Người Mông gắn kết nhờ Tết Nào Pê Chầu
Tết Nào Pê Chầu là lễ hội đặc trưng nhất, tiêu biểu nhất về văn hoá truyền thống của dân tộc Mông. Lễ hội thường được tổ chức vào tháng 12 hàng năm khi đồng bào đã thu hoạch xong mùa màng.
Ông Giàng A Páo-trưởng bản Nậm Pọng, xã Mường Đăng, huyện Mường Ảng (Điện Biên) cho biết: Đây là tết cổ truyền có từ lâu đời, gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, các thần linh, đất trời đã phù hộ cho mùa màng bội thu, con cháu có sức khỏe, cuộc sống bình yên. Những ngày tết cũng là khoảng thời gian bà con dân tộc Mông trong bản Nậm Pọng thể hiện những lời ca, điệu múa, thổi khèn, sáo, kèn lá, đàn môi mang đậm văn hóa của người dân tộc Mông. Những hoạt động này nhắc nhở thế hệ trẻ trong bản làng phải giữ gìn và phát triển vốn văn hóa truyền thống, giáo dục cho các thế hệ con cháu luôn hướng về cội nguồn.
Sau phần lễ, các chàng trai, cô gái cùng nhau thổi khèn, kèn lá, múa, hát. Ảnh: L.S
“Trong năm, người ta rất ít khi sử dụng các nhạc cụ như khèn, sáo, đàn môi. Chỉ vào những ngày lễ, tết, các chàng trai, cô gái và dân bản mới lại cùng nhau thưởng thức cái hay, nét độc đáo của những nhạc cụ này. Tết Nào Pê Chầu là dịp để người Mông bảo tồn nghệ thuật trình diễn dân gian. Những người cao tuổi trong bản sẽ trao truyền kinh nghiệm và khả năng trình diễn loại hình di sản này cho thế hệ trẻ” – ông Páo cho hay.
Tết Nào Pê chầu còn là sợi dây gắn kết cộng đồng. Nó được thể hiện ngay từ khâu giã bánh giầy chuẩn bị cho ngày tết. Ngoài anh em trai khỏe mạnh trong gia đình còn có thể là bạn bè cùng trang lứa, hay anh em trong dòng họ cùng tập trung giã cho từng gia đình. Tới ngày tết, anh em họ hàng qua từng gia đình để thăm hỏi, chuyện trò và gửi tới nhau những lời chúc tốt đẹp nhân dịp năm mới.
Người Mông quan niệm rằng vào ngày tết mọi thứ phải mới, từ ngoại vật đến lòng người, vì vậy vào những ngày gần tết ngoài việc chuẩn bị lương thực, thực phẩm, đồ cúng cho những ngày tết, người Mông còn chuẩn bị cho mình những bộ trang phục thật mới, họ kiêng không được nóng giận, cãi cọ nhau.
Theo Danviet
Video đang HOT
Tết độc đáo của người H'Mông giữa lòng Hà Nội
Tết truyền thống của người H'Mông diễn ra vào đầu tháng Chạp. Để tạo không khí Tết giống như ở quê nhà và giới thiệu nét văn hóa truyền thống độc đáo tới mọi người, một không gian Tết H'Mông đã được tổ chức giữa lòng Thủ đô dịp cuối tuần vừa qua, thu hút sự tham gia của những người H'Mông đang sinh sống và học tập tại Hà Nội, cùng những người yêu thích nét độc đáo của văn hóa vùng cao.
Năm nay, cộng đồng người H'Mông đang sinh sống và học tập tại Hà Nội đã cùng nhau tổ chức lễ hội "Tết Mông xuống phố" để chào đón năm mới 2017 và quảng bá những nét văn hóa đặc trưng của người H'Mông với mọi người.
Không gian Tết với những đặc sản ẩm thực của người H'Mông như thắng cố, mật ong rừng, bánh giầy; những gian hàng quần áo, nhạc cụ truyền thống độc đáo như sáo, khèn. Đặc biệt, gian hàng đồ thổ cẩm, trang sức thu hút được nhiều bạn trẻ tới xem nhất.
Đây là dịp để các bạn trẻ ở Hà Nội có cơ hội trải nhiệm văn hóa của các dân tộc thiểu số vùng cao.
Trong ngày này, những bạn sinh viên người H'Mông từ các trường trên địa bàn Hà Nội đã cùng nhau khoác lên mình trang phục truyền thống. Người H'Mông ở những vùng khác nhau lại có những bộ quần áo truyền thống khác nhau. Trong ảnh, bạn Giàng Thị Pàng được khá nhiều người chú ý bởi bởi bộ trang phục cầu kỳ và lộng lẫy.
Ném pao là một trò chơi không thể thiếu trong những ngày hội truyền thống, lễ tết của người H'Mông. Những chàng trai, cô gái thường ném pao qua lại cho nhau để tìm người giao duyên.
Bà Hờ Thị Chứ - nghệ nhân làm trang phục truyền thống của người dân tộc H'Mông ở Mù Cang Chải cũng xuống Hà Nội để trò chuyện và hướng dẫn cho mọi người cách vẽ sáp ong lên vải.
Đây được xem là cách làm trang phục truyền thống độc đáo của người H'Mông
Ngoài các hoạt động văn hóa tái hiện ngày Tết, ngày hội còn trưng bày triển lãm ảnh về cuộc sống bình dị của người H'Mông.
Với thông điệp "Không có văn hóa cao hơn hay thấp hơn mà tất cả là sự đa dạng hòa hợp", cuộc thi tranh biện về văn hóa và cuộc sống của người dân tộc thiểu số "Hiện đại hay lạc hậu" đã diễn ra rất sôi nổi, hào hứng.
"Tết H'Mông xuống phố" không chỉ là cơ hội để các bạn dân tộc H'Mông từ mọi miền đất nước tìm hiểu và giao lưu lẫn nhau mà còn là dịp để người dân Hà Nội có cơ hội trải nhiệm nền văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số.
Tiểu Phương - Lan Phương
Theo Dantri
Cuộc sống lao động của trẻ em vùng cao Đắp đất xây nhà, gùi những bó củi cao gấp đôi mình... những đứa trẻ vùng cao phía Bắc được tiếp xúc với công việc từ rất sớm. Còn rất nhỏ tuổi nhưng mỗi đứa trẻ người dân tộc Mông vùng cao nguyên đá đã biết phụ giúp gia đình. Ảnh chụp tại xã Pải Lủng tại một gia đình đang dựng ngôi...