sau:
a) Căn cứ quyết định thi hành án tử hình và yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, Cảnh sát hỗ trợ tư pháp hoặc Cảnh vệ tư pháp thực hiện áp giải người chấp hành án đến nơi làm việc của Hội đồng thi hành án tử hình;
b) Thực hiện yêu cầu của Hội đồng thi hành án tử hình, cán bộ chuyên môn thuộc Công an nhân dân hoặc Quân đội nhân dân tiến hành lăn tay, kiểm tra danh bản, chỉ bản, đối chiếu với hồ sơ, tài liệu có liên quan; chụp ảnh, ghi hình quá trình làm thủ tục lăn tay, kiểm tra và lập biên bản; báo cáo Hội đồng thi hành án tử hình về kết quả kiểm tra;
c) Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình công bố quyết định thi hành án, quyết định không kháng nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao và quyết định không kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, quyết định của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao không chấp nhận kháng nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, quyết định của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm án tử hình.
Ngay sau khi Chủ tịch Hội đồng thi hành án công bố các quyết định, Cảnh sát hỗ trợ tư pháp hoặc Cảnh vệ tư pháp có nhiệm vụ giao các quyết định trên cho người chấp hành án để người đó tự đọc. Trường hợp người chấp hành án không biết chữ, không biết tiếng Việt hoặc không tự mình đọc được thì Hội đồng thi hành án tử hình chỉ định người đọc hoặc phiên dịch các quyết định trên cho người đó nghe. Quá trình công bố và đọc các quyết định phải được chụp ảnh, ghi hình, ghi âm và lưu vào hồ sơ;
d) Theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, cán bộ chuyên môn do cơ quan thi hành án hình sự cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu chỉ định thực hiện việc thi hành án và báo cáo kết quả cho Chủ tịch Hội đồng;
đ) Theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, bác sỹ pháp y xác định tình trạng của người đã bị thi hành án tử hình và báo cáo kết quả cho Hội đồng;
e) Hội đồng thi hành án tử hình lập biên bản thi hành án; báo cáo về quá trình, kết quả thi hành án cho Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan quản lý thi hành án hình sự. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu làm thủ tục khai tử tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thi hành án;
g) Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm bảo quản tử thi, tổ chức mai táng, vẽ sơ đồ mộ người đã bị thi hành án. Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thi hành án có nhiệm vụ phối hợp với cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu trong việc mai táng và quản lý mộ của người đã bị thi hành án;
h) Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu thông báo cho thân nhân của người đã bị thi hành án biết, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 60 của Luật này.
5. Chi phí cho việc tổ chức thi hành án tử hình do ngân sách nhà nước bảo đảm.
Việc thi hành án tử hình đối với tử tù Nguyễn Đức Nghĩa vừa qua, có nhiều người thắc mắc vì sao thời gian đợi thi hành án kéo dài những 4 năm, từ khi Nguyễn Đức Nghĩa có bản án (năm 2010) đến nay (ngày 22/7/2014). Lý giải về việc này, Luật sư Nguyễn Anh Thơm, Trưởng Văn phòng Luật sư Nguyễn Anh, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, cho biết, việc chậm trễ là do vướng mắc trong việc chuyển đổi thi hành án tử hình từ hình thức bắn sang tiêm thuốc độc và đảm bảo việc thi hành án là đúng người, đúng tội.
Theo đó, Luật Thi hành án hình sự có hiệu lực từ ngày 1/7/2011, Việt Nam không còn áp dụng thi hành án tử hình bắn mà thay vào đó là tiêm thuốc, tạo cho can án thi hành một cái chết nhẹ nhàng, không đau đớn.
Việc chuyển đổi sang hình thức tử hình tiêm thuốc cũng đòi hỏi cơ sở vật chất, đội ngũ thực hiện... khiến quá trình thực hiện còn chậm trễ.
Thêm vào đó, với những vụ án có tính chất phức tạp, nhiều tình tiết như vụ án của Nguyễn Đức Nghĩa, Tòa án cần xem xét liệu sau khi tuyên án có xuất hiện thêm tình tiết mới hay có kháng nghị, giám đốc thẩm, tái thẩm nhằm đảm bảo việc thi hành án là đúng người, đúng tội.
Điểm đáng chú ý, để việc thi hành án tiêm thuốc thể hiện được sự nhân văn, nhân đạo, Tòa cũng muốn trước khi tử hình, tử tù có thời gian để nhận thức được lỗi lầm mà mình gây ra, tâm phục khẩu phục với bản án mà Tòa tuyên.
Mặc dù, vụ án Nguyễn Đức Nghĩa - "sát thủ xác chết không đầu" đã khép lại, nhưng hành vi man rợ và nỗi đau mà gia đình Nguyễn Đức Nghĩa cũng như nạn nhân Nguyễn Phương Linh phải chịu đựng khi mất đi đứa con, niềm hy vọng của gia đình sẽ còn để lại nhiều dư âm trong dư luận.
Theo Kiến Thức
"Cơ hội sống của thanh niên giết người yêu cực kỳ mong manh" Luật sư Nguyễn Anh Thơm (Đoàn luật sư Hà Nội) cho rằng, dù gia đình bị hại xin tha tội chết, đoàn thể làm đơn xin ân xá... thì cơ hội sống của Phú khá mong manh. - Tòa án Nhân dân TP.HCM vừa xét xử sơ thẩm bị cáo Phạm Văn Phú (25 tuổi, ở quận 10) về tội Giết người và...